Văn [Lớp 7] Viết về thiên tai, bão lũ

Thư Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng chín 2017
1,094
2,092
319
Nghệ An
Bangtan School <3
Thiên tai trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường, là thách thức lớn nhất của thiên nhiên mà nhân loại đang phải đối phó. Trong những năm qua, đặc biệt là tháng 8, tháng 9 năm 2017, đã xảy ra những thiên tai đặc biệt lớn đó là 02 cơn siêu bão đổ bộ vào vùng Caribe và nước Mỹ làm trên 200 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 150 tỷ USD; trận động đất kinh hoàng ở Mexico làm trên 200 người chết và mất tích, hàng trăm ngàn người màn trời, chiếu đất,…
Internet
 

Trần Uyển Nhi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng năm 2016
424
976
214
Hà Tĩnh
C
BÀI LÀM
MIỀN TRUNG: BÃO LŨ & CON NGƯỜI

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”
Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.
Bão đến, lũ về.
Bão đến, cây ngã.
Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.
Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.
Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!
Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…
“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

Nguồn: google
 

Trần vũ - sama

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng một 2018
20
6
6
20
Hưng Yên
thcs dị chế
Cơn lũ lịch sử nhấn chìm miền Trung đã đi qua, hình ảnh tan hoang sau đó khiến đồng bào cả nước phải nghẹn lòng xót xa. Hàng nghìn ngôi nhà chìm trong dòng nước lũ, những con đường, đồng ruộng hóa thành sông.

Vậy là bao mồ hôi công sức tằn tiện, chắt chiu nhiều năm của người miền Trung đã bị “cơn hồng thủy” cuốn phăng ra sông, ra biển. Giờ đây họ hoàn toàn trắng tay. Trong cơn hoảng loạn thất thần, 30 người chới với giữa lòng nước dữ và từ đó vĩnh viễn không trở về với gia đình, người thân.

Vết thương do thảm họa môi trường chưa hết nhức nhối, người dân nghèo bốn tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh lại nếm chịu thảm cảnh thiên tai: một cơn lũ lớn chưa từng thấy trong nhiều năm.

Thương sao đứa trẻ mới chào đời chưa tới mười ngày đã phải cùng mẹ đi lánh lũ tại một ngôi trường, trong cảnh chen chúc, chật chội, bức bối. Xót xa thay những người mẹ, người cha từ trên xó nhà nhìn xuống dòng nước mà bất lực: ngày mai gia đình sẽ sống sao đây khi hoa màu, cây cối, gia súc, gia cầm, vật dụng chẳng còn chi?

Nhói lòng cảnh nhà dân có tang quyến trong đợt lũ dâng, nhiều người thân chỉ biết đứng nhìn từ bên này sông khóc lạy người quá cố. Nước dâng lên ngập bàn thờ, có gia đình ở Quảng Hóa (Quảng Bình) phải ôm lư hương, di ảnh của cha mẹ vừa mới mất cùng đi tránh lũ, khiến bao người chứng kiến xót xa, chạnh lòng.

Nói chi người, nhìn con vật trong cơn lũ ta đã thấy mủi lòng. Cảnh một con bò bị ngập sâu được chủ cột dây vào đầu, kéo hếch cái mũi lên để thở ngoi ngóp trong biển nước.

Qua hoạn nạn ta hiểu hơn về miền Trung, đó là mảnh đất hẹp, mặt hướng về biển Đông, lưng quay về dãy Trường Sơn hùng vĩ. Vì vậy, dân miền Trung luôn phải hứng chịu thiên tai dồn dập quanh năm, hạn hán chưa qua, bão lũ đã tới.

Sống trong thách thức thường trực, người miền Trung hay chịu sự bức bối. Có người cho rằng, thiên nhiên khắc nghiệt đã làm cho tính cách người miền này khí khái, quyết liệt. Với họ, mọi vấn đề phải rạch ròi, dứt khoát, chứ không thể nửa vời, dĩ hòa vi quý. Nói nôm na là “thà mất lòng trước, đặng được lòng sau”, “có chết cũng nói”, “chết đứng hơn sống quỳ”.

Lịch sử đã chứng minh sự nổi dậy quyết liệt của người miền Trung vì chính nghĩa. Xô Viết Nghệ Tĩnh là một ví dụ điển hình cho tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân miền Trung, là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.

Còn biết bao tấm gương yêu nước, hết lòng vì cách mạng của người miền Trung mà hình ảnh của họ trở thành bất tử trong lòng dân tộc, đó là mẹ Suốt, mẹ Tơm, mẹ Thứ, mẹ Nhu, 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi ...

