1. Vì sao cuối thời kì xã hội công sản nguyên thủy, lượng lượng sản xuất phát triển?
2. Vẽ sơ đồ giải thích quá trình hình thành nhà nước
(1) Chế độ công xã thị tộc, chế độ thị tộc, chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người. Bắt đầu từ thời kỳ xuất hiện Người khôn ngoan (Homo sapiens) và kết thúc với sự hình thành xã hội có giai cấp và xuất hiện nhà nước. Đặc điểm: sở hữu chung về tư liệu sản xuất, lao động tập thể và hưởng chung thành quả lao động; công cụ sản xuất thô sơ, lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hạt nhân của giai đoạn cộng sản nguyên thủy là thị tộc mẫu quyền và mẫu hệ, về sau được thị tộc phụ quyền và phụ hệ thay thế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự xuất hiện tư hữu và sự tan rã của thị tộc. Ở thời kì tan rã, xuất hiện công xã láng giềng nguyên thủy. Khi giai cấp xuất hiện và nhà nước ra đời thì chế độ cộng sản nguyên thủy cũng chấm dứt
Theo Ăngghen, sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội phân chia thành giai cấp. Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phân chia giai cấp, là kết quả của những mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hoà được, là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa cần có một quyền lực công cộng tách khỏi nhân dân và đứng đối lập với nhân dân, thích ứng với tình trạng kinh tế thấp kém là tình trạng chưa phân hoá giai cấp, là những thị tộc, bộ lạc và đứng đầu các tổ chức này là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra. Quyền lực của những tộc trưởng này dựa vào sức mạnh đạo đức và uy tín, quyền hành và chức năng của cơ quan quản lý xã hội chưa mang tính chính trị. Các thủ lĩnh, trong đó có thủ lĩnh quân sự, do nhân dân bầu ra không phải là người cai trị, họ chỉ thực hiện ý chí của nhân dân và không có đặc quyền, đặc lợi.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã đưa lại năng suất lao động ngày một cao và xuất hiện của cải dư thừa. Đây là điều kiện khách quan làm xuất hiện sự chiếm đoạt của cải ở một số người có quyền lực và sự phân hoá xã hội thành những giai cấp đối kháng. Sau lần phân công lao động xã hội thứ ba, đã có sự tích tụ của cải về một số ít người và sự bần cùng hoá một số đông người. Sự ra đời của chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp như vậy đã làm cho chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã.
(2) ....