Văn [LỚP 7] Ôn tập học kỳ I

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Phần Tiếng Việt:
- Khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và nêu tác dụng của chúng. Đưa ra ví dụ cụ thể để chứng minh tác dụng.
- Khái niệm điệp ngữ, các dạng điệp ngữ và nêu tác dụng đưa ra dẫn chứng chứng minh tác dụng.
- Khái niệm về thành ngữ, tác dụng, vai trò.
- Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp, tác dụng.
* Phần Văn Bản:
Từ văn bản nhật dụng Cổng trường mở ra, em hãy nêu vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
Văn bản nhật dụng Cuộc chia tay của những con búp bê có những nhân vật nào?Câu chuyện này viết về nội dung gì? Văn bản đang muốn phản ánh điều gì? Nêu lên ý ngĩa ủa văn bản
 
  • Like
Reactions: The Joker

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
*Phần Tiếng Việt:
- Khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và nêu tác dụng của chúng. Đưa ra ví dụ cụ thể để chứng minh tác dụng.
- Khái niệm điệp ngữ, các dạng điệp ngữ và nêu tác dụng đưa ra dẫn chứng chứng minh tác dụng.
- Khái niệm về thành ngữ, tác dụng, vai trò.
- Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp, tác dụng.
* Phần Văn Bản:
Từ văn bản nhật dụng Cổng trường mở ra, em hãy nêu vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
Văn bản nhật dụng Cuộc chia tay của những con búp bê có những nhân vật nào?Câu chuyện này viết về nội dung gì? Văn bản đang muốn phản ánh điều gì? Nêu lên ý ngĩa ủa văn bản
Mình làm câu cuối nhen !
Có những nhân vật là : Thành, Thủy, mẹ, Vệ Sĩ, Em Nhỏ
ND: Cuộc chia tay của 2 anh em khi gia đình tan vỡ
Vb muốn phản ánh việc li hôn của người lớn gây nhiều đau thương cho trẻ em
Ý nghĩa: Tổ ấm gia đình là thứ quí gái, mỗi người trong gia đình phải biết bảo vệ và giữ gìn nó
 

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
*Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
- Từ đồng nghĩa.

+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
+ Phân loại: ( 2 loại).
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
- Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
- Từ đồng âm.
+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

- Điệp ngữ:
- Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Các kiểu điệp ngữ:
+ điệp ngữ cách quãng:
Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Hồ Chí Minh)
+ điệp ngữ nối tiếp:
Anh đã tìm em rất lâu,rất lâu
Cô gái ở Thạch Kìm,Thạch Nhọn.

+ điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm)
- Thành ngữ:
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.


Chơi chữ:
- Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.
 

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
Những câu này tất cả đều ở trong sách hết đấy bạn ơi, câu nào không có vẫn có thể tra mạng mà. Bạn lưu ý điều này trước khi đăng bất cứ câu hỏi nào lên diễn đàn nhé!
Phần Tiếng Việt:
1. Khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và nêu tác dụng của chúng. Đưa ra ví dụ cụ thể để chứng minh tác dụng.
* Khái niệm

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
* Tác dụng
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn được dùng để thay thế cho nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong các phép đối, tạo sự tương phản, làm câu văn thêm sinh động.
- Từ đồng âm thường được dùng trong chơi chữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
2. Khái niệm điệp ngữ, các dạng điệp ngữ và nêu tác dụng đưa ra dẫn chứng chứng minh tác dụng.
* Khái niệm:
Việc lặp lại một từ, một cụm từ hoặc cả một câu nhằm nhấn mạnh ý, tạo cảm xúc mạnh cho bài văn gọi là phép điệp ngữ.
* Các dạng điệp ngữ: Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ vòng (chuyển tiếp), điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp
* Tác dụng của điệp ngữ: Nhằm nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh cho bài văn.
* Chứng minh tác dụng:
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ..."

(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Trong khổ thơ trên, tác giả đã lặp lại 3 lần từ "nghe" nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ tuổi thơ với bao kỉ niệm êm đẹp của anh chiến sĩ khi vô tình nghe được tiếng gà trưa trên đường hành quân.
3. Khái niệm về thành ngữ, tác dụng, vai trò ngữ pháp.
*Khái niệm:
Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, có ý nghĩa hoàn chỉnh, thường được hiểu theo nghĩa bóng hoặc nghĩa đen, nhưng thường được hiểu theo nghĩa bóng nhiều hơn.
*Tác dụng: Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Vì thế trong văn chương, các nhà thơ, nhà văn thường sử dụng thành ngữ như một biện pháp nghệ thuật.
*Vai trò ngữ pháp: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
4. Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp, tác dụng.
*Khái niệm:
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
*Các lối chơi chữ thường gặp: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
*Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
Phần tạo lập văn bản hãy xem dàn ý trên Google.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: realme427
Top Bottom