Văn (lớp 7) Bánh trôi nước

Tạ Thị Hồng Phúc

Banned
Banned
Thành viên
4 Tháng bảy 2017
100
55
41
  • Like
Reactions: mỳ gói

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Qua văn bản "Bánh trôi nước" và các bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ "Thân em"... Hãy viết một đoạn văn biểu cảm nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
"Bánh trôi nước" là một bài thơ hay vừa ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đề cập đến nỗi bất hạnh khổ đau trong cuộc đời họ.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Là một bài thơ vịnh vật, mượn hình ảnh bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

Hồ Xuân Hương đà diễn tả chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, dáng bánh tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt. Hai chữ "thân em” nữ sĩ mượn từ ca dao khiến ta nhớ đến những câu hát của người lao động: Thân em như miếng cau khô...", "Thân em như giếng giữa đàng...", "Thân em như tấm lụa đào...". Qua đó, câu thơ gợi đến vẻ đẹp của tác giả cũng như của người phụ nữ Việt Nam. Bằng hai tính từ "trắng", "tròn" vẻ đẹp của người phụ nữ càng được miêu tả đậm nét hơn. Nhưng ngược lại, hai tiếng "Thân em" cũng gợi đến những sóng gió, bất hạnh trong đời người phụ nữ, nó giống như “gió dập sóng dồi”, "hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày",. . Và trong bài thơ này thì đó là:

"....Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn...".

Trong câu thơ có yếu tố tả thực, khi nấu bánh trôi, viên bánh ban đầu chìm xuống, khi đã chín thì lại nổi lên, ấy là "bảy nổi ba chìm". Bằng ngòi bút điêu luyện, nữ sĩ Xuân Hương diễn tả cách nấu bánh nhưng ẩn trong đó là nói đến số phận long đong, lận đận "bảy nổi ba chìm" của người phụ nữ đứng trước lễ giáo phong kiến. Không chỉ vậy, ba tiếng “với nước non” còn nâng cao vị thế, tầm vóc của người phụ nữ. Họ phải chịu long đong, vất vả như vậy là vì những công việc sánh ngang tầm non nước cao xa. Trong câu thơ tiếp bà đã sử dụng nghệ thuật tương phản trong hai từ "rắn" và "nát" để nói lên một sự thật: bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, còn số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”... Đó là những nỗi khổ cực của người phụ nữ. Họ không được quyền quyết định số phận của mình. Trong xã hội ngày xưa, phụ nữ chỉ như là một vật dụng, nếu còn giá trị sử dụng thì họ sẽ được coi trọng; ngược lại họ sẽ bị coi rẻ, coi khinh.

Nhưng dầu vậy, ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh, son sắt:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cho dù "rắn" hay "nát" thì chiếc bánh trôi nước vẫn giữ được viên đường đỏ thắm trong lòng. Cũng như người phụ nữ Việt Nam, dù cuộc đời mang nhiều đau thương khổ cực nhưng họ vẫn luôn “giữ tấm lòng son”. Chữ “son” mang ý nghĩa sắt son. chung thủy. Đó là tấm lòng đối với tinh đời, tinh người trong cuộc sống của họ. Điều đó càng làm nâng cao phẩm giá của người phụ nữ:. Câu thơ thể hiện một niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là niềm kiêu hãnh, là sự tự tin trước cuộc đời đầy giông bão của bà.

Giờ đây xã hội mà ta đang sống là một thế giới hiện đại. Nam nữ đều bình đẳng, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người phụ nữ được coi trọng họ có quyền được tham gia các hoạt động xã hội như học tập, văn hoá thể thao, họ được sống bằng chính sức lao động của mình. Tư đó ta đồng cảm hơn với nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa đồng thời cảm phục hơn tấm lòng son sắt của họ trước cuộc đời. Bài thơ khiến người đọc trân trọng hơn niềm hanh phúc ngày hôm nay đang được trao tặng.

