[lớp 10] phân tích nhân vật

C

conan99

Truyện Tấm Cám chắc ở đây ai cũng từng nghe rồi, thậm chí nó còn được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh. Câu so sánh "Hiền như cô Tấm" chắc mọi người nghe cũng không ít.

Nay xin có vài lời phân tích nho nhỏ như sau:

1. Tấm Cám có những điểm nào kì quặc đến thú vị?

Bỏ qua những yếu tố gọi là cổ tích như Bụt, chết đi sống lại, biến từ cái nọ sang cái kia, xin mạn phép nêu vài yếu tố rất thú vị trong Tấm Cám như sau:

- Tấm là con gái có ăn có học, tuổi mười tám đôi mươi, trí tuệ phát triển hoàn toàn bình thường, làm hoàng hậu. Điều này đúng? Vậy mà khi mẹ ghẻ bảo trèo lên cây cau, Tấm trèo phát lên được ngay. Đã ai trèo cau ở đây chưa? Cái cây đó bảo Hoàng hậu xúng xính váy áo trèo lên mà trèo ton tót lên, đúng là thú vị.

- Vẫn cây cau, khi Tấm ở trên ngọn, mẹ con Cám mang rìu ra để .. "đuổi kiến" cho Tấm, với trí tuệ phát triển rất đỗi bình thường như trên, hoàng hậu Tấm tin sái cổ, cho mẹ con Cám ... dùng rìu đuổi kiến. Có phải Tấm ... ngây thơ quá mức cần thiết không?

2. Tấm có phải người con gái hiền lương thục đức không?

Câu hỏi này chắc xuất phát từ vụ cây cau trước nhất. Như nói ở trên, hoàng hậu Tấm trèo cây rất máu. Nhưng thôi, cứ cho rằng đó là tài lẻ của hoàng hậu. Những điểm sau chứng minh hoàng hậu Tấm "hiền" hết chỗ chê:

- Cây xoan đào mọc lên, vua ra đó nằm, Cám ghen, chặt về làm khung cửi. Khung cửi ngày đêm kẽo kẹt những lời rất đáng yêu:

"Kẽo kà kẽo kẹt, lấy tranh chồng bà, bà móc mắt ra".

Cái này đáng xếp vào tội "Đe doạ giết người". Mà tội này không cần có cấu thành tội phạm hình thức, tức là chỉ cần có hành vi bằng lời nói là bị kết tội rồi.

- Cám hỏi Tấm: sao để đẹp. Tấm đáp là nấu nước sôi tắm. Xong xuôi lợi dụng sự ngây thơ của Cám, Tấm nấu mắm Cám đem về cho mẹ Cám ăn. Sao mà lại trả thù độc ác đến thế. Trừng phạt thì trừng phạt chứ kiểu nấu mắm mang về cho mẹ Cám ăn đúng là giết người bằng thủ đoạn độc ác rồi. Cái này còn là tình tiết tăng nặng trong Bộ luật hình sự ấy chứ.

3. Cám ác hay tội nghiệp?

Có lẽ trong đời em Cám, ẻm gây 1 tội lỗi đáng kể duy nhất là chôm cá của Tấm.

Ngoài ra:

- Chặt cây cho Tấm chết: mẹ ẻm chặt, ẻm đứng bên coi, tính là tội không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm.

- Giết cá bống: Một con cá, nuôi trong giếng nhà, chim trời cá nước, muốn bắt xơi há phải hỏi Tấm à? Con cá đó cũng không khắc trên vẩy 4 chữ: Của Tấm cấm sờ.

- Lấy tranh chồng chị: Ô hay, anh Vua không ok cho em Cám về làm vợ thì ẻm ton ton chạy vào cung làm tân hoàng hậu được chắc? Rồi mẹ bảo vào thì em Cám vào, em Cám có phải đứa ngu đâu mà chức hoàng hậu chào mời mình ra đó mà cũng không làm?

