Câu 1:Khi nhai cơm trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
Câu 2: Tại sao khi ăn không được vừa ăn vừa cười?
Câu 3:Giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ:"Nhai kĩ no lâu"(nghĩa đen nha)
Câu 4: Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học cũng như về mặt lí học không?
*Vệ sinh răng đúng cách là như thế nào?
Câu 1:
Trong khoang miệng, chỉ có tinh bột trong thức ăn được biến đổi hoá học dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ.
amilaza
Tinh bột -------------------- → mantôzơ
Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantozơ được tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng có cảm giác ngọt.
Câu 2:
Khi ăn, có 1 "mấu chốt" gần thanh quản trong cổ họng ta có hướng xề xuống để thức ăn trôi xuống dạ dày. Vì "mấu chốt" này là "tiếp điểm" giữa cổ họng và cuối lỗ thở của mũi nên nếu ta vừa ăn vừa nói sẽ làm sặc đồ ăn (có khi hạt cơm trào ra từ lỗ mũi của mình). Trong 1 số trường hợp, thức ăn cứ âm ỉ trong mũi làm ta cực kì khó chịu.
- Do quan điểm "văn minh" của người phương Tây: khi ăn mà nói chuyện sẽ giảm chất lượng bữa ăn. (Nó hoàn toàn ngược thói quen vừa ăn vừa truyện trò chuyện "trời đất" của các gia đình Việt chính cống).
Câu 3 :
mặt sinh học thì nhai kĩ sẽ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn, tạo điều kiện cho các enzim tại khoang miiệng và dạ dày có thể làm việc tốt hơn, giúp cho chất dinh dưỡng trong thức ăn được thành ruột hấp thụ tốt hơn. như vây sẽ tạo ra năng lượng nhìu hơn, giúp cho chúng ta no lâu hơn
Câu 4 :
Thực quản chỉ là 1 ống dài nối từ miệng đến dạ dày. Lưỡi, miệng và nhu động của thực quản phối hợp nhịp nhàng trong quá trình nuốt, đẩy thức ăn. Vậy nên, ở thực quản ko xảy ra biến đổi, kể cả cơ học, hóa học hay sinh học
Vệ sinh răng miệng tốt thể hiện bằng miệng trông khỏe mạnh và không có mùi hôi. Điều này có nghĩa là:
- Răng của bạn được sạch sẽ và không vướng vụn thức ăn
- Nướu có màu hồng và không tổn thương hoặc chảy máu khi bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa
- Hôi miệng không phải là vấn đề thường xuyên