Văn [Lớp 8] Chiếc lá cuối cùng

nguyenlien211

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2015
110
22
36
21
Gia Lai
thcs Trần Phú

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,063
474
18
Vĩnh Phúc
THPTXH
đề : em hãy vai xiu để kể lại chuyện chiếc lá cuối cùng bằng ngôi kể thứ nhất
Help me . Mình đang cần gấp . Thanks


bn tham khảo nhé ^^

“Cộc cộc... Cộc cộc...” Tôi buông chiếc bút lông, chạy ra mở cửa. Ồ! Thì ra đó là Jame - một nhà báo nổi tiếng chuyên viết về hoạ sĩ và các kiệt tác mĩ thuật. Đó cũng là người bạn tôi mới quen trong lần đi nhận bằng khen của hội mĩ thuật vừa qua.
-Chào chị, Xiu! Tôi có buổi phỏng vấn chị vào bốn giờ hôm nay. Bây giờ là bốn giờ năm rồi.
Tôi bất giác nhìn lên chiếc đồng hồ, bối rối:
-Ôi... Đã bốn giờ năm rồi... Xin lỗi cậu, tôi đang vẽ giở bức tranh... Mời cậu vào nhà...
Tôi dẫn Jame vào phòng khách rồi đi pha một ấm trà mới. Jame cười, đùa:
-Chà! Chị quả là một hoạ sĩ nhiệt huyết với nghề. Yêu nghề đến nỗi... chị quên cả cuộc hẹn với tôi!
-Thành thật xin lỗi cậu lần nữa - Tôi đáp - Để đền bù, bữa tối hôm nay tôi mời cậu, được chứ?
-Vâng, tôi rất sẵn lòng. Nào chúng ta cùng vào đề tài chính của cuộc phỏng vấn ngày hôm nay
Nhấp một ngụm trà, Jame lấy quyển sổ bìa màu xanh từ chiếc cặp xách tay, bật máy ghi âm và hỏi tôi :
-Trước hết, xin chị cho biết cuộc sống của mình sau khi tốt nghiệp Trường Đại Học Mỹ Thuật?
-Vâng, tôi tốt nghiệp Trường Đại Học Phương Tây với tấm bằng loại ưu. Ra trường, tôi muốn được tự lập, sống bằng thực lực của mình nên đã rời gia đình. Với số tiền tiết kiệm, tôi tìm được một căn hộ cho mình ở gần công viên Oa-sinh-tơn với giá thuê rẻ. Tôi vẽ tranh để kiếm sống.
Jame nâng tách trà lên, uống một ngụm rồi hỏi tôi :
-Tiếp theo xin được hỏi chị, động lực, nguyên nhân nào đã khiến cho chị trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng để vẽ nên bức tranh về chiếc lá, với tựa đề "Chiếc lá cuối cùng” ?
Nghe xong câu hỏi, sống mũi tôi cay cay, kỉ niệm ngày nào lại ùa về trong trí óc.
-Động lực này... có liên quan đến... một người... Chắc hẳn anh cũng biết hoạ sĩ Giôn-xi...
-Giôn-xi! Cô hoạ sĩ nổi tiếng với bức tranh về vịnh Naplơ ư?
-Đúng vậy Jame ạ. Sau một năm sống cuộc sống tự bươn chải, tôi đã gặp Giôn-xi. Cô ấy cũng là sinh viên Trường Phương Tây, nhưng học sau tôi một khoá. Muốn thử “đương đầu” với cuộc sống xã hội, Giôn-xi đã xách va-li đi khỏi nhà. Tôi gặp cô ấy tại một quán ăn nhỏ và ngỏ lời mời về ở cùng tôi. Và Giôn-xi đã nhận lời. Tôi và Giôn-xi rất yêu thương, luôn chia sẻ với nhau. Chúng tôi cũng rất thân thiết với cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già thuê phòng ở tầng dưới. Hàng ngày cụ vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho chúng tôi. Cụ luôn mơ ước vẽ bức tranh về vịnh Naplơ. Chúng toi cùng nhau theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng... vào mùa đông hai năm sau, mùa đông lạnh giá nhất mà tôi từng trải qua, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi - Giọng tôi trở nên trầm hơn – Do nghèo túng, bệnh tình lại không thuyên giảm, Giôn-xi rất tuyệt vọng. Cô ấy nhìn ra cửa sổ, đếm những chiếc lá thường xuân còn trên cành. Cô ấy nói rằng, khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô cũng sẽ lìa đời. Buổi chiều, tôi xuống gác, kể cho cụ Bơ-men nghe về tình trạng của Giôn-xi. Cụ và tôi lên phòng thì Giôn-xi đang say vào giấc ngủ. Tôi ra hiệu cho cụ Bơ-men sang phòng bên rồi kéo tấm mành cửa xuống. Đến nơi, tôi và cụ ngắm nhìn chiếc lá thường xuân lẻ loi, một mình míu giữ lấy cành khẳng khiu. Sau khi sợ sệt nhìn chiếc lá, tôi nhìn cụ Bơ-men một hồi lâu nhưng không nói gì. Rồi cụ lấy chiếc áo sơ-mi xanh cũ vắt ở trên ghế, khoác lên người. Cụ ngồi lên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá, đóng vai một người thợ mỏ già. Tôi ngắm nhìn cụ Bơ-men để nhập tâm hình ảnh. nhưng đôi mắt cụ ánh lên điều gì đó băn khoăn. Trong đầu tôi hiện lên câu hỏi, liệu có phải cụ nghĩ tới chiếc lá đang chống cự lại cơn mưa lạnh lẽo bất chợt ập đến ở ngoài kia? Tôi thực không hay...
