Văn [lớp 8]bài viết số 1

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Thuyết minh về một món ăn đặc trưng ngày Tết(Bánh chưng càng tốt nha).
1/Nguồn gốc
2/Cách lựa chọn nguyên liệu
3/cách làm
4/Thành phẩm thưởng thức
Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa Tết đến xuân về
1/Nguồn gốc xuất xứ
2/Cấu tạo
3/Phân loại
4/Công dụng bảo quản
Giúp mình nha
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Đề 1: Thuyết minh về một món ăn đặc trưng ngày Tết(Bánh chưng càng tốt nha).
1/Nguồn gốc
2/Cách lựa chọn nguyên liệu
3/cách làm
4/Thành phẩm thưởng thức
Nguồn gốc thì bạn kể sự tích Lang Liêu ra :D
Cách lựa chọn nguyên liệu
Lá dong, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Khi chọn lá dong để gói bánh, bạn nên chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp. Khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30 - 45 phút. Sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Dùng khăn khô, sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói rồi mới bắt đầu gói bánh.

Lạt, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Để chiếc bánh chưng được vuông vắn, chắc chắn khi luộc thì lạt cũng là thứ không thể thiếu. Khi chọn lạt gói bánh chưng bạn nên chọn loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2 - 4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.

Gạo nếp, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Đây là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên cốt bánh. Khi chọn gạo nếp, bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy, ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.

Đậu xanh, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Để làm nhân bánh chưng, bạn chọn loại đậu xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đậu xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1 - 2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 gạo : 2 đậu. Loại đậu này bạn có thể mua tại các chợ quê thì chất lượng sẽ tốt hơn.

Thịt ba chỉ, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Bạn nên chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch, thái thành các miếng dài chừng 5 - 7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
Đây bạn, tham khảo
Internet
Cách làm thì bạn search google luôn
Còn thành phẩm khi có thể nói là sự dẻo của nếp hòa quyện với vị bùi bùi của đậu xanh lẫn với vị béo béo của thịt mỡ, ăn kèm với dưa hành thật hấp dẫn....
 
  • Like
Reactions: Dương Thảoo

Euphemia ~ LOL

Học sinh
Thành viên
18 Tháng hai 2018
85
73
31
Nghệ An
THCS Hải Hòa
Đề 1: Thuyết minh về một món ăn đặc trưng ngày Tết(Bánh chưng càng tốt nha).
1/Nguồn gốc
2/Cách lựa chọn nguyên liệu
3/cách làm
4/Thành phẩm thưởng thức
I. Mở bài: giới thiệu về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài: thuyết minh về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
Tham khảo
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng, một nền ẩm thực độc đáo. Đối với đất nước Hàn quốc có kim chi cũng với những loại rau muối khác. Hay Pháp nổi tiếng với những món bánh cupcake thơm ngậy. Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng mà không quốc gia nào có được. Ẩm thực cũng là một đặc điểm thu hút du khách. Ẩm thực Việt trong con mắt du khách luôn tạo một sự hứng thú và tò mò. Một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Việt Nam chính là nền âm thực ấy.
Ẩm thực Việt rất phong phú và đa dạng, được chia ra nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật có ẩm thực truyền thống, ẩm thực vùng miền, ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố… Mỗi loại lại có nét riêng. Đối với ẩm thực truyền thống, có một món ăn mà không thể không kể đến đó chính là bánh chưng.
Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng (bánh tét) được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích liên quan đến một vị vua Hùng đời thứ sáu. Ông đã nghĩ ra cách chế biến bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua cha và được nhường ngôi. Từ đó đến nay, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Bánh chưng được làm một cách khá cầu kì. Đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm bánh. Nguyên liệu làm bánh bao gồm lá rong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lạt buộc, một số gia vị thông thường, đạc biệt không thể thiếu hạt tiêu. Trước tiên là lá rong. Lá rong là một loại lá được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng, thường mọc thành từng bụi. Lá to có thể dài đến 80 cm. Lá có hình quạt. Lá rong dùng để làm vỏ bánh. Bởi tính chất dai khi nấu chín, đặc biệt là có mùi thơm và màu xanh bắt mắt, nên lá rong được chọn để làm vỏ của bánh chưng. Lá rong khi cắt hoặc mua sẽ được đem hơ qua lửa (nướng qua) hoặc phơi nắng cho mềm, tránh rách khi gói bánh. Sau đó, lá rong tiếp tục được cắt bớt cuống lá cũng như sống gân lá chính giữa và rửa sạch. Vậy là nguyên liệu để làm vỏ bánh đã sơ chế xong. Tiếp theo đến phần bánh. Đầu tiên là gạo nếp. Gạo nếp là một loại gạo có hàm lượng amilopectin rất cao khoảng 90% chính vì vậy nó làm cho gạo nếp khi được nấu chín sẽ rất dẻo, đặc biệt có mùi thơm rất hấp dẫn. Dựa vào tính chất này nên người ta chọn gạo nếp để làm bánh chưng. Gạo nếp sẽ được ngâm trong nước khoảng 5 tiếng, sau đó vo sạch, nêm muối vừa ăn. GẠo là thế, đỗ xanh cũng được chuẩn bị kĩ càng. Đỗ xanh là loại đỗ có màu vàng tươi, rất thơm khi nấu chín. Thường người gói bánh sẽ chọn loại đỗ xanh đã bóc vỏ để tiết kiệm thời gian sơ chế. Loại đỗ này rất dễ dàng mua được tại các siêu thị cũng như cửa hàng tạp hóa. Đỗ sau khi mua về sẽ được ngâm với nước khoảng 6 đến 7 tiếng để nở hoàn toàn. Nguyên liệu tiếp theo kể đến là thịt ba chỉ. Thịt ba chỉ se được cắt miếng mỏng nhưng vuông, cạnh chừng 4 đến 5 cm tùy bánh to hay nhỏ. Thịt được ướp với gia vị thông thường và hạt tiêu. Hạt tiêu sẽ giúp miếng thịt đậm đà, thấm gia vị, thơm và đặc biệt là trung hòa các vị của gia vị khác khiến cho miếng thịt không bị ngậy quá. Nguyên liệu cuối cùng là lạt buộc. Lạt buộc được làm từ tre dẻo, thân tre chẻ mỏng rất dai, được mang đi ngâm nước hoặc luộc qua cho mềm dễ buộc. Lạt buộc được dùng để cố định bánh lại khi luộc. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất. Sau khi sơ chế các nguyên liệu làm bánh, sẽ đến giai đoạn gói bánh.
Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khéo léo của người gói. Bánh sau khi gói phải vuông, lá không bị rách, không chặt quá cũng không lỏng quá. Đầu tiên, trải một lớp lá, tiếp đến là gạo nếp, lớp tiếp theo là đỗ xanh, rồi đến thịt lợn, rồi đỗ xanh, cuối cùng là gạo. Sau đó người gói sẽ dùng tay của mình gói cho lá rong bao chọn lấy phần nhân bánh, gấp cho vuông lại, cuối cùng là dùng lạt buộc cố định. Cái khó là ở chỗ, người gói phải nới lỏng sao cho bánh vuông mà không bị chặt quá cũng hư lỏng quá. Bởi nếu chặt quá, phần bánh sẽ chín không đều hoặc dẫn đến bánh không chín được. Còn nếu lỏng quá, các lớp nguyên liệu của bánh sẽ không cố định và lẫn lộn vào nhau gây mất thẩm mĩ cũng như mất ngon. Gói bánh có được đẹp hay không là dựa vào tay nghê của người gói bánh.
Công đoạn gói bánh đã xong đến khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đó chính là luộc bánh. Bánh chỉ ngon khi được nấu bằng củi khô, trong một nồi gang to và dày. Nấu bánh chưng thường rất lâu, khoảng 6 tiếng đông hồ. Bởi bánh cần được chín đều và mềm. Lửa để nấu bánh cũng không quá to lửa mà chỉ liu riu nhỏ. BÁnh khi được nấu chín sẽ được để nguội định hình lại hình dạng bánh và được sắt ra đĩa để mọi người cùng thưởng thức. Bóc vỏ bánh ra ta sẽ thất một màu xanh rất đẹp và mùi thơm hấp dẫn. Cắt bánh ra sẽ thấp từng lớp từng lớp nhân bên trong cực hấp dẫn, miếng thịt thơm béo ngậy, lớp gạo nếp chín mềm dẻo ngọt thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị truyền thống.
Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình. Bánh chưng rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo cao. Ngoài món bánh chưng luộc, người ta có thể biến tấu thành các món hấp dẫn khác như bánh chưng rán. bánh chưng có thể ăn kèm với những món mặn khắc để tăng thêm hương vị của món ăn.
Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.
Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa Tết đến xuân về
1/Nguồn gốc xuất xứ
2/Cấu tạo
3/Phân loại
4/Công dụng bảo quản
Dàn ý – cây hoa đào Tết

