Văn [ Lớp 10] Tập làm văn ~ Bài Viết Số 3

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Đó là ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ Thanh Hải: muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” để dâng hiến cho cuộc đời chung những gì tốt đẹp nhất. Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” cũng đã yêu nghề, có trách nhiệm cao với công việc bời anh hiểu công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí khác; có ích cho đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta , đất nước ta. Vẻ đẹp của anh thanh niên cùng với bao tấm gương sáng khác trong quá khứ khiến cho ta xúc động và tự hỏi lòng mình: phải làm gì để xứng đáng với thế hệ đi trước? Điều chắc chắn tiên quyết đối với mỗi người đó là phải sống có lí tưởng.

Chúng ta cũng đã biết: lí tưởng là mục đích sống cao đẹp của con người. Có thể thấy rõ, con người sống có lí tưởng qua các hành động cụ thể, qua sự cống hiến hết mình của họ trong lao động, học tập, chiến đấy để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

Ở bất cứ thời đại nào, con người cũng cần phải có lí tưởng . Khi ở tuổi thanh niên, Nguyễn Công Trứ đã từng xác định:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

Theo ông, chí làm trai là phải lập nên công danh sự nghiệp để trả nợ tang bồng. Dẫu quan niệm còn nặng tư tưởng phong kiến nhưng chúng ta cũng thấy được rất nhiều việc lớn Nguyễn Công Trứ đã giúp ích cho đời. Như vậy, sống phải có mục đích, lí tưởng để con người theo đích đã chọn mà hành động, mà vươn lên.

“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường”. Nhận xét này thật đúng khi soi nó vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bên cảng nhà Rồng bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước. Làm phụ bếp trên tàu, quét tuyết giữa đêm lạnh trời Âu, bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch…biết bao gian khổ hi sinh. Con đường cứu dân cứu nước còn gập ghềnh, thử thách, Bác Hồ đã tự khuyên mình:

“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”

Và trong cảnh lao tù, Người vẫn kiên trì mục đích đã chọn, vững lòng bởi:

“Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”

“Sự nghiệp lớn” mà Bác đã chọn đó là con đường dẫn đến độc lập cho đất nước, tự do, no ấm cho nhân dân. Những thanh niên thế hệ đầu tiên được Bác dìu dắt tham gia Cách mạng đã cống hiến hết tuổi xuân của mình cho đất nước như chị Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu…và còn nhiều tên tuổi vô danh khác đã ngã xuống cho đất nước này “nở hoa độc lập, kết quả tự do”

Theo lời Bác gọi, trong chín năm chống Pháp, nhiều thanh niên nông thôn đã đến với quân đội Cách mạng, từ những nơi “nước mặn đồng chua…dất cày lên sỏi đá”, họ đã trở thành đồng chí đồng đội cùng chung mục đích, cùng chung lí tưởng.

Vì lí tưởng cao đẹp, các thanh niên miền Bắc đã vào Nam chiến đấu chỗng Mỹ với khí thế

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Có thể nói, khí thế của cả dân tộc thời kì ấy là của bốn nghìn năm dồn tụ lại. Những sinh viên trẻ như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Kiên (“Nỗi buồn chiến tranh”) cũng đã vào Nam góp phần không nhỏ trong chiến thắng vẻ vang của dân tộc:

“Vì độc lập tự do núi sông hùng vĩ
Vì thiêng liêng giá trị con người
Vì muôn đời hoa trái xanh tươi”

Vì mục đích sống cao đẹp ấy, thế hệ thanh niên thế kỉ 20 đã hiến dâng cả cuộc đời, cả tuổi xuân của mình cho đất nước. Bước sang thế kỉ 21, đất nước Việt nam có những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Ở mỗi lĩnh vực, sự cống hiến của thanh niên thật đáng trân trọng. Nơi biên giới hải đảo xa xôi, những thanh niên vừa chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu vừa đem ánh sáng văn hóa cho nhân dân. Nơi giảng đường đại học, thanh niên vừa học lại vừa sôi nổi chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”…Thanh niên hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục nối lí tưởng cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra. Ngọn lửa truyền thống của lớp thanh niên đi trước vẫn được thắp sáng mãi, là điểm tựa vững chắc để từ đó thanh niên Việt nam vững bước tương lai.

Thực tế, vẫn còn một số thanh niên rơi vào vòng xoáy của ăn chơi , sa đọa, ham sống hưởng thụ trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội: có thanh niên vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích quốc gia dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”…Có thể khẳng định học là những con người sống không có lí tưởng.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Câu thơ ấy nhắc nhở chúng ta sống đúng đạo lí làm người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, trân trọng thành quả mà ta đang hưởng thụ, biết ơn người làm ra thành quả và có ý thức chăm bón để cây đời mãi mãi xanh tươi, đem lại trái ngọt cho thế hệ sau là thái độ đúng đắn nhất mà chúng ta hôm nay nên làm.

