Văn (Lớp 8) Văn học_Văn bản

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
20
Quảng Ngãi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.


Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?


Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.


Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.
 
  • Like
Reactions: Ran_chan

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Trả lời:
- Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài , là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến. (Mạng)
Ý nghĩa văn bản Trong lòng mẹ: Đoạn trích Trong lòng mẹ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong hồi kí Những ngày ấu thơ của Nguyên Hồng. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng. Bé ở trong những tình huống hết sức tội nghiệp: - Bố chết, mẹ phải đi bước nữa vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy. - Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi, soi mói, tàn nhẫn. - Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ.

---------Mạng--------

Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
Trả lời:
Người nông dân luôn sống cuộc sống khổ cực , không những thế họ còn phải chịu những định kiến hà khắc, áp bức bóc lột.


Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
Trả lời:
Gợi ý nha!
Dòng cảm xúc nhân vật tôi là dòng cảm xúc đa chiều: Đầu tiên là cảm xúc vô tư hồn nhiên (Khi chưa đi học), cảm thấy là lạ (lúc đi cùng mẹ trên còn đường làng dài và rộng), cảm thấy lo sợ trước trường Mĩ Lí rộng lớn (khi trong trường), không muốn rồi xa mẹ (Khi xếo hàng chuẩn bị vào lớp), thấy mọi thứ đều hay hay , nhỏ bé (trong lớp).


Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.


Trả lời:
Nhan đề của tác phẩm cùng tên nói lên việc nếu chịu áp bức bóc lột, dù là tầng lớp thấp nhất của xã hội thì cũng sẽ vùng dậy đấu tranh.
 
  • Like
Reactions: _Minh_Thư_

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.


Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?


Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.


Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.
Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Hồi kí:
là thể văn ghi chéo lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả, đồng thời là người kể, người tham gia hoặc người chứng kiến.
Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong lòng mỗi con người.

_____________________________________________________________________________

Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
Suy nghĩ:
Qua hai văn bản Tức nước vỡ vờ và Lão Hạc, ta có thể thấy họ là đại diện của những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng khổ cực, sống mòn mỏi với sự thống trị bất công của phong kiến, dù họ mỗi người một hoàn cảnh và nổi khổ cực khác nhau. Trong văn bản Tức nước vỡ bờ, tác giả đã xây dựng hình ảnh chị Dậu là một người phụ nữ nông dân với sức tiềm tàng mãnh liệt chống lại áp bức, với tình yêu thương chồng con vô bờ bến. Ta có thể thấy sức phản kháng mãnh liệt của chị trong lúc chị đánh nhau với cai lệ, một đoạn tuyệt khéo nổi bật nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Bị đày đến bước đường cùng, dù có tù có tội, chị vẫn kiên quyết chống trả áp bức. Còn đối với văn bản Lão Hạc, nhà Văn Nam Cao đã xây dựng hình ảnh một người nông dân với lòng tự trọng cao và tình yêu thương con, hy sinh vì con vô bờ bến. Bị xã hội phong kiến cai nghiệt dồn vào con đường cùng của số phận, lão thà chết chứ không muốn liên lụy tới ai cả, thậm chí đã tự vẩn bằng cách ăn bả chó, thể hiện tình yêu thương của lão với cạu Vàng, dù chỉ là một con chó bình thường. Cả hai hình ảnh trên đều vẽ nên nét đẹp của một người nông dân ngày xưa, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến tối tăm, đẩy con người vào phận khổ cực.

_____________________________________________________________________________

Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.
(Văn bản cùng tên? Đề sai? Phải là văn bản Tắt đèn chứ?)
Giải thích nhan đề: Người nông dân vốn hiền lành, chất phác, lương thiện, nhưng khi bị áp bức, bóc lột, họ sẽ đấu tranh và phản kháng, giống như tức nước thì bờ sẽ vỡ.

 
  • Like
Reactions: _Minh_Thư_

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.


Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?


Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.


Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.
I. Mở bài qua truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ
Nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố là những nhà văn xuất sắc chuyên viết về những người nông dân nghèo khổ trong thời thực dân nửa phong kiến. Tiêu biểu nhất là ở tác phẩm Lão Hạc và đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong tiểu thuyết Tắt Đèn. Có tác phẩm thì viết về một lão nông nghèo khổ, có tác phẩm viết về người phụ nữ nông dân. Song ở họ đều có những điểm chung, đó là ở cuộc sống nghèo khổ của người nông dân và tính cách với vẻ đẹp cao quý của họ.

II. Thân bài qua truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ
Với Tắt Đèn, Tắt Đèn là một tiểu thuyết được ra đời trong sự mong mỏi của nhiểu bạn đọc. Dưới chế độ cai trị thực dân nửa phong kiến, dưới sự áp bức cường quyền, người đọc có thể hình dung ra được một bức tranh sầu thảm của người nông dân xã hội cũ trong tác phẩm. Chỉ trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong chương IV tiểu thuyết Tắt Đèn, bức tranh đã hiện lên gần như rõ nét về số phận cay đắng của chị Dậu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo nhất nhì rong làng. Một ngày lo ba bữa cơm đã khó, bữa đói bữa no, lại phải chạy vạy khắp nơi lo suất thuế thuân cho chồng. Thuế người sống đã đành bây giờ lại phải thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Chỉ là cái sự nhập nhằng giữa lịch Tây lịch Ta, chị Dậu đã phải chịu oan ức mà không thể nào bày giải được. Nhà chẳng còn gì, chị đành phải bán đi giọt máu của mình - cái Tý, chẳng có người mẹ nào lại chịu rời xa đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra....nhưng chị Dậu lạ phải chịu cảnh đắng cay ấy. Và rồi, chị đã bị dồn vào đường cùng, con đường hi sinh để bảo vệ tính mạng gia đình.
Nghèo khổ cũng là một cái tội, nó đeo bám chị Dậu dai dẳng mà còn đeo bám cả Lão Hạc - một lão nông nghèo goá vợ. Lão Hạc chỉ có một đứa con trai là độc nhất. Nhưng rồi cái nghèo, cái khổ đã đem nó rời xa Lão. Sau khi vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt, bữa cơm, bữa cháo. Rồi khi cậu con trai đến tuổi lập gia đình, tưởng mọi chuyện sẽ êm xui nhưng nào ngờ nhà gái thách cưới cao quá, mà Lão Hạc không thể lo nổi một số tiền lớn để con cưới vợ. Phẫn chí, anh ta bỏ nhà đi đồn điền cao su xa, bỏ người cha già cô độc ở nhà với "cậu Vàng". Lời của anh trước lúc đi làm xa đã nói lên suy nghĩ của biết bao con người nghèo khổ "Không có tiền, sống khổ, sống sở trong cái làng này, nhục lắm". Vì thế, anh ta quyết tâm "kiếm bạc trăm" mới trở về. Vẫn không tha, cái nghèo đã cướp đi luôn nguồn an ủi, người bạn động viên cuối cùng của lão - cậu Vàng. Đó là kỉ vật mà con trai lão đã để lại cho lão. Nhưng trớ trêu thay, sau một trận ốm dữ dội, lão mất đi tất cả, từ sức khoẻ đến của cải. Cuộc đới của Lão Hạc bắt đầu khốn khổ dần từ đây.
