Văn [Lớp 7] Tập làm văn số 6

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,231
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I Đọc hiểu
Cho đoạn trích : Hiền tài là nguyên khí quốc gia , nguyên khí vững thì nước mạnh và thịnh , nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế , minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài , tin dùng kẻ sĩ , vun đắp nguyên khí là việc làm trước tiên
( Trích " Bia tiến sĩ " , Văn miếu Thăng Long )
1 Xác định PTBĐ chính ? Cho biết cách lập luận
2 Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
3 Nêu Nội dung chính của đọc văn
II Làm văn
" Uống nước nhớ nguồn " là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Dựa vào sự hiểu biết của em , hãy giải thích câu tục ngữ trên
Giúp em với ạ
Đặc biệt là phần I ý ạ
Em cảm ơn rất nhiều !!!
 
  • Like
Reactions: Haru Bảo Trâm

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
I. Đọc hiểu
Cho đoạn trích: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc làm trước tiên.
( Trích "Bia tiến sĩ", Văn miếu Thăng Long )
1. Xác định PTBĐ chính? Cho biết cách lập luận.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
- Phương pháp lập luận: Chứng minh​
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
- So sánh: "Hiền tài nguyên khí của quốc gia"
- Liệt kê: "việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí"​
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn
Khẳng định giá trị của hiền tài đối với đất nước và sự cần thiết của việc quan tâm, bồi dưỡng hiền tài​
II. Làm văn
"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy giải thích câu tục ngữ trên
Dàn ý thôi nha
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, đạo đức là một thứ không thể thiếu, nó thể hiện tính văn minh, lịch sự và đôi khi có thể đánh giá được phẩm chất của con người.
- Một trong những giá trị đạo đức thiết yếu là lòng biết ơn, chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta, được đúc kết thành câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".​
2. Thân bài:
a) Giải thích nghĩa câu tục ngữ
- "Uống nước" là uống một ngụm nước mát
[tex]\rightarrow[/tex] Người hưởng thụ thành quả
- "Nguồn" là nơi phát sinh ra dòng nước
[tex]\rightarrow[/tex] Người tạo ra thành quả
[tex]\rightarrow[/tex] Khi uống một ngụm nước mát lành, phải nhớ đến nguồn gốc của nó
[tex]\Rightarrow[/tex] Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, chúng ta phải nhớ ơn của những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ​
b) Giải thích vấn đề: Đặt câu hỏi: Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn"?
- Tất cả mọi thứ ta đang hưởng thụ ngày hôm nay đâu phải tự dưng mà có
- Biết ơn sẽ giúp ta gắn bó hơn với gia đình, tập thể, xã hội, được mọi người yêu quý
- Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa, mang một giá trị đạo đức và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống
- Liệt kê các dẫn chứng: tục thờ cúng tổ tiên, thờ thành Hoàng, giỗ tổ Hùng Vương, đền thờ, chùa chiền, đài tưởng niệm khắp nơi​
c) Mở rộng vấn đề
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn những người vô ơn bội nghĩa, đáng bị lên án​
d) Liên hệ bản thân
- Cần phải trân trọng những gì mình đang có, sử dụng chúng hiệu quả, tránh lãng phí để không phụ công ơn của người đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
- Ra sức thi đua học tập thật tốt để mai sau, chúng ta lại trở thành “nguồn” cho thế hệ sau là người “uống nước”.​
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ như một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải luôn giữ cho mình tấm lòng biết ơn
- Biết ơn và luôn muốn báo đáp công ơn là một loại mỹ đức, một cách sống thông minh​
 
Last edited:

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
| Đọc hiểu.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính ? Cho biết cách lập luận ?
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Phương thức lập luận :Chứng minh.
2 . Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
- So sánh: "Hiền tài nguyên khí của quốc gia"
- Liệt kê: "việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí"
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Khẳng định giá trị của hiền tài đối với đất nước và sự cần thiết của việc quan tâm, bồi dưỡng hiền tài.
|| Làm văn:
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy giải thích câu tục ngữ trên.
BÀI LÀM

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,231
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
I. Đọc hiểu
Cho đoạn trích: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc làm trước tiên.
( Trích "Bia tiến sĩ", Văn miếu Thăng Long )
1. Xác định PTBĐ chính? Cho biết cách lập luận.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
- Phương pháp lập luận: Chứng minh​
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
- So sánh: "Hiền tài nguyên khí của quốc gia"
- Liệt kê: "việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí"​
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn
Khẳng định giá trị của hiền tài đối với đất nước và sự cần thiết của việc quan tâm, bồi dưỡng hiền tài​
II. Làm văn
"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy giải thích câu tục ngữ trên
Dàn ý thôi nha
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, đạo đức là một thứ không thể thiếu, nó thể hiện tính văn minh, lịch sự và đôi khi có thể đánh giá được phẩm chất của con người.
- Một trong những giá trị đạo đức thiết yếu là lòng biết ơn, chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta, được đúc kết thành câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".​
2. Thân bài:
a) Giải thích nghĩa câu tục ngữ
- "Uống nước" là uống một ngụm nước mát
[tex]\rightarrow[/tex] Người hưởng thụ thành quả
- "Nguồn" là nơi phát sinh ra dòng nước
[tex]\rightarrow[/tex] Người tạo ra thành quả
[tex]\rightarrow[/tex] Khi uống một ngụm nước mát lành, phải nhớ đến nguồn gốc của nó
[tex]\Rightarrow[/tex] Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, chúng ta phải nhớ ơn của những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ​
b) Giải thích vấn đề: Đặt câu hỏi: Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn"?
- Tất cả mọi thứ ta đang hưởng thụ ngày hôm nay đâu phải tự dưng mà có
- Biết ơn sẽ giúp ta gắn bó hơn với gia đình, tập thể, xã hội, được mọi người yêu quý
- Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa, mang một giá trị đạo đức và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống
- Liệt kê các dẫn chứng: tục thờ cúng tổ tiên, thờ thành Hoàng, giỗ tổ Hùng Vương, đền thờ, chùa chiền, đài tưởng niệm khắp nơi​
c) Mở rộng vấn đề
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn những người vô ơn bội nghĩa, đáng bị lên án​
d) Liên hệ bản thân
- Cần phải trân trọng những gì mình đang có, sử dụng chúng hiệu quả, tránh lãng phí để không phụ công ơn của người đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
- Ra sức thi đua học tập thật tốt để mai sau, chúng ta lại trở thành “nguồn” cho thế hệ sau là người “uống nước”.​
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ như một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải luôn giữ cho mình tấm lòng biết ơn
- Biết ơn và luôn muốn báo đáp công ơn là một loại mỹ đức, một cách sống thông minh​
| Đọc hiểu.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính ? Cho biết cách lập luận ?
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Phương thức lập luận :Chứng minh.
2 . Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
- So sánh: "Hiền tài nguyên khí của quốc gia"
- Liệt kê: "việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí"
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Khẳng định giá trị của hiền tài đối với đất nước và sự cần thiết của việc quan tâm, bồi dưỡng hiền tài.
|| Làm văn:
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy giải thích câu tục ngữ trên.
BÀI LÀM

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
Các bạn tự làm hay theo mạng vậy
Dù sao thì cũng cảm ơn nha
 
  • Like
Reactions: Haru Bảo Trâm
Top Bottom