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài thơ độc đáo, lời ít mà các tầng nghĩa đan xen sâu sắc. Bài thơ giống như một lời tuyên ngôn về cuộc đời và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
#net hay hì like
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
thân em như tấm lụa đào, thân em như giếng nước trong hay thân em vừa trắng lại vừa tròn. ta hiểu người phụ nữ ở thời phong kiến có đầy đủ công-dung-ngôn-hạnh. Họ sống trong một khuôn khổ và luôn theo phép tắc.
nhưng vế sau thì họ chính là những số phận lênh đênh lận đận không biết bèo ngày mai sẽ trôi dạt về đâu. Họ không có quyền yêu, khát vọng và mơ ước trong khi họ cũng như những con người - người đàn ông gia trưởng kia. Họ sống trong cái thời nam quyền . kinh nữ. Đôi khi ta nhìn lại những con người cụ thể như Thúy Kiều, Vũ Nương ( lớp 9) ta sẽ càng đau đớn lòng. Cái xã hội bất công sẽ đè bẹp mọi thứ.
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Qua văn bản "Bánh trôi nước" và các bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ "Thân em"... Hãy viết một đoạn văn biểu cảm nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mình gợi ý nhé!
- Trước hết bạn cần hiểu cụm từ "thân em" dùng để chỉ ai.
-----> Cụm từ này chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Những vấn đề liên quan đến cụm từ "thân em" trong bài thơ:
+) Vừa trắng lại vừa tròn: Ý chỉ người con gái xinh đẹp, tư dung tốt đẹp.
+) Bảy nổi ba chìm: Chỉ số phận bị người đàn ông định đoạt, không biết chìm nổi thế nào.
+) Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn: Phụ thuộc vào đàn ông, vào chồng, không được bình quyền, bình đẳng.
+) Vẫn giữ tấm lòng son: Vẫn giữ tấm lòng thủy chung, sắc son.
-> Số phận hẩm hiu.
Nếu là con trai thì em cảm thấy thương cảm cho số phận trên, nếu là con gái em cảm thấy đồng cảm sâu sắc.
 

nguyenhonganthi@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng mười 2017
58
44
59
"Bánh trôi nước" là một bài thơ hay vừa ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đề cập đến nỗi bất hạnh khổ đau trong cuộc đời họ.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Là một bài thơ vịnh vật, mượn hình ảnh bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

Hồ Xuân Hương đà diễn tả chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, dáng bánh tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt. Hai chữ "thân em” nữ sĩ mượn từ ca dao khiến ta nhớ đến những câu hát của người lao động: Thân em như miếng cau khô...", "Thân em như giếng giữa đàng...", "Thân em như tấm lụa đào...". Qua đó, câu thơ gợi đến vẻ đẹp của tác giả cũng như của người phụ nữ Việt Nam. Bằng hai tính từ "trắng", "tròn" vẻ đẹp của người phụ nữ càng được miêu tả đậm nét hơn. Nhưng ngược lại, hai tiếng "Thân em" cũng gợi đến những sóng gió, bất hạnh trong đời người phụ nữ, nó giống như “gió dập sóng dồi”, "hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày",. . Và trong bài thơ này thì đó là:

"....Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn...".

Trong câu thơ có yếu tố tả thực, khi nấu bánh trôi, viên bánh ban đầu chìm xuống, khi đã chín thì lại nổi lên, ấy là "bảy nổi ba chìm". Bằng ngòi bút điêu luyện, nữ sĩ Xuân Hương diễn tả cách nấu bánh nhưng ẩn trong đó là nói đến số phận long đong, lận đận "bảy nổi ba chìm" của người phụ nữ đứng trước lễ giáo phong kiến. Không chỉ vậy, ba tiếng “với nước non” còn nâng cao vị thế, tầm vóc của người phụ nữ. Họ phải chịu long đong, vất vả như vậy là vì những công việc sánh ngang tầm non nước cao xa. Trong câu thơ tiếp bà đã sử dụng nghệ thuật tương phản trong hai từ "rắn" và "nát" để nói lên một sự thật: bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, còn số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”... Đó là những nỗi khổ cực của người phụ nữ. Họ không được quyền quyết định số phận của mình. Trong xã hội ngày xưa, phụ nữ chỉ như là một vật dụng, nếu còn giá trị sử dụng thì họ sẽ được coi trọng; ngược lại họ sẽ bị coi rẻ, coi khinh.