1. Mở bài: Hoa đào đã nở báo hiệu một mùa xuân mới, mùa xuân của đất trời. Hoa đào là loài hoa đẹp mang ý nghĩa rất lớn.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc
Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Iran cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc.
Phân loại: Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào bạch,… Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà.
b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.
c. Cách gieo trồng, chăm sóc
Cây đào thường trồng ở miền Bắc nơi có nhiệt độ thấp, hoa chỉ nở vào mùa xuân, người trồng muốn hoa nở đúng cần nhiều kinh nghiệm. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.
3. Kết bài
Hoa đào tượng trưng xuân về, Tết đến. Ngày tết ở miền Bắc mà thiếu đi cành hoa đào không còn là ngày Tết cổ truyền, sắc đào mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhà.
Tham khảo:
Tết đến xuân về chắc chắn nhà nào cũng có một cành đào để chưng trong nhà, vẻ đẹp mê hồn, đài cát của những cành đào luôn mang đến cảm giác sum vầy, đầm ấm may mắn ngày tết, hoa đào còn là biểu tượng văn hóa ở miền Bắc.
Cây hoa đào xuất hiện từ rất lâu, hiện nay làng Nhật Tân, ngoại thành Hà Nội là xứ sở của hoa đào. Cây hoa đào có một số loại như đào bích, đào bạch hoa màu trắng, đào thất thốn cây thấp, hoa nhỏ màu độ thắm.
Cây đào ưa đất phù sa, phân mùn và cần nhất là không gian thoáng đãng, nhiều ánh sáng. Cây đào rụng lá hàng năm vào mùa đông, đến mùa xuân lại nảy lộc, ra hoa. Ngoài ra, hoa đào cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ, người trồng đào cũng phải biết cách canh thời gian hợp lý để hoa đào nở đúng dịp tết.
Hoa đào có nhiều ý nghĩa hoa đào mang lại sự ấm cúng, an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui và đại diện cho tình bạn thân thiết, lòng hướng về gia đình. Bởi vậy những đứa con miền Bắc xa quê thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà Tết.
Tết đến xuân về những cành đào khoe sắc, vẻ đẹp đằm thắm kín đáo với sắc hồng nhẹ nhàng của hoa đào không thể thiếu của người Việt. Hoa đào là hình ảnh linh hồn của ngày Tết quê hương với hi vọng một năm mới may mắn, hạnh phúc, an khang đến với mọi gia đình.
 
  • Like
Reactions: thienabc
Top Bottom