- Giết chim vàng anh: Cám ghen, thấy chồng mê chim hơn mê mình, giết chim, cái đó chẳng có gì là khó giải thích cả. Em Cám không phải thục nữ, không hiền như "cô Tấm" nên ẻm có quyền ghen, thậm chí là giết 1 con chim. Em Cám không có nghĩa vụ biết và phải biết đó là Tấm. Ẻm không giết Tấm mà giết một con chim rất đỗi bình thường.

- Chặt cây làm khung cửi, đốt khung cửi: Nói thực chứ trừ phi em Cám mắc bệnh thích nghe chửi chứ một cái khung cửi ma quái biết nói tiếng người trong đêm đủ đáng sợ lắm rồi. Hơn nữa cái khung cửi ấy có nói ra lời nào tử tế đâu ngoài miệt thị và chửi bới mình. Do đó hoạ bị **** hoặc thích bị chửi thì mới giữ cái khung cửi đó cạnh bên mình. Hành động đốt khung cửi của Cám là hoàn toàn bình thường.

- Khi Vua vác Tấm về, Cám vẫn ngây thơ tin lời và ở gần bên Tấm, chứng tỏ Cám hoàn toàn không có tà tâm đối với Tấm. Nếu có tà tâm thì hẳn Cám không tin lời đến nỗi bị Tấm nấu mắm.

Do đó, chứng minh được Cám là một cô gái ngây thơ, có chút thủ đoạn và tính toán kiểu trẻ con khi lừa chôm cá của chị để khỏi bị mẹ mắng. Sau này Cám đối đãi với Tấm là rất chị em, chân thành tin vào người chị lớn. Cám không bất nghĩa với Tấm, nếu có chỉ là mẹ Cám toan tính. Do đó người tội nghiệp nhất câu chuyện chính là Cám.

Nói cách khác, phải chăng đạo lí nên đảo lại: Hiền như cô Cám?

Về câu chuyện, có 1 số dị bản sau này cho mẹ con Cám bị trời đánh chết (theo kiểu mẹ con Lí Thông). Nói cho đặng thì Cám cũng có làm gì nên tội nên tình đâu mà phải bị chết như thế? Ác nghiệt của mẹ Cám sao lại đổ lên đầu Cám?

Theo một số nguồn thông tin thì Tấm Cám là bản biến thể của một câu chuyện cổ tích của Ấn Độ, được đặt lại vào bối cảnh Việt Nam. Nếu là thời bộ luật Manu của Ấn Độ thì cách trả thù này hoàn toàn bình thường. Theo bộ luật đó thì trả thù ngang bằng là đúng đắn. Ví dụ thợ xây làm đổ nhà chết con chủ nhà thì con thợ xây phải chết. Vì lí đó mẹ Cám làm hại Tấm thì Cám phải chết. Có điều ở Việt Nam có luật trả thù ngang bằng đó không?

Đứng trên góc độ hiện tại để phân tích lại chuyện cổ xưa, giá trị lại đảo ngược lại. Cám mới là người đáng thương hơn. Còn dạy ;)@-)@-)
 
I

iloveyou247_tintin

Bạn viết theo dàn bài này nhé

1/ Mở bài :
-Giới thiệu về những quan niệm đạo đức truyền thống liên quan đến thiện -ác trong dân gian
-Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện.

2/Thân Bài:
-Đặc trưng thể loại cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội .

-Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong truyên Tấm Cám: Gì ghẻ,Cám >< Tấm ,giai cấp bóc lột>< giai cấp bị bóc lột, cái ác><cái thiện

-Cái ác đã chà đạp lên cái thiện và cái thiện đã vùng lên đấu tranh :Mẹ con Cám bóc lột Tấm ,bốn lầm giết Tấm :chặt cau,giết vành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung cửi->Tấm hóa kiếp nhắc nhở "phơi áo chồng tao..."., giành lại hạnh phúc (vua mắc võng lên cây xoan đào ),đe dọa kẻ thù "Kẽo ca kẽo kẹt ...chị móc mắt ra".

