[lớp 8] bài khó về phép đối

N

nhoxti_99

Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

Cái hay của phép đối troq 2 câu thơ:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ôq đồ già.


(các bạn giúp mình nhá. mình nghỹ nát óc mà hk ra @-) ai làm đk tks nhá :)
-Cấu trúc “mỗi...lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc
-nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần.
-ông đồ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đồ lại trở thành tâm điểm
 
A

anhquyen1610

Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn?
 
N

naniliti

Phép đối ở đây là sự đối lập giữa hình ảnh hoa đào và hình ảnh ông đồ già.Hay cũng có thể gọi là tương phản giữa sự hiện diện của hoa đào với sự hiện diện của ông đồ già
Hoa đào và ông đồ là hai hình ảnh luôn gắn kết nhau mỗi dịp tết đến xuân về, vậy mà nay ông đồ không còn nữa, còn hoa đào thì vẫn nở. Hình ảnh hoa đào là hình ảnh chi sự đổi mới của thời gian, nhịp thời gian thì cứ vậy mà trôi còn ông đồ đã ra đi vĩnh viễn, không còn dáng dập bên phố hè, bên mùa xuân của dân tộc
=> từ đó 2 câu thơ đã nhấn mạnh và khẳng định sự ra đi vĩnh viễn của ông đồ
 
M

mycute8aht

đóng góp ý kiến

Cái đối ở đây chúng ta có thể thấy rõ ràng: một bên là hoa đào nở báo hiệu một mùa xuân sẽ đến, sẽ có sự tươi xuân, sự trẻ trung, mới mẻ. Một bên là hình ảnh ông đồ già, riêng chữ già thôi ta cũng đã thấy sự đối lập, tương phản rồi. Ý của vế lặp muốn nói là mùa xuân cứ thế đi qua, hoa đào cứ thế nở, mọi vật đều trẻ trung, đều đổi mới, chỉ có ông đồ là già dần theo thời gian, chỉ có ông đồ là vẫn miệt mài tâm huyết viết chữ thư pháp, ông vẫn yêu nghề vẫn say đắm với nghề mặc kệ tuổi tác
 
Top Bottom