Văn [lớp 8]

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Thuyết minh về 1 truyện ngắn đã học
Gấp lắm giúp nha


Đề bài: Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Hướng dẫn làm bài
- Về nội dung.
+ Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật : hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau, trong đó Bơ-men là nhân vật nổi bật nhất nhằm ca ngợi tình bạn thủy chung, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao cả của nghệ thuật.
+ Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống, đã bất chấp tuổi già và gió rét mà vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời : còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.
+ Giôn-xi và Bơ-men là hai nhân vật nổi bật nhất trong truyện. Vì hai nhân vật này đã được tác giả chú ý thể hiện và thông qua họ, tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ. Tác phẩm là một bản ca ca ngợi tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật và định mệnh ; ca ngợi ý nghĩa nhân sinh cao cả của lao động nghệ thuật chân chính, sự lao động nghệ thuật quên mình vì người khác ; đồng thời, tác phẩm cũng bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống đói nghèo của giới họa sĩ, cùng giới thiệu với bạn đọc một phẩm chất cao quý của những người nghệ sĩ chân chính.
+ Truyện được đặt trong không gian (hay nói đúng hơn là kể về một phần cuộc sống của một xóm nghèo ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn mà cư dân gồm toàn những họa sĩ) vào thời gian là những ngày mùa đông lãnh lẽo. Việc khắc họa tỉ mỉ không gian và thời gian ấy nhằm làm nổi bật rõ cảnh ngộ éo le, khó khăn thê thảm của xóm họa sĩ nghèo.
+ Tuổi tác, tính tình kết hợp với hình ảnh tấm vải vẽ trống trơn thể hiện rằng nỗi trăn trở muốn vẽ một kiệt tác của họa sĩ Bơ-men là nỗi trăn trở. Khát khao lớn của cả đời ông. Đó là ấp ủ của cả đời cụ mà chưa có điều kiện để thực hiện và luôn luôn cụ vẫn mong thực hiện cho được. Chiếc là « thường xuân » cụ vẽ trên tường đối với cụ và đối với nhiều người khác, quả là một kiệt tác. Vì bức vẽ đó đã có tác dụng khơi dậy nỗi ham sống, nghị lực vươn lên sống, chiến thắng được bệnh tật ở Giôn-xi. Đó là một hiệu quả thực sự to lớn mà không nhiều họa sĩ làm được.
- Về nghệ thuật.
Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Tham khảo bài làm của Gia Linh từ Ông Thầy Say Thơ Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.
 
  • Like
Reactions: thienabc

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Lạ nhỉ, mình còn một bản nữa nhưng làm thế nào hệ thống cũng không chịu gửi ấy. Bạn đọc tạm cái này nhé, tuy rằng nó chưa hay lắm r82
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình


Đề bài: Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Hướng dẫn làm bài
- Về nội dung.
+ Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật : hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau, trong đó Bơ-men là nhân vật nổi bật nhất nhằm ca ngợi tình bạn thủy chung, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao cả của nghệ thuật.
+ Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống, đã bất chấp tuổi già và gió rét mà vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời : còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.
+ Giôn-xi và Bơ-men là hai nhân vật nổi bật nhất trong truyện. Vì hai nhân vật này đã được tác giả chú ý thể hiện và thông qua họ, tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ. Tác phẩm là một bản ca ca ngợi tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật và định mệnh ; ca ngợi ý nghĩa nhân sinh cao cả của lao động nghệ thuật chân chính, sự lao động nghệ thuật quên mình vì người khác ; đồng thời, tác phẩm cũng bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống đói nghèo của giới họa sĩ, cùng giới thiệu với bạn đọc một phẩm chất cao quý của những người nghệ sĩ chân chính.
+ Truyện được đặt trong không gian (hay nói đúng hơn là kể về một phần cuộc sống của một xóm nghèo ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn mà cư dân gồm toàn những họa sĩ) vào thời gian là những ngày mùa đông lãnh lẽo. Việc khắc họa tỉ mỉ không gian và thời gian ấy nhằm làm nổi bật rõ cảnh ngộ éo le, khó khăn thê thảm của xóm họa sĩ nghèo.
+ Tuổi tác, tính tình kết hợp với hình ảnh tấm vải vẽ trống trơn thể hiện rằng nỗi trăn trở muốn vẽ một kiệt tác của họa sĩ Bơ-men là nỗi trăn trở. Khát khao lớn của cả đời ông. Đó là ấp ủ của cả đời cụ mà chưa có điều kiện để thực hiện và luôn luôn cụ vẫn mong thực hiện cho được. Chiếc là « thường xuân » cụ vẽ trên tường đối với cụ và đối với nhiều người khác, quả là một kiệt tác. Vì bức vẽ đó đã có tác dụng khơi dậy nỗi ham sống, nghị lực vươn lên sống, chiến thắng được bệnh tật ở Giôn-xi. Đó là một hiệu quả thực sự to lớn mà không nhiều họa sĩ làm được.
- Về nghệ thuật.
Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Tham khảo bài làm của Gia Linh từ Ông Thầy Say Thơ Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.
Bạn còn bài nào khác nx ko ví dụ lão hạc hoặc cô bé bán diêm
 

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA

Bạn còn bài nào khác nx ko ví dụ lão hạc hoặc cô bé bán diêm

Lão hạc có á, bản siêu hay, siêu dài và siêu đầy đủ mà mình từng làm ở trường luôn, nhưng hệ thống báo lỗi rồi

Cô bé bán diêm này
An-đéc-xen sinh năm 1805 và mất năm 1875 – là một nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những loại truyện cổ tích viết cho trẻ em. Được bạn đọc khắp năm châu thế giới yêu thích như : Nàng tiên cá, Vịt con xấu xí, Nàng công chúa và hạt đậu, Bộ quần áo mới của hoàng đế,…và tất nhiên không thể thiếu đó là truyện ngắn Cô bé bán diêm.

Cô bé bán diêm là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn An-đéc-xen. Câu chuyện kể về hoàn cảnh của một cô bé bán diêm trong thời tiết khắc nghiệt , đan xen giữa thế giới mộng tưởng của cô bé. Trong cái bóng tối và đêm giao thừa của xứ sở Đan Mạch lạnh cắt da thịt ấy, một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em phải đi bán diêm…nhưng mọi người không ai giúp đỡ em bé tội nghiệp và em cũng chẳng bán được bao diêm nào. Lạnh quá, em nép vào một góc tường và quyết định quẹt diêm với ý nghĩ rằng mình sẽ được sưởi ấm. Qua các lần quẹt diêm, em trông thấy: một cái lò sưởi, bàn ăn ngỗng quay, cây thông nô-en rực rỡ và đặc biệt là người bà đã mất của em – người yêu thương em nhất trên thế gian này hiện ra. Lửa diêm cũng dần tắt. Tất cả biến mất. Em quẹt các que diêm còn lại trong bao để níu giữ hình ảnh người bà thân thương…Em muốn đi theo bà và rồi, hai bá cháu nắm tay nhau cùng bay lên trời. Sáng hôm sau, ngày đầu của năm mới, mọi người thấy thi thể cô bé bên một xó tường vời những bao diêm, nghĩ cô bé chết vì đói và rét nhưng có ai biết được những điều kì diệu mà em đã trông thấy,em đã rất hạnh phúc trên thiên đàng khi cùng bà đón những niềm vui đầu năm.

Truyện đã tái hiện những ước mơ, mộng tưởng thật đẹp và giản dị của cô bé. Nhưng quay lại hiện thực mà xem, nó tàn nhẫn hơn những gì ta nghĩ. Một cô bé chỉ mới mười, mười hai tuổi đêm đông giá rét phải dò dẫm bán từng bao diêm, bụng đói, đầu trần, chân đất…Cái tuổi ấy, như học sinh chúng ta đều được ăn no, mặc đẹp, được vui chơi giải trí, sung sướng và hạnh phúc bên gia đình. Còn cô bé nhỏ nhắn ấy chẳng có gì cả, em mất mát nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần. Những ước mơ ấy, thật nhỏ nhoi và giản dị của cô bé rất chính đáng bởi em đáng được nhận những điều đó. Cái chết của cô bé là một sự cảm thông sâu sắc thấm đượm tinh thần nhân đạo của nhà văn. Ông đã cúi xuống nổi đau của một em bé bất hạnh, kể cho chúng ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. Đó cũng là lời tố cáo đanh thét của xã hội có những con người ích kỷ, lạnh lúng và vô cảm. Ông đã cất lên tiếng nói để cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp tình thương đối với mọi người. Kết thúc câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Làm nên thành công của một truyện ngắn, tất nhiên không thể không kể đến giá trị nghệ thuật. Truyện được xây dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi tự nhiên hợp lí, đó là chi tiết năm lần em bé quẹt diêm. Để đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra, để câu chuyện phát triển đan xen giữa hiện thực vả mộng tưởng, hệt như trong truyện cổ tích không thể có chi tiết dẫn truyện nào hay hơn, độc đáo hơn trong hoàn cảnh, nhân vật và sự kiện như vậy. Đặc biệt là truyện chỉ có một nhân vật, một em bé không có tên : em bé bán diêm. Với lối dẫn truyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, khắc họa sống động những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé, lời đối thoại, độc thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp làm cho truyện trở nên hay và hấp dẫn, tránh sự đơn điệu. Đỉnh điểm của câu chuyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm đông giao thừa, một kết cục không giống như truyện cổ tích mà ta thường hay đọc, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười của em khi hạnh phúc cùng bà trên cõi thiên đường, giải thoát mọi khổ đau của thực tại.

Cô bé bán diêm là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn đặc sắc và giàu giá trị nhân văn. Câu chuyện đã nghiệm cho người đọc rất nhiều điều trong cuộc sống: con người cần có lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Cô bé bán diêm” của An dec xen. Có lẽ tinh thần nhân đạo, trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn cho tác phẩm và chính vì thế, hình ảnh“ cô bé bán diêm” ấy sống mãi trong lòng người đọc.
 
  • Like
Reactions: thienabc

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình


Lão hạc có á, bản siêu hay, siêu dài và siêu đầy đủ mà mình từng làm ở trường luôn, nhưng hệ thống báo lỗi rồi

Cô bé bán diêm này
An-đéc-xen sinh năm 1805 và mất năm 1875 – là một nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những loại truyện cổ tích viết cho trẻ em. Được bạn đọc khắp năm châu thế giới yêu thích như : Nàng tiên cá, Vịt con xấu xí, Nàng công chúa và hạt đậu, Bộ quần áo mới của hoàng đế,…và tất nhiên không thể thiếu đó là truyện ngắn Cô bé bán diêm.

Cô bé bán diêm là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn An-đéc-xen. Câu chuyện kể về hoàn cảnh của một cô bé bán diêm trong thời tiết khắc nghiệt , đan xen giữa thế giới mộng tưởng của cô bé. Trong cái bóng tối và đêm giao thừa của xứ sở Đan Mạch lạnh cắt da thịt ấy, một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em phải đi bán diêm…nhưng mọi người không ai giúp đỡ em bé tội nghiệp và em cũng chẳng bán được bao diêm nào. Lạnh quá, em nép vào một góc tường và quyết định quẹt diêm với ý nghĩ rằng mình sẽ được sưởi ấm. Qua các lần quẹt diêm, em trông thấy: một cái lò sưởi, bàn ăn ngỗng quay, cây thông nô-en rực rỡ và đặc biệt là người bà đã mất của em – người yêu thương em nhất trên thế gian này hiện ra. Lửa diêm cũng dần tắt. Tất cả biến mất. Em quẹt các que diêm còn lại trong bao để níu giữ hình ảnh người bà thân thương…Em muốn đi theo bà và rồi, hai bá cháu nắm tay nhau cùng bay lên trời. Sáng hôm sau, ngày đầu của năm mới, mọi người thấy thi thể cô bé bên một xó tường vời những bao diêm, nghĩ cô bé chết vì đói và rét nhưng có ai biết được những điều kì diệu mà em đã trông thấy,em đã rất hạnh phúc trên thiên đàng khi cùng bà đón những niềm vui đầu năm.

Truyện đã tái hiện những ước mơ, mộng tưởng thật đẹp và giản dị của cô bé. Nhưng quay lại hiện thực mà xem, nó tàn nhẫn hơn những gì ta nghĩ. Một cô bé chỉ mới mười, mười hai tuổi đêm đông giá rét phải dò dẫm bán từng bao diêm, bụng đói, đầu trần, chân đất…Cái tuổi ấy, như học sinh chúng ta đều được ăn no, mặc đẹp, được vui chơi giải trí, sung sướng và hạnh phúc bên gia đình. Còn cô bé nhỏ nhắn ấy chẳng có gì cả, em mất mát nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần. Những ước mơ ấy, thật nhỏ nhoi và giản dị của cô bé rất chính đáng bởi em đáng được nhận những điều đó. Cái chết của cô bé là một sự cảm thông sâu sắc thấm đượm tinh thần nhân đạo của nhà văn. Ông đã cúi xuống nổi đau của một em bé bất hạnh, kể cho chúng ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. Đó cũng là lời tố cáo đanh thét của xã hội có những con người ích kỷ, lạnh lúng và vô cảm. Ông đã cất lên tiếng nói để cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp tình thương đối với mọi người. Kết thúc câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Làm nên thành công của một truyện ngắn, tất nhiên không thể không kể đến giá trị nghệ thuật. Truyện được xây dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi tự nhiên hợp lí, đó là chi tiết năm lần em bé quẹt diêm. Để đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra, để câu chuyện phát triển đan xen giữa hiện thực vả mộng tưởng, hệt như trong truyện cổ tích không thể có chi tiết dẫn truyện nào hay hơn, độc đáo hơn trong hoàn cảnh, nhân vật và sự kiện như vậy. Đặc biệt là truyện chỉ có một nhân vật, một em bé không có tên : em bé bán diêm. Với lối dẫn truyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, khắc họa sống động những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé, lời đối thoại, độc thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp làm cho truyện trở nên hay và hấp dẫn, tránh sự đơn điệu. Đỉnh điểm của câu chuyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm đông giao thừa, một kết cục không giống như truyện cổ tích mà ta thường hay đọc, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười của em khi hạnh phúc cùng bà trên cõi thiên đường, giải thoát mọi khổ đau của thực tại.

Cô bé bán diêm là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn đặc sắc và giàu giá trị nhân văn. Câu chuyện đã nghiệm cho người đọc rất nhiều điều trong cuộc sống: con người cần có lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Cô bé bán diêm” của An dec xen. Có lẽ tinh thần nhân đạo, trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn cho tác phẩm và chính vì thế, hình ảnh“ cô bé bán diêm” ấy sống mãi trong lòng người đọc.
Cho mi nh bài lão hạc đi
 

Kyungsoo Do

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng chín 2017
1,087
984
131
Nam Định
THCS Tống Văn Trân
Lỗi mà, lúc đầu mình để 2 truyện gộp chung thì không được, sau mình tách thì gửi được Chiếc lá cuối cùng nhưng vẫn không gửi được lão hạc, hình như có lỗi gì đấy trong nội dung (??) r18.
bạn thử gửi qua mail cho mình đi, mình gửi thử xem có được không
 
Top Bottom