Như vậy, chỉ với vài chục trang văn mà ta có thể hình dung khá rõ sự bần cùng, khốn nạn về cuộc đời của người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Tuy cuộc sống khốn khổ đó đè lên đôi vai gầy guộc của họ nhưng ánh sáng le lói vẫn chiếu sáng tâm hồn của họ, một tâm hồn cao quý, sự lạc quan và lòng tự trọng của chị Dậu và Lão Hạc luôn toả sáng.
Tuy nhiên, dù rất đau xót và thương cảm với những mảnh đời cay đắng, căm ghét tận xương tuỷ bọn lệ nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố vẫn không quên xâu dựng hình ảnh nhân vật bằng cả trái tim yêu thương của chính mình. Cả chị Dậu và Lão Hạc đề là nhân vật điển hình cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam. Chị Dậu tần tảo, chu đáo lo cho cả gia đình mà chồng thì luôn đau ốm nên mọi việc trong nhà đều do một tay chị quán xuyến. Trong khi Lão Hạc cố gắng kím thêm việc làm để có cái ăn, sẵn sàng ăn củ chuối hoặc bất kì thứ gì mà lão có thể "chế biến". Miễn là không đụng vào tiền của con. Sự hi sinh cao cả, chịu thương chịu khó đó là phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
Như nhữn người nông dân khác, cả Lão Hạc và chị Dậu đều có lòng vị tha, trong khi chị Dậu sẵn sàng hi sinh tấm thân để bảo vệ chồng trước sự nguy hiểm thì Lão Hạc dành trọn cả một cuộc đời để lo cho đứa con trai mà mình hết mực yêu quý. Thậm chí, nếu lão chết thì lão vẫn cam lòng miễn là con trai lão không phải cực khổ.
Ở Lão Hạc và chị Dậu đều ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ gia đình của mình. Chị Dậu dám đứng lên chống lại bọn cai lệ hách dịch vì hắn quá nhẫn tâm và có ý định hãm hại chồng mình. Bằng nững hành động, cử chỉ ấy, chị quyết tâm bảo vệ mái ấm bé nhỏ, hạnh phúc nhỏ nhoi ấy bằng cả tính mạng mình. Thế nhưng, Lão Hạc không giống như thế. Nếu người phụ nữ làng Đông Xã vùng lên để được sống thì Lão Hạc lại chấp nhận sự đấu tranh, sự vùng lên có thể cướp mất cả cuộc đời của Lão để rồi lão chết - một cái chết đau thương và thật dữ dội. Một cái chết chỉ để giữ lấy mảnh vườn cho con để khỏi phải làm phiền hà hàng xóm.
Nói tóm lại, số phận của người nông dân được tác giả Nam Cao và Ngô Tất Tố miêu tả vô cùng sâu sắc. Mặc dù cả hai tác phẩm đều chưa được ánh sáng của Cách Mạng chiếu rọi nhưng chúng vẫn sáng ngời, hình ảnh của chị Dậu và Lão Hạc luôn chói loá trên cái tối trời tối đất. Lật từng trang giấy, đọc từng câu văn, người đọc có thể cảm nhận được cuộc dời khốn khổ và phẩm chất của Lão Hạc và chị Dậu một cách chân thực nhất.
#net hay hì like
 
