[Lớp 8] Bài tập về hè...

S

stewardryanblack

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tóm tắt tiểu thuyết TẮT ĐÈN bằng 1 đoạn văn dài từ 1 đến 1.5 trang

2.Tóm tắ các truyện sau của Nam Cao:

- Một bữa no.
- Một đám cưới.
- Trẻ con không được ăn thịt chó.

3.Đọc và tóm tắt truyện "Người thầy đầu tiên"

GIÚP MÌNH NHÁ!!!:D
 
C

chitandpi

Trước cách mạng thánh tám ,người nông dân dưới chế độ thực dan nử phong kiến đã phải chịu cảnh sống cơ cực và nhiều áp bức .Nét hiện thực đó đã tràn vào những tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố ,nhưng không chỉ dừng lại ở đó ,tác giả còn làm sáng lên những phẩm chất tốt đẹp của họ ,trong đó nổi bậc hơn hết là hình ảnh sáng ngời của người phụ nữ .
Tình thế của gia đình chị Dậu khi bọn tay sai xông vào .Vụ thuế đang gay gắt ,chị Dậu phải bán con ,bán chó ,bán gánh khoai nhưng vẫn thiếu sưu vì phải nộp cả suất sưu cho người đã chết .Anh Dậu đang ốm nặng .Làm sao phải bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập đó .Ta thấy cai lệ đã được hiện lên qua những cử chỉ sầm sập tiến vào ,trợn ngược hai mắt ,đùng đùng giật phắt cái thừng ,bịch vào ngực chị Dậu ,sấn tới trói anh Dậu ,tát vào mặt chị Dậu đánh bốp .Cai lệ đánh người trói người -kể cả người ốm nặng - không chùn tay ,chửi rủa thô tục ,tất cả đều rất thành thạo ,say mê ,tàn bạo không chút tình người hiện thân của trật tự phong kiến đầy bất nhân lúc bấy giờ .Trước tình thế nguy ngạp của gia đình chị Dậu chị van xin tha thiết ,rồi chị liều mạng cự lại .Do đau mà chị Dậu có được lạ lùng như vậy .Sức mạnh của lòng yêu thương của sự căm hờn .Chị Dậu hiền dịu ,nhẫn nhục nhưng có một sức sống mạnh mẽ ,một tinh thần phản kháng tiềm tàng .Vạch trần bộ mặt bất nhân của xã hội đương thời ,vẻ đẹp tâm hồn của con người phụ nữ nông dân .
 
H

hiennguyenthu082


Tóm tắt cốt truyện:
NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
Thời điểm xảy ra câu chuyện là vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Tại làng Ku-ku-rêu hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan ( một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, trước đây thuộc Liên Xô ), sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, thầy Đuy-sen được Đoàn TNCS điều về làng để lập trường, xóa nạn mù chữ cho nhiều trẻ em trong làng mà đã bao đời nay có nhà chẳng ai biết đọc biết viết. Do đời sống đói khổ và hủ tục vẫn đè nặng, đặc biệt là những kẻ giàu có không ủng hộ nên việc lập trường của Đuy-sen gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với nghị lực phi thường Đuy-sen đã hình thành nên lớp học và được bọn trẻ yêu mến. Có lần do giữ lời hứa về dạy bọn trẻ mà Đuy-sen suýt bị chó sói ăn thịt lúc từ huyện trở về ban đêm. An-tư-nai, một cô gái mồ côi sống cùng chú thím, là học trò lớn nhất lớp và là người học giỏi nhất. Thầy Đuy-sen dành tình cảm đặc biệt cho đứa học trò bất hạnh này và hứa sẽ xin cho em lên tỉnh học.
Bà thím độc ác của An-tư-nai bán em làm vợ lẽ cho một nhà gã nhà giàu có. Đuy-sen liều mình bảo vệ em, bị đánh gãy tay đành bất lực nhìn bọn chúng bắt em đi. Ba ngày sau, trong lúc An-tư-nai cố tìm cách trốn đi nhưng không được thì Đuy-sen đưa hai chiến sĩ công an đến bắt gã nhà giàu kia, giải thoát cho em. An-tư-nai được đưa lên tỉnh học. Giờ phút chia tay giữa mấy thầy trò thật cảm động. Thầy Đuy-sen hứa sẽ thay An-tư-nai chăm sóc hai cây phong mà hai thầy trò đã cùng trồng với ước nguyện An-tư-nai sẽ lớn lên hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Chiến tranh nổ ra, thầy Đuy-sen tham gia quân đội đánh đuổi phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc. An-tư-nai đã trở thành tiến sĩ triết học rồi được phong làm viện sĩ. Lúc này, khi đã trưởng thành, An-tư-nai luôn nhớ về thầy Đuy-sen bằng những tình cảm chân thành, đầy kính trọng. Cô biết rằng, cô đã yêu Đuy-sen nhưng chiến tranh đã đẩy hai người về những miền đẩt khác nhau, không thể nào gặp lại. Có lần, trên chuyến tàu đi Xi-bê-ri, trong lúc tàu đang chạy, An-tư-nai lầm tưởng Đuy-sen nên đã kéo phanh hãm cả đoàn tàu lại. Nhiều người thông cảm vì cho cô vì những mất mát mà họ gánh chịu hoặc chứng kiến vì chiến tranh. Không tìm lại được Đuy-sen, An-tư-nai lấy chồng rồi có con.
Hòa bình lập lại, làng Ku-ku-rêu khai trương ngôi trường mới. Với tư cách là người thành đạt nhất làng trên con đường khoa học, An-tư-nai được mời ngồi ghế danh dự. Trong lúc đó thì Đuy-sen, lúc này đã già, quay về làng làm người đưa thư. Mọi người hồ hời chúc tụng nhau, bình luận có vẻ giễu cợt về tính ương bướng, đã làm gì thì phải làm đến cùng của Đuy-sen. An-tư-nai thầm đau lòng và xấu hổ vì cách đổi xử của dân làng. Bà lặng lẽ quay trở lại Mát-xcơ-va và viết cho họa sĩ, người kể lại câu chuyện này, bức thư kể về vai trò và đóng góp vô cùng to lớn của thầy Đuy-sen đối với bản thân và dân làng. Bà đề nghị họa sĩ ủng hộ bà trong việc đề nghị dân làng Ku-ku-rêu đặt tên cho ngôi trường mới kia là “Trường Đuy-sen”. Đuy-sen xứng đáng với sự tôn vinh ấy bởi ông là người thầy đầu tiên của ngôi trường xiêu vẹo (chữa lại từ chuồng ngựa bỏ hoang), nơi có hai cây phong biểu tượng cho sức sống, sự vươn lên của con người.

(Nguồn : Internet)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom