Văn [Lớp 8] Bài tập làm văn số 3

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình với mọi người ơi!
Đề bài thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc ( áo dài, nón lá, bút .....)
Mình sắp kiểm tra rồi ( Không copy mạng nha, làm được thành bài văn thì càng tốt)
Cảm ơn mọi người trước nha
Dàn ý thôi cũng được nhé mấy bạn.
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Giúp mình với mọi người ơi!
Đề bài thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc ( áo dài, nón lá, bút .....)
Mình sắp kiểm tra rồi ( Không copy mạng nha, làm được thành bài văn thì càng tốt)
Cảm ơn mọi người trước nha
Dàn ý thôi cũng được nhé mấy bạn.
I. Mở bài
- Giới thiệu về đồ vật cần thuyết minh (cái này bạn tự làm được)
II. Thân bài
Vận dụng các phương pháp thuyết minh để trình bày đủ các ý sau:
+Xuất xứ, nguồn gốc (nếu có)
+Cấu tạo,hình dáng, phân loại, giá cả
+công dụng và ý nghĩa
+Cách sử dụng, bảo quản.
$\Rightarrow$ Thân bài bạn cần nhớ thông tin thì mới làm bài được chứ không được chế
III. Kết bài
-Nêu cảm nghĩ về đồ vật đã thuyết minh (bạn cũng tự làm được như phần mở bài)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Phạm Thúy Hằng

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Bút bi : ( nhớ giữ lại lớp 9 còn dùng nha)
MB: giới thiệu cây bút bi
TB:
-nguồn gốc : khoảng những năm 30 TK XIX ...
-cấu tạo: 2 phần
+Vỏ : thường làm bằng nhựa...
+Ruột: gồm lò xo ngòi bút
-Đặc điểm : màu sắc, giá thành( đa dạng), hình dáng
-Chủng loại ( phân theo lứa tuổi sử dụng , giá tiền, mục đích sử dụng)
-Công dụng
-Ưu , khuyết điểm ( chẳng hạn gọn nhẹ rẻ nhưng chỉ sử dụng 1 lần và viết chữ không đẹp)
-Cách sử dụng,bảo quản.( viết cẩn thận, không để rơi, viết xong phải đóng nắp hoặc...)
-vì rất quen thuộc với hs nên thêm ý mối quan hệ giữa hs với bút bi
KB: suy nghĩ về bút bi.
Đây chỉ là dàn bài nếu ý nào chưa triển khai được thì cứ hỏi.
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Giúp mình với mọi người ơi!
Đề bài thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc ( áo dài, nón lá, bút .....)
Mình sắp kiểm tra rồi ( Không copy mạng nha, làm được thành bài văn thì càng tốt)
Cảm ơn mọi người trước nha
Dàn ý thôi cũng được nhé mấy bạn.

Mở Bài:

Cách 1:

  • Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta.
  • Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Cách 2:

"Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Cách 3:

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Thân Bài:

1/ Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2/ Nguyên vật liệu, cách làm nón lá Việt Nam:

a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

  • Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.
  • Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).
b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.

c/ Chằm nón:

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.

3/ Công dụng:

Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,...

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

4/ Bảo quản:

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết Bài:

  • Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
  • Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Nguồn:VnDoc
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Mở Bài:

Cách 1:

  • Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta.
  • Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Cách 2:

"Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Cách 3:

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Thân Bài:

1/ Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2/ Nguyên vật liệu, cách làm nón lá Việt Nam:

a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

  • Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.
  • Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).
b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.

c/ Chằm nón:

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.

3/ Công dụng:

Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,...

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

4/ Bảo quản:

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết Bài:

  • Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
  • Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Nguồn:VnDoc
Mình bảo không lấy trên mạng mà
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
Trong cuộc đời đi học, chắc hẳn mỗi học sinh chúng ta ai cũng biết đến cây bút bi ít nhất là một lần. Bút bi là một vật dụng không thể thiếu trong cặp sách của chúng ta, nó gắn liền với tuổi học trờ của chúng ta, giúp ta ghi chép bao kiến thức bổ ích, lý thú. Và cho đến khi trưởng thành, cây bút bi vẫn mãi luôn theo chúng ta trên hành trình học tập, thu nhận kiến thức để hoàn thiện con người.
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Nó được phát minh trong khoảng thời gian thế chiến thứ hai (1939 - 1945), khi Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.
Chiếc bút bi được một người Mĩ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu chiếc bút bi đầu tiên. Vào những năm 1930, Biro làm cộng tác viên cho một tờ báo nhỏ. Điều khiến ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Biro ra công viên, thấy một nhóm trẻ con đang chơi bi. Bỗng một viên bi vô tình chạy qua vũng nước và để lại một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời tới một xưởng in báo. Ông để ý rằng loại mực để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra 1 loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai Geogre - một kĩ sư hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Ông lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay được tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn và kéo mực xuống in trên giấy. Và cũng vì có viên bi trong bút nên bút đó được gọi là bút bi. Nhờ phát minh đó, Laszlo Biro nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.
Từ khi bút bi ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng trên khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng nhưng chúng đều có cấu tạo chung giống nhau, bao gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.
Vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bên trong đồng thời làm cho cây bút đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn, dài 14 - 20 cm, trên thân vỏ thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút). Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu vỏ bút đa dạng và phong phú, kết hợp nhiều loại màu sắc khác nhau như màu vàng, trắng, xanh, ... giúp tăng tính thẩm mĩ và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, vỏ bút bi có thể mang hình dáng ngộ nghĩnh hay in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao, thần tượng, ... lên thân bút.
Ở bộ phận thứ hai của bút bi là ruột bút, có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...tùy từng loại bút), có tác dụng giữ và đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ đường kính khoảng 0.7 - 1 mm, được coi như là ngòi bút. Viên bi ấy lăn tròn khi chúng ta viết giúp điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
Bên cạnh hai bộ phận chính trên, bút bi còn có các bộ phận đi kèm khác tùy vào từng loại bút. Có bút có thể có nắp đậy lại sau khi dùng, có bút dùng cách kéo đầu bi vào trong bằng lò xo khi không dùng đến. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm trên vỏ, xoay thân bút hoặc trượt,...
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, cặp sách hay bất kỳ nơi nào cần ghi chép. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Bút bi có những tiện ích như vậy nên chúng ta cẫn phải bảo quản bút bi thật cẩn thận bằng cách dùng xong phải đẩy nắp hoặc rút ngòi bút vào trong để tránh rơi bút làm hỏng đầu bi - bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi còn có thể thay ruột khi hết mực. Và nếu bạn để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ, mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước khoảng 15' là cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Bút bi là 1 vật vô tri vô giác, nhưng mỗi nét chữ nó tạo nên có thể cho thấy được bạn là một con người như thế nào. Vì vậy hãy giữ gìn bút thật tốt, cố gắng dùng bút viết thật sạch đẹp để thể hiện mình là con người cẩn thận, đẹp nết, như ông cha ta đã nói: "Nét chữ là nết người".
 
Top Bottom