Là thanh niên sống và học tập trên đất nước bình yên hôm nay tôi hiểu rõ giá trị của cuộc sống mà chúng ta đang sống phải đối bằng bao hi sinh của thế hệ cha ông đi trước. hành trang chúng tôi mang theo trong thế kỉ này là quá khứ hào hùng của dân tộc từ thuở vua Hùng dựng nước, là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời đại Hồ Chí Minh…Sống có lí tưởng , tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn biết bao.
Nguồn:Diễn đàn
 

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
Tố Hữu, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một hồn thơ trữ tình, chính trị tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới. Trong từng thi phẩm của mình, nhà thơ luôn thể hiện cái chất men say hứng khởi với cách mạng, với cộng sản và lúc nào ta cũng thấy pha vào đó là tính triết lí sâu xa. Tiêu biểu là đoạn thơ trích trong "một khúc ca xuân"

"Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".


Bằng cách nói giả định "nếu... thì" nhà thơ đưa ra hình ảnh rất gần gũi trog cuộc sống: chim và lá. Tạo quá sinh ra vạn vật và cũng đồng thời gán cho chúng những trách nhiệm với cuộc sống. Bởi thế mà, đã là chim thì nhất định "phải hót", còn lá thì "phải xanh". Mỗi buổi sớm khi ta thức dậy, tiếng chim hót líu lo trên cành đưa ta hoà vào nhịp sống mới thật hào hứng và đầy nao nức, con chim làm đẹp cho cuộc đời, tô đẹp cho cuộc sống bằng chính tiếng hót lảnh lót du dương của mình. Còn chiếc lá vốn mang màu xanh căng tràn sức sống, chiếc lá góp chút hương sắc cho đời bằng những bóng râm, bằng những chấm xanh li ti trên nền trời bao la, thế giới sẽ thêm xinh tươi hơn. Dù chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng đến con chim chiếc lá còn biết cống hiến, làm đẹp cho cuộc sống. Bản thân chúng ta là con người, chả lẽ "vay mà không trả"? Câu thơ nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người. Từ khi sinh ra ta đã nhận không biết bao nhiêu là thứ của cuộc sống, đến cả khi lớn lên ta cũng k ngừng được nhận, cuộc sống đã hào phóng mà cho ta tất cả để từ đó ta tự xây dựng con đường đi riêng cho mình. Điều đó cũng có nghĩa ta đã vay mượn quá nhiều. Quy luật của tự nhiên, đã vay thì phải trả, và con người cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã vay vậy thì phải trả, trả bằng cách nào? Ấy là chính thái độ sống của mỗi người:

"sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Nợ đời không phải trả bằng vật chất vô nghĩa mà chính ở sự cống hiến, cái mà ta đã "cho", biết nhận lại thì phải biết cho đi, đó là quy luật của cuộc sống. Nhịp thơ mang đậm phong cách riêng của Tố Hữu, đầy sức sống của cách mạng, cách lặp từ kết hợp với ý thơ tạo sự hài hoà về nội dung lẫn hình thức, càng làm cho tính triết lí thêm nổi bật hơn.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã nói lên rất nhiều điều, mang những ý nghĩa sâu xa.

Lý tưởng của Tố hữu, đó là sống. Sống yêu thương, sống nồng nhiệt, sống dâng hiến, sống hết mình: lá không xanh ai hay đó là lá, lá ra đời chỉ để mà vàng, chỉ để mà rơi rụng, ai biết được lá đẹp hay không. Cũng như người ta biết đến loài chim chỉ vì tiếng hót, loài người chỉ vì sự hiến dâng. Cuộc đời sẽ chỉ được đo bằng những cống hiến, cho xã hội, cho cộng đồng, cho những người bên cạnh. Lá xanh hết mình, chim kêu đến khi nào dứt tiếng, con người cho đến khi nào giã từ trần thê, khi đó sẽ còn phải hi sinh, và sẽ hi sinh.

Nên hiẻu thế nào về hai chữ vay và trả. Con người sinh ra đã là một món nợ. Cộng đồng nuôi ta khôn lớn. Dất nước cho ta chỗ ở, cho ta thức ăn, nước uống, cha mẹ nuôi ta khôn lớn, cho ta được cắp sách tới trường...làm sao nói hết những gì ta đã lấy đi ? Trăm năm trồng người, thế hệ trước, ciuộc đời đã hi sinh để nuôi lớn lên từ trong dĩ vãng những người con ưu tú rồi sẽ cống hiến cho cuộc đời này những tháng năm tươi đẹp nhất của dời mình. Mỗi giờ phút phí hoài của chúng ta sẽ là một mất mát cho xã hội, mà bao nhiêu giờ phút đó cộng lại, mát mát lớn đến nhường nào. Vay mà không trả là ích kỷ. Lấy của cuộc đời mà không trả cho cuộc đời làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa. Khi đó thế giới sẽ không gì hơn là những cuộc sống xa hoa, hưởng thụ. mà kết cục tất yếu sẽ là sự diệt vong của loài người.
 
  • Like
Reactions: Kagome811
Top Bottom