Hứng chịu thiên tai, quen với đói nghèo, cơ cực, tấm lưng miền Trung bao đời oằn cong để đỡ cho hai đầu đất nước, sức chịu đựng của người miền Trung quả thật phi thường. Mảnh đất tạo nên con người miền Trung cần cù, chịu thương chịu khó, tiết kiệm, hiếu học.

Không may mắn như người miền khác, người miền Trung nếu không cần kiệm, chắt chiu, dành dụm thì lấy gì xoay xở những khi mùa màng thất bát, thiên tai ập đến bất ngờ ? Vậy đừng hỏi sao người miền Trung ít hào phóng, ăn chơi “tới bến”. Ăn chắc mặc bền là cách ứng xử của họ với thiên nhiên không lấy gì gọi là ưu đãi.

Miền Trung là đất học, sản sinh nhiều nhân tài. Thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống cay đắng đã tạo nên trong họ nhu cầu bứt phá, thay đổi con người với ý chí nghị lực mạnh mẽ, phi thường. Không phải ngẫu nhiên miền Trung sinh ra những con người mà tên tuổi của họ sống mãi trong lòng dân như Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...

Chỉ nói riêng trên phương diện những người bình thường, học là con đường duy nhất thôi thúc con em dân miền Trung thoát cái khổ, cái nghèo, để “con hơn cha là nhà có phúc”. Thanh niên lao động miền Trung tỏa đi khắp đất nước, trong Nam, ngoài Bắc, trên Tây Nguyên... đâu đâu cũng có mặt người miền Trung. Họ chăm chỉ, nhẫn nại, bền chí làm ăn nên ở đâu người miền Trung cũng thành đạt.
 

Cuồng Wanna One

Banned
Banned
9 Tháng một 2018
146
117
54
19
Du học sinh
Big Hit Entertainment; YMC Entertainment
Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”.
Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất, tháng 3/2011, động đất và sóng thần đã làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan. Việt Nam (2010). Ngày càng nhiều làng “Ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.
Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng Ô Zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Theo lịch của người Maya năm 2012 là năm tận thế, nhà tiên tri Vanga dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng thần… nay đang trở thành sự thật.
Nhân loại phải hành động như thế nào?
Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuân, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checmobirr ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người.
Vì tương lai của trái đất, của nhân loại, bạn và tôi hãy chung tay bảo vệ môi trường!
Nguồn: google
 

