Văn [Lớp 8] Kiểm tra 15 phút

thảo ^.^

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng mười 2017
45
14
51
19
Quảng Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu sau:
câu nghi vấn (lấy ví dụ)
câu cầu khiến (lấy ví dụ)
câu cảm thán (lấy ví dụ)
câu trần thuật(lấy ví dụ)
câu phủ định(lấy ví dụ)
viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng các câu sau
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
câu nghi vấn (lấy ví dụ) : bạn không biết làm à ?
câu cầu khiến (lấy ví dụ) bạn nên tự làm bài của mình.
câu cảm thán (lấy ví dụ) Bài này thật dễ
câu trần thuật(lấy ví dụ) Tôi đang làm bài tập toán.
câu phủ định(lấy ví dụ) tôi không có ý gì cả .
viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng các câu sau
Kết hợp mấy câu trên cũng có thể ra đoạn văn.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu sau:
câu nghi vấn (lấy ví dụ)
câu cầu khiến (lấy ví dụ)
câu cảm thán (lấy ví dụ)
câu trần thuật(lấy ví dụ)
câu phủ định(lấy ví dụ)
viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng các câu sau
Hướng dẫn:
1, Câu nghi vấn:
-Hình thức: có đấu chấm hỏi ở cuối câu.
-Ví dụ: Hôm nay trời mưa không?
2, Câu cầu khiến:
-Hình thức: thường có từ đi, nha, nhé.
-Ví dụ: Anh cho em quyển truyện đi.
3, Câu cảm thán:
-Hình thức: cuối câu thường có dấu chấm than.
-Ví dụ: Hôm nay trời đẹp quá!
4, Câu trần thuật:
-Hình thức: Kết thúc bằng dấu chấm.
-Ví dụ: Hôm qua em đi chùa Hương.
5, Câu phủ định:
-Hình thức: thường có từ không, không chỉ, chẳng,..
-Ví dụ: em không lấy sách của anh.
Chúc em học tốt!
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

Tiểu Lộc

Mùa hè Hóa học
Thành viên
9 Tháng bảy 2017
3,201
2,594
554
20
Đắk Lắk
THCS Trần Quang Diệu
nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu sau:
câu nghi vấn (lấy ví dụ)
câu cầu khiến (lấy ví dụ)
câu cảm thán (lấy ví dụ)
câu trần thuật(lấy ví dụ)
câu phủ định(lấy ví dụ)
viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng các câu sau
>> Câu nghi vấn:
+ Đặc điểm hình thức:
- Có các từ ngữ nghi vấn: ai, làm sao, chưa, gì, tại sao, bao nhiêu, khi nào,...
- Có dấu chấm hỏi ở cuối câu
+ Chức năng: Dùng để hỏi
VD: Con đi đâu đấy?
>> Câu cầu khiến:
+ Đặc điểm hình thức:
- Có các từ ngữ cầu khiến: đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hoặc ngữ điệu cầu khiến
- Cuối câu thường có dấu chấm than. Nếu ý nghĩa cầu khiến được nhấn mạnh không được nhấn mạnh thì kết thúc bằng dấu chấm
+ Chức năng: dùng để đề nghị, khuyên bảo, yêu cầu, ra lệnh
VD: Mở cửa ra!
>> Câu cảm thán:
+ Đặc điểm hình thức:
- Có các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, thay, biết bao, biết chừng nào,...
- Kết thúc bằng dấu chấm than
+ Chức năng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp của người nói, người viết
VD: Trời ơi, bầu trời đẹp biết bao!
>> Câu trần thuật:
+ Đăc điểm hình thức: không có các đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu khác
+ Chức năng:
- Dùng để thông báo, nhận định, tả, kể,...
- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc
>> Câu phủ định:
+ Đặc điểm hình thức: có những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chưa, không đâu, đâu có,...
+ Chức năng: dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định
 
  • Like
Reactions: thảo ^.^
Top Bottom