

- Ngày mai là viết bài văn số 2, nhưng cô giáo lại cho 6 đề khác với sách giáo khoa, yêu cầu tự lập dàn ý rồi mai cô sẽ cho đề cùng dạng với 1 trong 6 đề đó, mình ngu văn cực kì :< ai giỏi văn làm ơn sửa lỗi giùm mình với, càng chi tiết càng tốt, hix... Cảm ơn rất nhiều.
- Đề bài: Từ bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương. Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn bàn về mối quan hệ giữa nghĩa nước - tình nhà.
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc về chủ đề giữ nước của dân tộc, nổi bật trong đó là bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương, khiến cho người đọc có cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ nghĩa nước-tình nhà. Những sơ xuất của An Dương Vương khi cho Trọng Thủy lấy Mị Châu, cho hắn ở rể và chủ quan khi biết Đà sang xâm lược cùng với sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu khi cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của nước Âu Lạc. Sự đáng trách đối với Mị Châu chính là dại dột đặt tình cảm riêng lên trên nghĩa nước. Bởi lẽ, nàng không chỉ là công dân mà con là công chúa của nước Âu Lạc nên trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước vô cùng nặng nề. Tội của nàng không hề nhỏ vì đã làm ảnh hưởng tới sự sống còn của cả một dân tộc, vậy nên đã phải hứng chịu bi kịch bị chém đầu bởi chính cha của mình. Đây là bài học cho nàng công chúa đáng thương và cũng là bài học răn dạy các thế hệ sau này về cách xử lí đúng đắn giữa mối quan hệ tình nhà nghĩa nước.
- Đề bài: Từ bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương. Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn bàn về mối quan hệ giữa nghĩa nước - tình nhà.
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc về chủ đề giữ nước của dân tộc, nổi bật trong đó là bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương, khiến cho người đọc có cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ nghĩa nước-tình nhà. Những sơ xuất của An Dương Vương khi cho Trọng Thủy lấy Mị Châu, cho hắn ở rể và chủ quan khi biết Đà sang xâm lược cùng với sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu khi cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của nước Âu Lạc. Sự đáng trách đối với Mị Châu chính là dại dột đặt tình cảm riêng lên trên nghĩa nước. Bởi lẽ, nàng không chỉ là công dân mà con là công chúa của nước Âu Lạc nên trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước vô cùng nặng nề. Tội của nàng không hề nhỏ vì đã làm ảnh hưởng tới sự sống còn của cả một dân tộc, vậy nên đã phải hứng chịu bi kịch bị chém đầu bởi chính cha của mình. Đây là bài học cho nàng công chúa đáng thương và cũng là bài học răn dạy các thế hệ sau này về cách xử lí đúng đắn giữa mối quan hệ tình nhà nghĩa nước.