Văn [Lớp 8]Văn bản: Nhớ rừng

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh ở khổ thơ 3 trong văn bản”Nhớ rừng”(đoạn thơ ở dưới)
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?​
Giúp tớ nha cần gấp lắm
 

Tiểu thư ngốk

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng mười 2017
584
1,056
204
21
Nghệ An
Viết văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh ở khổ thơ 3 trong văn bản”Nhớ rừng”(đoạn thơ ở dưới)
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?​
Giúp tớ nha cần gấp lắm
đoạn văn là cảm nhận của chú hổ về ngày tháng sống ở rừng thể hiện nỗi nhớ rừng da diết của chú hổ
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

minhhaile9d

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười một 2017
324
158
74
Đắk Lắk
THCS Trung Hòa
Viết văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh ở khổ thơ 3 trong văn bản”Nhớ rừng”(đoạn thơ ở dưới)
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?​
Giúp tớ nha cần gấp lắm
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘
Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu"
Nguồn: Internet
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: thienabc

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Gợi ý:
* Câu chủ đề: Tác phẩm, tác giả
Từ chìa khóa: Bộ tranh tứ bình ( miêu tả cảnh sơn lâm trong nỗi tiếc nhớ của con hổ sa cơ)
( có thể dẫn hết thơ, hoặc không thì khi phân tích trích lần lượt)
* Câu triển khai:
- Bộ tranh tứ bình vừa mang nét cổ điển vừa mới mẻ hiện đại bởi vì nó đâu chỉ có bức tranh tứ quý, tứ linh, tứ hữu...... mà bức tranh trong Nhớ rừng rất đa dạng sinh động vì nó có thời gian, nghệ thuật ( đêm, ngày, bình minh, chiều tà) có không gian nghệ thuật ( bờ suối, ánh trăng, giang sơn, 4 phương ngàn....) Điều đặc biệt nhất là cả 4 bức tranh trong bộ tứ bình là 4 bức tự họa cùng 1 con vật ( con hổ) khái quát trọn vẹn 1 quá khứ oai hùng của chúa sơn lâm.
- Mỗi bức tranh luôn vận động không ngừng theo khoảnh khắc thời gian
+ Cảnh đêm vàng bên bờ suối: huyền ảo, chúa sơn lâm trở thành thi nhân, bỏ quên cả mồi để ngắm ánh trắng
+ Những ngày mưa chuyển 4 phương ngàn: hùng vĩ, con hổ trở thành đế vương, xúc động, tự hào ngắm giang sơn đổi mới. Khi cảnh bình minh nắng rộ, vị chúa rừng vẫn trong giấc ngủ êm đềm => Không ai dám chạm vào con hổ ( chúa tể muôn loài)
- Vị chúa tể khao khát khoảnh khắc ngày tan. Ta đợi chết của " mảnh mặt trời" để chiếm riêng phần bí mật, để mặc sức tung hoành, để tỏ ra oai linh của 1 kẻ thống trị với sức mạnh đến tột bậc vô biên
- Bộ tranh tứ bình hiện lên không chỉ giàu giá trị gợi hình mà còn gợi cảm, thu hút sự chú ý của bạn đọc bởi cái hồn ẩn chứa trong từng chữ, từng dòng.
- " Hồn" : + nỗi tiếc nhớ của con hổ sa cơ
+ Từ " ta " lặp lại nhiều lần thể hiện khẩu khí tự hào, hãnh diện của chúa tể muôn loài.
- Điệp ngữ " nào đâu" kết hợp với câu hỏi tu từ như những lời than ngậm ngùi, những cảm xúc của con hổ như ào ạt trào dâng để cuối cùng thì chút một tiếng thở dài, rồi vang lên như 1 chất vấn không lời đáp " Than ôi...."
nguồn: tự làm
 

tạ khánh linhh

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười 2017
118
110
69
20
Hà Nội
THCS CHu Văn An
H nh rng là nh đến nhng k nim chói li ca mt thi vàng son, mt thi oanh lit, Cnh vt tráng l. Nhc ca thơ cũng là nhc ca rng.
Nào đâu nhng đêm vàng bên b sui
Ta say mi đng ung ánh trăng tan ?
Đâu nhng ngày mưa chuyn bn phương ngàn
Ta lng ngm giang sơn ta đi mi ?
Đâu nhng bình minh cây xanh nng gi,
Tiếng chim ca gic ngũ ta tưng bng?
Đâu nhng chiu lênh láng máu sau rng
Ta đi chết mnh mt tri gay gt,
Đ chiếm ly riêng ta phn bí mt?
Than ôi! Thi oanh lit nay còn đâu?
Trong đêm vàng bên b sui, h hin lên như mt thi sĩ mơ màng “đng ung ánh trăng tan”.Nh nhng ngày mưa-ni nh man mác, ngn ngơ, h xúc đng, t hào lng ngm giang san đang thay da đi tht gi t mt không gian ngh thut hoành tráng, h như mt nhà hin triết đang suy ngm v giang sơn ca mình. Ri nhng k nim v gic ng trong ánh bình minh: vương quc trong màu xanh và ánh nng, h nm ng trong khúc nhc tưng bng ca tiếng chim ca. Đay là mt bc tranh đy màu sc và âm thanh mà ni bt đó, h như mt bc đế vương. Trong cm nhn ca h, Trong cnh hoàng hôn d di, tri chiu không đ rucwg mà “lênh láng máu sau rng”, mt tri không ln mà là mt tri “chết”(cách s dng t ng rt uy lc). Giây phút ch đi trong hoang hôn tht d di, đây là giây phút mnh m, thăng hoa ca chúa t sơn lâm đ chiếm ly riêng phn bí mt. Bên cnh đó, các luyến láy, đip ng: đâu nhng đêm vàng…, đâu nhng ngày mưa…, đâu nhng bình minh…, đâu nhng chiu…, nay còn đâu? Xut hin ni tiếp trong năm câu hi tu t to nên nhc điu du dương, trin mien, da diết, th hin sâu sc tình thương ni nh ca hùm thiêng sa cơ, nh rng, tiếc nui mt thi oanh lit nay đ tr thành hoài nim, thành dĩ vãng. Chúa sơn lâm nh đêm, nh ngày, nh bình minh, nh chiu tà, nh sui, nh trăng, nh cnh giang sơn trong màn mưa rng, nh cây xanh nng gi, nh chim hót tưng bng lúc bình minh, nh mát tri gay gt trong khonh khc hoàng hôn… Thế l đã sang to nên nhng vn thơ giàu hình tượng và nhc điu, dào dt cm xúc đ th hin ni nh rng ca con h… Mt tiếng than như xiết ly lonhf người, khêu gi và lay tnh:
Than ôi! Thi oanh lit nay còn đâu?
Câu thơ th hin khát vng sng, khát vng t do mãnh lit.

Nguồn: tự làm.
 
Top Bottom