-Ý nghĩa cuộc đấu tranh của cái thiện với cái ác :tăng tiến về mức độ ,từ thụ dộng đến chủ động........

-Rút ra bài học :
+Muốn chiến thắng cái ác phải kiên quyết ,không thể nhu nhược ,nhún nhường.
+Con người phải biết hướng thiện tránh xa cái ác.

3/Kết Luận:
-Khẳng định đạo lí "ở hiền gặp lành"," gieo gió gặp bão",....của dân gian

Bài tham khảo

Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta ,cái thiện luôn được trân trọng,đề cao .Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động,việc làm của con người hướng tới.Ngược lại ,cái Ác luôn đươc lên án ,ghét bỏ kết tội.Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác,dân gian luôn để cái thiên chiến thắng vẻ vang.đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời,Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với caí Ác đúng như quan niệm của nhân dân:Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ.từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng.

Như ta đã biết , truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giai cấp .Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy.Yếu tố kì ảo được sử dụng để hỗ trợ cho cái Thiện , giúp cái Thiện chiến thắng.

Trong truyên cổ tích Tấm Cám ,hai tuyến nhân vật Thiện -Ác phân ra rất rõ rệt .Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám.đây là hai nhân vật luôn có những hành động áp bức,bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc ,những hành động độc ác mất hết tính người .Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện ,cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh :mẹ mất sớm ,bố nhu nhược ,bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp.

Khi xã hội đã phân giai cấp ,trong quan niệm của dân gian,cái Thiên đồng nghĩa với cái Đẹp ,chúng luôn bị chà đạp,ghen ghét .Hơn thế .Hơn thế cái Thiện ,cái Đẹp còn là những điều thuộc về nhân dân lao động -giai cấp bị áp bức trong xã hội .Ngược lại ,cái Ác cũng là cái Xấu ,ban đầu chúng rất mạnh ,có khả năng áp bức bóc lột cái Thiện ,cái Đẹp .Chúng thuộc về giai cấp trên,giai cấp bóc lột trong xã hội. Cái Thiện bị áp bức như thế nào?

Bao giờ bánh đúc có xương
Thì bà dì ghẻ mới thương kon chồng.

Nó thật đúng với trường hợp của mối quan hệ của bà dì ghẻ và Tấm.Phận con chồng ,Tấm phải quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối ,không chút ngơi nghỉ,trong khi đó ,Cám con đẻ của dì ghẻ nhởn nhơ rong chơi ,biếng nhác.Tấm bị nhiếc móc chửi bới, Cám được cưng nhiều dung túng .Sự bất công ấy được cụ thể trong tình huống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép.Cám ham chơi ,lười biếng nhưng nhờ xảo trá quỷ quyệt lại được phần thưởng.Chưa hết ,mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọi nguồn vui sống,mọi mối giao lưu của cám đối với cuộc đời, cho dù đó là con cá bống !Sau đó ,chúng ngăn cản Tấm đi dự dạ hội bằng mọi chở ngại cũng chỉ vì độc ác,ích kỉ.

Tấm, trước mọi hành hạ áp bức của mẹ con Cám .Cô chẳng biết làm gì ngoài việc ôm mặt khóc.Cô nhẫn nhúc nơi xó bếp chính nhà mình.Bị cướp mất cá .Khóc .Bị giết cá bống .Khóc.Không được đi dạ hội.Khóc .Kohng6 có quần áo đẹp .Khóc,....

Rõ ràng ,ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược .Tuy nhiên ,nhìn ở một góc độ nào đó,ta thấy được quan niệm "dĩ hòa vi quý"của dân gian.Không ai muốn ân oán chất chồng,chịu thiệ một phần để mong bình yên một thuở.Nhưng cậy muốn lặng mà gió chẳng dừng .vậy đến một ngưỡng nào đó,cái Thiện sẽ vùng lên chống trả.

