Vật lí [Lớp 11]

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 29
Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 = xq1 (với 3 < x < 5) ở khoảng cách R hút nhau với lực với độ lớn F0. Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ

A
hút nhau với độ lớn F < F0.

B
hút nhau với độ lớn F > F0.

C
đẩy nhau với độ lớn F < F0.

D
đẩy nhau với độ lớn F > F0.

Câu 30
Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 5,625E và 0,9E. Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường tại N là

A
4,5E.

B
2,25E.

C
2,5E.

D
3,6E.

Câu 31
Trong không khí, có bốn điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho MI = IN. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 6,25E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến I thì độ lớn cường độ điện trường tại N là

A
4,5E.

B
100E/9.

C
25E.

D
16E.

Câu 32
Trong không khí, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AC = 2,5AB. Nếu đặt tại A một điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại B là E. Nếu đặt tại B một điện tích điểm 1,8Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A và C lần lượt là EB và EC. Giá trị của (EB + EC) là

A
4,6E.

B
3,6E.

C
2,8E.

D
2,6E.

Câu 33
Tại điểm O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là E. Trên tia vuông góc với OA tại điểm A có điểm B cách A một khoảng 8 cm. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5 cm và góc MOB có giá trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại M là 3,84E thì điện tích điểm tại O phải tăng thêm

A
4Q.

B
3Q.

C
6Q.

D
5Q.

Câu 34
Electron trong đèn hình vô tuyến phải có động năng vào cỡ 40.10-20J thì khi đập vào màn hình nó mới làm phát quang lớp bột phát quang phủ ở đó. Để tăng tốc êlectron, người ta phải cho êlectron bay qua điện trường của một tụ điện phẳng, dọc theo một đường sức điện. Ở hai bản của tụ điện có khoét hai lỗ tròn cùng trục và có cùng đường kính. Electron chui vào trong tụ điện qua một lỗ và chui ra ở lỗ kia. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectron khi bắt đầu đi vào điện trường trong tụ điện. Cho điện tích của êlectron là -1,6.10 19 C. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 0,5 cm. Tính cường độ điện trường trong tụ điện.

upload_2017-10-21_21-45-22.png

A
450 V/m.

B
250 V/m.

C
500 V/m.

D
200 V/m.

Câu 35
Bắn một êlectron (tích điện –|e| và có khối lượng m) với vận tốc v vào điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song, cách đều hai bản kim loại (xem hình vẽ). Hiệu điện thế giữa hai bản là U > 0.Biết rằng êlectron bay ra khỏi điện trường tại điểm N nằm cách mép bản dương một đoạn bằng một phần ba khoảng cách giữa hai bản. Động năng của êlectron khi bắt đầu ra khỏi điện trường là

upload_2017-10-21_21-45-22.png

A
0,5|e|U + 0,5mv2.

B
-0,5|e|U + 0,5mv2.

C
|e|U/6 + 0,5mv2.

D
-|e|U/6 + 0,5mv2.

Câu 36
Tại hai điểm A, B cách nhau 10 cm trong không khí có hai điện tích q1 = -8.10-6 C, q2 = 10-6 C. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 15 cm, BC = 5 cm.

A
8100 kV/m.

B
400 kV/m.

C
900 kV/m.

D
6519 kV/m.

Câu 37
Tại hai điểm A và B cách nhau 5 cm trong chân không có hai điện tích điểm q1 = +800/9 nC và q2 = -12.10-8 C. Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C cách A và cách B lần lượt là 4 cm và 3 cm.

A
1273 kV/m.

B
1500 kV/m.

C
1300 kV/m.

D
1285 kV/m.

Câu 38
Tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm trong không khí có đặt hai điện tích q1 = q2 = 12.10-8 C. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = BC = 8 cm.

A
390 kV/m.

B
225 kV/m.

C
78 kV/m.

D
285 kV/m.

Câu 39
Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 1 g, mang một điện tích là q = +90 nC được treo vào một sợi chỉ nhẹ cách điện có chiều dài ℓ. Đầu kia của sợi chỉ được buộc vào điểm cao nhất của một vòng dây tròn bán kính R = 10 cm, tích điện Q = +90 nC (điện tích phân bố đều trên vòng dây) đặt cố định trong mặt phẳng thẳng đứng trong không khí. Biết m nằm cân bằng trên trục của vòng dây và vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Lấy g = 10 m/s2. Tính ℓ.

A
9 cm.

B
7,5 cm.

C
7 cm.

D
8 cm.

Câu 40
Một thanh kim loại mảnh AB có chiều dài L = 10 cm, tích điện q = +1 nC, đặt trong không khí. Biết điện tích phân bố đều theo chiều dài của thanh. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng AB kéo dài về phía A và cách A một đoạn a = 5 cm. Độ lớn cường độ điện trường do thanh gây ra tại điểm M là

A
1000 V/m.

B
2400 V/m.

C
1800 V/m.

D
1200 V/m.
 
Top Bottom