[Lớp 8] Giúp mình bài văn số 7

H

huyduc2910

Last edited by a moderator:
L

lollipop_9x

Nhà văn Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn học là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.Vậy thì hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống,nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm,là tình yêu thương”.Vậy không có lý do gì mà ta lại không khẳng định văn học và tình thương là 2 khía cạnh song song tồn tại,thúc đẩy nhau cùng phát triển.Có thể cô giáo cho ta 1 đề văn yêu cầu chúng ta miêu tả một người bạn.Dựa vào dàn bài cô giáo gợi ý ta có thể viết 1 hoac 2 hoac 3 bài văn.Nhưng như thế có được tính là văn học?Câu trả lời là không!.Bởi lẽ bài văn mà chúng ta viết là dựa trên 1 dàn bài cho sẵn hoặc 1 công thức gò bó,còn văn học được viết dựa trên sự rung động của tình cảm.Kho tàng văn học vủa việt nam rất phong phú và đa dạng và những cung bậc tình cảm của con người cũng đa dạng không kém.Trứoc hết chúng ta hãy đi tìm hiểu khái niệm tình thương.Tình thương có thể là tình thương yêu, thương mến, thương xót, thương hại, thương thân trách phận ,….mà cũng có thể tình thương là tất cả.Tình thương không bắt nguồn từ khẩu hình miệng mà tình thương bắt nguồn từ tấm lòng.Mỗi người có một cách riêng để diễn tả tình thương của mình.Một người thương gia nhiều tiền có thể quyên góp tiền để giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, một học sinh chưa làm ra tiền thì có thể viết 1 lá thư an ủi,hay chỉ là 1 sự sẻ chia nắm xôi nhỏ với cậu bé bán vé số đang rất đói….tất cả đều là tình thương,còn với 1 nhà văn thì văn chương chính là nơi họ gửi gắm tình thương thông qua trang viết, đưa những cảm xúc của mình theo ngòi bút mà tuôn trào.Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy 1 con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.Thi sĩ thương hại quá,khóc nức lên,quả tim cùng hoà 1 nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca
 
Top Bottom