Xuân Long

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
684
631
149
23
Nam Định
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Nằm trên các đường đứt gãy Á - Âu nên Indonesia là nơi bị ảnh hưởng nặng nề của núi lửa và động đất. Trong thập niên qua, nước này phải hứng chịu ít nhất 46 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ richter, trong đó 27 trận động đất (hơn 50%) có cường độ từ 7 richter trở lên.
Trận động đất kinh hoàng nhất xảy ra ở các quần đảo Sumatra - Andaman năm 2004 với cường độ lên đến 9,1-9,3 richter, khiến 255.000 người chết. Không có thống kê chính thức về thiệt hại của Indonesia trong trận động đất này, nhưng sau đó các tổ chức từ thiện đã phải chi tổng cộng 14 tỷ USD cho các hoạt động cứu trợ.
Các núi lửa tại Indonesia thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương (Pacific Ring of Fire) có tới 150 miệng núi lửa phân bố ở 6 khu vực địa lý khác nhau là Kelut, Merapi và lửa đảo Java.
Những núi lửa này đã gây ra cái chết của hàng nghìn người trong khu vực. Kể từ năm 1000 sau CN, núi lửa Kelut phun trào hơn 30 lần, lần mạnh nhất tới cấp 5. Merapi phun trào hơn 80 lần.
Hiệp hội Núi lửa và Địa chất Quốc tế (IAVCEI) đã gọi Merapi là Núi lửa thập niên kể từ năm 1995 vì tần suất hoạt động cao của nó. Đợt phun trào lớn nhất trong thập niên qua của núi lửa Merapi từ ngày 3 đến 8-11-2010 (cấp 4), khiến 138 người chết.
Trận phun trào núi lửa lớn nhất ở Indonesia thuộc về núi lửa Toba, cách nay chừng 74.000 năm (cấp 8), khiến loài người suýt bị diệt vong.
Động đất, núi lửa thường là những nguyên nhân gây nên sóng thần. Vì vậy, Indonesia cũng là nơi phải hứng nhiều cơn sóng thần lớn trong lịch sử. Cơn sóng thần lớn nhất và gây chết chóc nhất gần đây ở Indonesia chính là sóng thần theo sau trận động đất ở các quần đảo Sumatra - Andaman năm 2004.
Philippines
Theo Viện Phát triển hải ngoại (ODI) của Philippines, nước này là một trong những nơi chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, với đủ các loại từ bão lũ cho đến động đất, sóng thần... Bình quân trong giai đoạn 1970-1989, mỗi năm thiên tai cướp đi 495 mạng sống người dân Philippines.
Trong khi đó, thiệt hại từ thiên tai đang có chiều hướng tăng dần. Giai đoạn 1990-1994, bình quân mỗi năm hơn 600 người chết vì thiên tai. Do là một tập hợp các đảo và quần đảo nằm giữa biển Đông, Philippines hầu như hứng chịu trước tất cả những cơn bão đổ vào Việt Nam.
Theo thống kê của Wikipedia, tính từ năm 2000 đến nay, Philippines đã hứng chịu tới 68 cơn bão. Cơn bão gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay về kinh tế là bão Parma (năm 2009), khiến đất nước này tổn thất 608 triệu USD. Cơn bão gây chết chóc nhiều nhất là Fengshen, cướp đi sinh mạng của 1.410 người, gây thiệt hại 301 triệu USD.
Trong thập niên qua, Philippines hứng chịu 7 trận động đất mạnh từ 6,4 độ richter trở lên, trong đó 2 trận mạnh nhất cùng xảy ra ở Mindanao với cường độ 7,5 richter. Trận động đất gây chết chóc nhiều nhất xảy ra ngày 5-3-2002 ở Mindanao, khiến 15 người chết, 100 người bị thương, 800 nhà cửa hư hại.
Myanmar
Theo nghiên cứu của Maplecroft, Myanmar là đất nước có nguy cơ cực cao về thiên tai, đặc biệt nguy cơ về bão và lũ lụt. Myanmar hứng chịu 5 cơn bão lớn trong 4 năm từ 2006 - 2010, với thiệt hại tổng cộng lên tới hơn 11 tỷ USD.
Trong đó, gây thiệt hại nặng nề nhất là bão Nargis làm 138.366 người chết khiến nhiều nước xung quanh cũng bị ảnh hưởng (nặng nhất là Myanmar), thiệt hại cỡ 10 tỷ USD.
Ngày 24-3-2011, Myanmar hứng chịu 1 trận động đất lớn khiến trên 150 người chết, 30 người mất tích và hơn 200 người bị thương. Trận động đất này ảnh hưởng đến cả Thái Lan và Việt Nam.
Thái Lan
Thái Lan là đất nước chịu nhiều ảnh hưởng từ các loại thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, sóng thần và hạn hán. Theo nghiên cứu của Viện Trái đất (TEI), hạn hán và lũ lụt là 2 loại thiên tai đe dọa nhiều nhất đến Thái Lan, ảnh hưởng đến toàn đất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Tính trên GDP và số người tử vong, lũ lụt là thiên tai đáng sợ nhất ở Thái Lan, kế đó là hạn hán.
Trận lũ lớn nhất 50 năm đã gây thiệt hại cho Thái Lan 100-160 triệu USD.
[TBODY]
thailand.jpg
[/TBODY]
Bão cũng là một đe dọa đáng kể đến các khu vực phía Bắc đất nước. Trong năm nay, Thái Lan là nơi bị thiệt hại lớn nhất do lũ lụt. Hiện nước này đang phải hứng chịu một trận lũ lụt lớn nhất 50 năm qua.
Tính đến ngày 18-10, cơn lũ đã tác động đến gần 2,5 triệu người, trong đó đã có 317 người thiệt mạng và 3 người mất tích, thiệt hại ước tính lên tới 156,7 tỷ baht (5,1 tỷ USD). Kế đó là Campuchia, khi trận lụt ở Phnôm Pênh khiến 250 người chết, 600 căn nhà bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại khoảng 100-160 triệu USD.
 