-Vậy sáng hôm sau, chiếc lá như thế nào hở chị Xiu?
-Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau một tiếng đồng hồ chợp mắt. Thức giấc, tôi bắt gặp ánh mắt của Giôn-xi đang nhìn ra ngoài cửa sổ. Cô ấy thều thào ra lệnh : “Kéo tấm mành lên, em muốn nhìn”. Tôi làm theo một cách chán nản, thì thầm cầu nguyện. Chiếc rèm kéo lên một cách chậm rãi. Và sau trận mưa với những cơn gió kéo dài, chiếc lá vẫn còn đó. Lúc ấy tôi rất bất ngờ, nếu không muốn nói đến sửng sốt. Suýt nữa tôi đã nhảy cẵng lên. Chiếc lá cuối cùng vẫn còn giữ màu xanh ở cuống, rìa lá nhuốm màu vàng úa đã dũng cảm bám trụ lại trên cây. Tôi lại gần giường, ôm chầm lấy Giôn-xi. Cô bé nói : “Đó là chiếc lá cuối cùng. Em tưởng... chiếc lá nhất định sẽ rụng vào đêm qua. Tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và em sẽ chết”. Tôi hôn vào đôi má của Giôn-xi : “Em thân yêu của chị. Em hãy nghĩ đến chị nếu không muốn nghĩ đến mình nữa. Khi ấy chị sẽ làm gì đây nào?” Giôn-xi không trả lời, tiếp tục nhìn ra cửa sổ. ngày hôm ấy trôi qua. Trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi cùng nhau ngắm nhìn chiếc lá đơn độc níu vào cành. Màn đêm buông xuống, mưa tuôn rơi và gió lại thổi ào ào.
-Chị Xiu, vậy buổi sáng hôm sau, chiếc lá còn đó không?
-Giôn-xi lại tiếp tục ra lệnh cho tôi kéo tấm mành lên. Kết quả vẫn như ngày thứ nhất. Nhìn chiếc lá một hồi lâu, Giôn-xi gọi tôi : “Em thật là một cô bé hư chị Xiu ơi. Một điều gì đó đã giữ chiếc lá cuối cùng lại, để cho em thấy rằng mình thật tệ. Còn bây giờ chị cho em xin một ít cháo và chút sữa pha rượu vang đỏ nhé. À khoan. Chị đưa cho em chiếc gương trước, rồi xếp mấy chiếc gối hộ em. Em muốn ngồi dậy xem chị nấu ăn.” Tôi vui vẻ thực hiện những yêu cầu của Giôn-xi. Còn gì vui hơn khi được thấy đứa em gái của mình tự tin lên chứ. Và một tiếng sau, Giôn-xi nói với tôi : “Chị Xiu à. Một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Naplơ.” Chiều hôm đó, tôi mời bác sĩ đến khám cho Giôn-xi. Và khi ông ra về, tôi bảo Giôn-xi là cần đi mua thêm sữa. “Đã được năm phần mười”, bác sĩ trả lời và đặt tay lên đôi vai đang run bần bật của tôi “Hãy chăm sóc cho Giôn-xi cho chu đáo. Còn bây giờ tôi phải khám cho ông cụ Bơ-men tại tầng dưới, cũng mắc phải căn bệnh sưng phổi. Cụ là người già yếu, bệnh tình lại nguy kịch. Nhưng tôi sẽ cho cụ vào nằm viện để chăm sóc tốt hơn”. Tôi ngỡ ngàng với lời thông báo của bác sĩ, cùng ông xuống nhà dưới. Qua lời kể của bác gác cổng, tôi biết được một sự thật. Cụ chỉ ốm có hai ngày. Vào buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trên phòng. Giày, quần áo cụ ướt sũng. Không ai hay biết những gì cụ đã làm vào đêm mưa gió khủng khiếp. Mọi người còn tìm thấy chiếc đèn bão còn ấm, chiếc thang để ngoài hành lang. Cạnh đó là vài ba chiếc bút lông và bảng pha màu xanh vàng. Tôi bỗng giật mình. Buổi chiều ngày mà Giôn-xi bảo tôi kéo rèm, tôi đã quan sát chiếc lá. Nó không động đậy mỗi khi gió thổi qua. Tôi không hiểu nổi chiếc lá, vật đó là gì? Nhưng tất cả đều đã sáng rõ.
-Chị đã kể với Giôn-xi?
-Vâng. Buổi chiều hôm sau, bác sĩ vừa thông báo, Giôn-xi hoàn toàn khỏi bệnh. Tôi tiến đến chiếc giường, kể cho cô ấy toàn bộ sự việc. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng vào đêm mà nó rụng. Cụ bất chấp mưa bão, gió giật, bất chấp nguy hiểm có thể trượt chân trên thang để thắp sáng nguồn sống cho Giôn-xi. Giôn-xi lặng đi một hồi lâu và bật khóc nức nở như con nít. Cô ấy nguyện sẽ vẽ một kiệt tác để đền đáp công ơn của cụ Bơ-men.
-Rất cám ơn chị bởi buổi phỏng vấn ngày hôm nay - Jame đứng dậy và bắt tay tôi – Câu chuyện chị kể rất xúc động. Nhờ câu chuyện tôi hiểu rằng nghệ thuật của người hoạ sĩ nghèo giàu tình thương. Nghệ thuật chân chính ấy bao giờ cũng phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Và... sự sống luôn luôn hồi sinh từ cái chết phải không chị?
 
Top Bottom