  • Like
Reactions: Kanato@gmail.com

Ran_chan

Banned
Banned
12 Tháng năm 2017
12
17
6
24
Quảng Ngãi
Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.


- Hồi ký: là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến.
-Ý nghĩa văn bản Trong lòng mẹ: Đoạn trích Trong lòng mẹ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong hồi kí Những ngày ấu thơ của Nguyên Hồng. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng. Bé ở trong những tình huống hết sức tội nghiệp: -Bố chết, mẹ phải đi bước nữa vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy. Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi, soi mói, tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ.

Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
Hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . Cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . Sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . Cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì. Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . Chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con .Còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con .Tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . Nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.


Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.


Dòng hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ này được đánh dấu, được in đạm rõ nét nhất là lúc nhân vật tôi đến trường học. Trước mắt “tôi” “sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.” Có lẽ đây là lần đầu tiên nhân vật tôi đến một nơi đông người như vậy. Và cũng giống như “tôi”, “mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” Đây là tâm trạng chung không chỉ của nhân vật tôi mà là của tất cả chúng ta khi lần đầu tiên đến trường, lần đầu được gặp nhiều bạn bè, nhiều thầy cô như vậy. Trước đó mấy hôm, nhân vật tôi đã từng ghé trường, đối với “tôi” trường lúc đó là “một nơi xa lạ”, mà “tôi” chỉ thấy là “nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng”. Nhân vật tôi lúc đó dường như cảm thấy trường là một nơi gì đó rất khác biệt lạ lẫm và không thuộc tầm với của “tôi”. Thế nhưng, giờ trước mặt “tôi” “Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp.” Cảm giác trong nhân vật tôi hoàn toàn thay đổi. “Tôi” nhìn ngôi trường với ánh mắt vừa quen thuộc nhưng cũng vừa trang trọng, nghiêm túc. Có lẽ chính vì vậy mà nhân vật tôi cảm thấy “lo sợ vẩn vơ”. Nhưng qua sự so sánh này, nhân vật tôi đã thêm thay đổi hơn, dường như “tôi” đang dần trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Phải chăng tất cả chúng ta kể cả nhân vật tôi lần đầu đến trường đều cảm thấy rụt rè, e ngại, nhất là khi các bạn không quen trường, không quen lớp. “Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả bóng tưởng tượng.” Tất cả các cậu đều sợ sệt, nhùng nhằng mãi, không dám đi, nhưng cũng không nỡ đứng lại, rồi bỗng nhiên có “một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.” Nhưng ông đốc trường Mỹ Lý là một người hiền từ, nhân hậu, nhẫn nại, có lẽ vì thế mà ông đã làm cho các cậu bớt sợ hãi hơn, các cậu bắt đầu từ từ bước vào lớp. Một điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra, cái cảm giác xa lạ, hay hay khi thấy những cái treo trên tường trong lớp học bỗng nhiên biến mất và thay vào đó là một cảm giác thân thương, quen thuộc, thậm chí “tôi” còn tự nhận bàn ghế, chỗ ngồi đó là của riêng mình, ngay cả đến người bạn ngồi cạnh “ một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.” Dường như đang có một sợi dây liên kết vô hình nào đó đang gắn kết các bạn lại với nhau. “Một con chim liệng đến đứng trên bờ của sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm đầy dẫy trong tri tôi.” Một kỷ niệm thời còn là một đứa trẻ ngây ngô, vô tư vui đùa bỗng ùa về trong dòng ký ức của nhân vật tôi, nó trái ngược với con người hiện tại của “tôi”. “Tôi” đã thấy mình trở nên trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn, bởi giờ “tôi” đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời mình “Bài tập viết: Tôi đi học.” Nhà văn Thanh Tịnh thật là tài hoa, những câu văn, những dòng cảm xúc của ông đưa đến cho ta thật nhẹ nhàng, thật mơ hồ nhưng cũng thơ mộng. Ông giống như một người lái đò trên một con sông bình lặng đưa chúng ta từ cảm xúc này tới xúc cảm khác. Dòng tâm trạng của nhân vật tôi về buổi đầu đi học cũng là dòng tâm trạng của tất cả những ai được lần đầu tiên cắp sách tới trường.


Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.


Nhan đề"Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. “Tức nước vỡ bờ” là một câu thành ngữ chỉ quy luật của tự nhiên: khi nước đầy thì bể sẽ dễ vỡ. Câu thành ngữ ám chỉ sự đấu tranh của con người khi bị dồn đến đường cùng. Đồng thời khẳng định quy luật đấu tranh trong cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan. Qua đây có thể thấy rằng Ngô Tất Tố đã đoán trước được cuộc cách mạng của người nông dân sau này. Và điều đó đã được lịch sử chứng minh: Cách mạng tháng Tám. Quả thật câu thành ngữ đã góp phần làm nổi bật chủ đề của đoạn trích.
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,423
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.
"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Bn muốn giải thik nó à? CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" Con giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà
 
Top Bottom