Vật lí [lớp 10] tĩnh học vật rắn

Mark Urich

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng một 2018
133
236
59
Hà Nội
NDC
Bài 6: Em hãy tự vẽ hình và biểu diễn các lực cho bài này.

Thanh AB gắn vào tường bởi bản lề tại A cố định nên giúp nó có thể quay xung quanh trục cố định đi qua A. Vậy AB là 1 vật rắn có thể quay xung quanh 1 trục cố định tại điểm bản lề A.

Các lực tác dụng vào thanh là:
- trọng lực [tex]\underset{P}{\rightarrow}[/tex] thẳng đứng hướng xuống, vì thanh đồng chất nên [tex]\underset{P}{\rightarrow}[/tex] đặt tại trung điểm của AB.
- lực căng dây [tex]\underset{T}{\rightarrow}[/tex] có phương của dây, chiều từ C đến O và đặt tại C là điểm buộc dây.
- phản lực [tex]\underset{N}{\rightarrow}[/tex] của tường tác dụng vào thanh có phương trên AB, chiều từ A đến B và đặt tại A (suy từ định luật 3 newton do thanh tác dụng áp lực lên tường đặt tại A theo phương thanh và hướng vào tường)

Vì phản lực [tex]\underset{N}{\rightarrow}[/tex] có giá đi qua trục quay nên nó ko có tác dụng làm quay thanh (hoặc do có mômen = 0)

Trọng lực [tex]\underset{P}{\rightarrow}[/tex] có tác dụng kéo thanh xuống nên nó làm thanh có xu hướng quay xuống theo chiều kim đồng hồ. Còn lực căng dây [tex]\underset{T}{\rightarrow}[/tex] giữ vật nên có xu hướng làm vật quay ngược lại.

Vì thanh nằm cân bằng nên theo quy tắc mômen lực ta phải có:
Mômen của P = Mômen của T.
Hay: P.d1 = T.d2 ==> mg.d1 = T.d2
trong đó d1 là khoảng cách từ trục quay (điểm A) tới giá của [tex]\underset{P}{\rightarrow}[/tex] tức là d1 = l/2 với l là chiều dài AB.
và d2 là khoảng cách từ trục quay (điểm A) tới giá của [tex]\underset{T}{\rightarrow}[/tex] tức là d2 = khoảng cách từ A đến đường thẳng CO = AC. sin[tex]\alpha[/tex] = 2/3.l. sin[tex]\alpha[/tex]

Vậy suy ra: mgl/2 = 2/3.l.T. sin[tex]\alpha[/tex]
Từ đó ta tính đc lực căng dây T = 3mg / 4sin[tex]\alpha[/tex]
thay số cụ thể để cho kết quả.

Bài 7 cũng lập luận và giải tương tự. chú ý về phương, chiều và điểm đặt của các lực.
 
  • Like
Reactions: Tưi Tưi
Top Bottom