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nằm trên các đường đứt gãy Á - Âu nên Indonesia là nơi bị ảnh hưởng nặng nề của núi lửa và động đất. Trong thập niên qua, nước này phải hứng chịu ít nhất 46 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ richter, trong đó 27 trận động đất (hơn 50%) có cường độ từ 7 richter trở lên.
Trận động đất kinh hoàng nhất xảy ra ở các quần đảo Sumatra - Andaman năm 2004 với cường độ lên đến 9,1-9,3 richter, khiến 255.000 người chết. Không có thống kê chính thức về thiệt hại của Indonesia trong trận động đất này, nhưng sau đó các tổ chức từ thiện đã phải chi tổng cộng 14 tỷ USD cho các hoạt động cứu trợ.
Các núi lửa tại Indonesia thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương (Pacific Ring of Fire) có tới 150 miệng núi lửa phân bố ở 6 khu vực địa lý khác nhau là Kelut, Merapi và lửa đảo Java.
Những núi lửa này đã gây ra cái chết của hàng nghìn người trong khu vực. Kể từ năm 1000 sau CN, núi lửa Kelut phun trào hơn 30 lần, lần mạnh nhất tới cấp 5. Merapi phun trào hơn 80 lần.
Hiệp hội Núi lửa và Địa chất Quốc tế (IAVCEI) đã gọi Merapi là Núi lửa thập niên kể từ năm 1995 vì tần suất hoạt động cao của nó. Đợt phun trào lớn nhất trong thập niên qua của núi lửa Merapi từ ngày 3 đến 8-11-2010 (cấp 4), khiến 138 người chết.
Trận phun trào núi lửa lớn nhất ở Indonesia thuộc về núi lửa Toba, cách nay chừng 74.000 năm (cấp 8), khiến loài người suýt bị diệt vong.
Động đất, núi lửa thường là những nguyên nhân gây nên sóng thần. Vì vậy, Indonesia cũng là nơi phải hứng nhiều cơn sóng thần lớn trong lịch sử. Cơn sóng thần lớn nhất và gây chết chóc nhất gần đây ở Indonesia chính là sóng thần theo sau trận động đất ở các quần đảo Sumatra - Andaman năm 2004.
Philippines
Theo Viện Phát triển hải ngoại (ODI) của Philippines, nước này là một trong những nơi chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, với đủ các loại từ bão lũ cho đến động đất, sóng thần... Bình quân trong giai đoạn 1970-1989, mỗi năm thiên tai cướp đi 495 mạng sống người dân Philippines.
Trong khi đó, thiệt hại từ thiên tai đang có chiều hướng tăng dần. Giai đoạn 1990-1994, bình quân mỗi năm hơn 600 người chết vì thiên tai. Do là một tập hợp các đảo và quần đảo nằm giữa biển Đông, Philippines hầu như hứng chịu trước tất cả những cơn bão đổ vào Việt Nam.
Theo thống kê của Wikipedia, tính từ năm 2000 đến nay, Philippines đã hứng chịu tới 68 cơn bão. Cơn bão gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay về kinh tế là bão Parma (năm 2009), khiến đất nước này tổn thất 608 triệu USD. Cơn bão gây chết chóc nhiều nhất là Fengshen, cướp đi sinh mạng của 1.410 người, gây thiệt hại 301 triệu USD.
Trong thập niên qua, Philippines hứng chịu 7 trận động đất mạnh từ 6,4 độ richter trở lên, trong đó 2 trận mạnh nhất cùng xảy ra ở Mindanao với cường độ 7,5 richter. Trận động đất gây chết chóc nhiều nhất xảy ra ngày 5-3-2002 ở Mindanao, khiến 15 người chết, 100 người bị thương, 800 nhà cửa hư hại.
Myanmar
Theo nghiên cứu của Maplecroft, Myanmar là đất nước có nguy cơ cực cao về thiên tai, đặc biệt nguy cơ về bão và lũ lụt. Myanmar hứng chịu 5 cơn bão lớn trong 4 năm từ 2006 - 2010, với thiệt hại tổng cộng lên tới hơn 11 tỷ USD.
Trong đó, gây thiệt hại nặng nề nhất là bão Nargis làm 138.366 người chết khiến nhiều nước xung quanh cũng bị ảnh hưởng (nặng nhất là Myanmar), thiệt hại cỡ 10 tỷ USD.
Ngày 24-3-2011, Myanmar hứng chịu 1 trận động đất lớn khiến trên 150 người chết, 30 người mất tích và hơn 200 người bị thương. Trận động đất này ảnh hưởng đến cả Thái Lan và Việt Nam.
Thái Lan
Thái Lan là đất nước chịu nhiều ảnh hưởng từ các loại thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, sóng thần và hạn hán. Theo nghiên cứu của Viện Trái đất (TEI), hạn hán và lũ lụt là 2 loại thiên tai đe dọa nhiều nhất đến Thái Lan, ảnh hưởng đến toàn đất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Tính trên GDP và số người tử vong, lũ lụt là thiên tai đáng sợ nhất ở Thái Lan, kế đó là hạn hán.
Trận lũ lớn nhất 50 năm đã gây thiệt hại cho Thái Lan 100-160 triệu USD.
[TBODY] [/TBODY]
Bão cũng là một đe dọa đáng kể đến các khu vực phía Bắc đất nước. Trong năm nay, Thái Lan là nơi bị thiệt hại lớn nhất do lũ lụt. Hiện nước này đang phải hứng chịu một trận lũ lụt lớn nhất 50 năm qua.
Tính đến ngày 18-10, cơn lũ đã tác động đến gần 2,5 triệu người, trong đó đã có 317 người thiệt mạng và 3 người mất tích, thiệt hại ước tính lên tới 156,7 tỷ baht (5,1 tỷ USD). Kế đó là Campuchia, khi trận lụt ở Phnôm Pênh khiến 250 người chết, 600 căn nhà bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại khoảng 100-160 triệu USD.
Cái này giống phân tích số liệu hơn
 
Top Bottom