Địa [Lớp 8] Khu vực Đông Nam Á

Phan Minh Tâm

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng mười 2017
242
114
94
Nghệ An
Last edited by a moderator:

lehoanganh13121968@gmail.com

Học sinh
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
166
29
49
19
Long An
Một là, thể chế chính trị của các nước ASEAN (trừ Thái Lan) từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển TBCN hay XHCN là một trong những yếu tố quyết định tính chất và đặc điểm của hình thức chính thể và tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN. Trong số 8 nước đi theo con đường phát triển TBCN, có 4 nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan); Xingapo có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước Anh. Riêng Mianma, theo Hiến pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, nhưng từ sau các cuộc đảo chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế chính trị của Mianma đến nay vẫn đang là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.
Hai là, ở các nước ASEAN phát triển theo con đường TBCN, phải trải qua nhiều biến động, nhiều xung đột gay gắt, giai cấp tư sản và địa chủ tại các nước này mới dần dần giữ được vị trí thống trị của mình. Nền dân chủ tư sản ở các nước ASEAN chịu ảnh hưởng và mô phỏng dân chủ tư sản phương Tây, mức độ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng do đặc điểm lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của những nước này không có sự tương đồng như các nước phương Tây, nên không tạo ra nền tảng cho việc thực thi các thể chế dân chủ tư sản, mà chỉ là “bức tranh biếm họa” của mô hình dân chủ tư sản phương Tây. Điển hình là chế độ cộng hòa tổng thống của Philippin, Inđônêxia với sự thống trị độc tài, quân phiệt và nạn tham nhũng nặng nề của giới chóp bu cầm quyền xung quanh tổng thống
Ba là, sau những biến động chính trị – xã hội sâu sắc bởi sự thao túng của giới quân sự (Inđônêxia, Philippin, Mianma) đã để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt tại các quốc gia này nên những năm gần đây, khuynh hướng dân chủ hóa đời sống chính trị của đất nước và dân sự hóa bộ máy Nhà nước đang thắng thế ở một loạt nước ASEAN
Bốn là, do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa ngay trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước ASEAN và ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây, nên các nước ASEAN (trừ Lào) đều có rất nhiều đảng phái chính trị (ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác nhau…). Nhưng thực tế cho thấy, ở những nước này chỉ có một hoặc liên minh một số đảng nhất định cầm quyền.(nguồn gg)
 

Phan Minh Tâm

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng mười 2017
242
114
94
Nghệ An
Một là, thể chế chính trị của các nước ASEAN (trừ Thái Lan) từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển TBCN hay XHCN là một trong những yếu tố quyết định tính chất và đặc điểm của hình thức chính thể và tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN. Trong số 8 nước đi theo con đường phát triển TBCN, có 4 nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan); Xingapo có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước Anh. Riêng Mianma, theo Hiến pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, nhưng từ sau các cuộc đảo chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế chính trị của Mianma đến nay vẫn đang là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.
Hai là, ở các nước ASEAN phát triển theo con đường TBCN, phải trải qua nhiều biến động, nhiều xung đột gay gắt, giai cấp tư sản và địa chủ tại các nước này mới dần dần giữ được vị trí thống trị của mình. Nền dân chủ tư sản ở các nước ASEAN chịu ảnh hưởng và mô phỏng dân chủ tư sản phương Tây, mức độ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng do đặc điểm lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của những nước này không có sự tương đồng như các nước phương Tây, nên không tạo ra nền tảng cho việc thực thi các thể chế dân chủ tư sản, mà chỉ là “bức tranh biếm họa” của mô hình dân chủ tư sản phương Tây. Điển hình là chế độ cộng hòa tổng thống của Philippin, Inđônêxia với sự thống trị độc tài, quân phiệt và nạn tham nhũng nặng nề của giới chóp bu cầm quyền xung quanh tổng thống
Ba là, sau những biến động chính trị – xã hội sâu sắc bởi sự thao túng của giới quân sự (Inđônêxia, Philippin, Mianma) đã để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt tại các quốc gia này nên những năm gần đây, khuynh hướng dân chủ hóa đời sống chính trị của đất nước và dân sự hóa bộ máy Nhà nước đang thắng thế ở một loạt nước ASEAN
Bốn là, do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa ngay trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước ASEAN và ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây, nên các nước ASEAN (trừ Lào) đều có rất nhiều đảng phái chính trị (ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác nhau…). Nhưng thực tế cho thấy, ở những nước này chỉ có một hoặc liên minh một số đảng nhất định cầm quyền.(nguồn gg)
Vậy thì các nước Philipin, Thái Lan và 1 số nước còn lại đâu. Với cả sự khác biệt về tôn giáo nửa. Trả lời ý chình thôi bạn
 
Top Bottom