Nhưng dầu vậy, ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh, son sắt:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cho dù "rắn" hay "nát" thì chiếc bánh trôi nước vẫn giữ được viên đường đỏ thắm trong lòng. Cũng như người phụ nữ Việt Nam, dù cuộc đời mang nhiều đau thương khổ cực nhưng họ vẫn luôn “giữ tấm lòng son”. Chữ “son” mang ý nghĩa sắt son. chung thủy. Đó là tấm lòng đối với tinh đời, tinh người trong cuộc sống của họ. Điều đó càng làm nâng cao phẩm giá của người phụ nữ:. Câu thơ thể hiện một niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là niềm kiêu hãnh, là sự tự tin trước cuộc đời đầy giông bão của bà.

Giờ đây xã hội mà ta đang sống là một thế giới hiện đại. Nam nữ đều bình đẳng, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người phụ nữ được coi trọng họ có quyền được tham gia các hoạt động xã hội như học tập, văn hoá thể thao, họ được sống bằng chính sức lao động của mình. Tư đó ta đồng cảm hơn với nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa đồng thời cảm phục hơn tấm lòng son sắt của họ trước cuộc đời. Bài thơ khiến người đọc trân trọng hơn niềm hanh phúc ngày hôm nay đang được trao tặng.

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài thơ độc đáo, lời ít mà các tầng nghĩa đan xen sâu sắc. Bài thơ giống như một lời tuyên ngôn về cuộc đời và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
hay hì like
 
  • Like
Reactions: thienabc

xuantri$$$

Học sinh
Thành viên
17 Tháng mười 2017
30
5
29
19
Đồng Nai
Qua rất nhiều câu ca dao mở đầu bằng cụm từ ” thân em”, nỗi oan thán, tủi hờn cho số phận của người phụ nữ thời phong kiến, như khắc sâu vào tâm hồn ta ” Thân em như hạt mưa sa – như miếng cau khô – như cái giếng giữa đàng…” Hàng loạt mô típ được lặp đi lặp lại khiến lòng thương cảm, sự thương xót cay đắng cho thân phận của họ trong ta càng dâng cao tột cùng.Nhờ những bài ca dao đó ta đã hiểu thấu được đức hi sinh, chịu đựng và nỗi khổ đau tột cùng cho số phận những người phụ nữ.

Tuy nhiên trong thơ trung đại, ta lại thấy một tinh thần lạc quan, tự tin và nét đẹp tâm hồn quý giá của người phụ nữ. Trong bài ” bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, tuy cũng có lỗi than thân, buôn tủi cho số phận không được tự chủ, bị phụ thuộc nhưng ta vẫn nghe âm vang giọng điệu tự tin, tự hào qua những ngô ngữ mà nữ thi sĩ sử dụng. Những người phụ nữ tối ngày tần tảo ấy có những nét đẹp về ngoại hình lẫn phẩm chất. Họ có thân hình xinh đẹp, ưa nhìn và có một tấm lòng thanh khiết, thủy chung, hi sinh cho cả gia đình thân yêu của mình.
Tôi thấy vô cùng cảm phục những người phụ nữ ấy. Những con người chân lấm tay bùn nhưng họ có tấm lòng, một tư tưởng vô cùng kính nể. Tuy vậy, người phụ nữ ở bất kỳ thời đại nào cũng thế , cũng là những người giữ lửa yêu thương, là một người vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Ta thấy thật kính nể và trân trọng những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của họ.
 
Top Bottom