Ấy chính là cái Ác tàn nhẫn muốn độc chiếm sự sống,âm mưu sát hại cái Thiện.Cái thiện muốn sinh tồn phải chống trả.Và rất phù hợp với bản chất hiền hòa của cái Thiện,sự phản kháng đi từ yếu đến mạnh,từ bị động đến chủ dộng để rồi giành chiến thắng vẻ vang.

Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm .Bốn lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại:chặt cây cau, giết chim vành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung cửi.Sau mỗi lần bị hại,Tấm không khóc nức nở nhịn nhục.Bị bức hại .nàng hòa kiếp trở về. lần đầu nàng chỉ nhắc nhở:

Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.

Đây chỉ là tiếng nói của một linh hồn còn vương vấn dân gian.Cụ thể là nhớ nghĩa cũ duyên xưa trở về thăm lại (chồng).Dù biết mình bị giết hại,Tấm không hề oán than,thù hận mẹ con Cám.

Đến làn bị giết hại thứ hai sự tình đã khác.Tấm không nhắc nhở Cám nữa mà lặng lẽ giành lại hạnh phúc của mình.nàng hóa thân thành cây xoan đào,ngày ngày che mát cho vua,ở bên chồng về tình nghĩa cũ Rõ ràng là ở đây có một sự thay đổi về thái độ .Tấm đã ý thức sâu sắc về sự mất mát của mình ,nàng chủ động tìm lại nó.

Tiến thêm một bước nữa ,cô còn chủ động tìm đến kẻ thù răn đe:

Kẽo cà kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra.

Tư thế của Tấm bây giờ đã khác trước.Lần trước nàng xác định quan hệ ngang bằng với Cám "tao -mày";giờ đây nàng coi mình là người trên xưng "chị ".Không chỉ hiểu về nỗi mất mát náng còn thấm thía căn nguyên của nỗi đau đời mình.Nàng biết mình bị "tranh chồng"và sự đe dọa của Tấm thật quyết liệt "khoét mắt ra".

Lần hóa thân cuối cùng của Tấm đã quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời.làm chủ hạnh phúc của mình .Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi cô Tấm nhát hương.nàng trở về kiếp con người để chủ động tận hưởng hương thơm và mật ngọt cuộc sống -thứ mà nàng đáng được hưởng và thật sự đã và đang dược hưởng.Đây là một kết thúc có hậu,là khúc khải hoàn viên mãn của cái Thiện trong cuôc đời này.

Sự trờ về của cô tấm trong ngôi vị hoàng hậu,sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật"Ác giả ác báo","Ở hiền gặp lành .Song cái Thiên đã trãi qua bao áp bức,bất công ,muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược,nhún mình.Nó phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sống quyền hạnh phúc.

Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc,cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau,câu chuyện Tấm Cám được người Việt giữ gìn,truyền lại cho nhau như người xưa giữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp nhà .Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dân tộc,truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác.Quan trọng hơn đó là truyền thống đấu tranh với cái Ác để chiến thắng vẻ vang.

P/s: Lần sau search google trước rồi hãy post câu hỏi nha bạn :) và chọn câu trả lời đúng để giảm số lượng câu hỏi nha bạn :)
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Bài tham khảo:
Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục.

Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.


Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.


Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.


Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.


Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.


Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy.
 
G

giamy1999

văn học 10

Cô giáo mình có hỏi là cách trả thù của Tấm trong truyện Tấm Cám là có tàn bạo hay không?Mình trả lời là có! Mọi người nghĩ sao?
 
P

phnglan

Cô giáo mình có hỏi là cách trả thù của Tấm trong truyện Tấm Cám là có tàn bạo hay không?Mình trả lời là có! Mọi người nghĩ sao?

theo mình là sai mà không hẳn là sai

mà thiếu ý bạn. bạn không chỉ nghĩ đến khía cạnh đó.

cách trả thù của cô tấm đó là nhân dân ta muốn : ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
 
Top Bottom