[lớp 10] nguyễn du

H

heodat_15

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, anh( chị) có nhận xét gì về cuộc đời của nguyễn du? những đặc điểm về cuộc đời của nguyễn du góp phần lí giải những thành công trong sáng của nhà thơ như thế nào?
2, cho biết các sáng tác chính của nguyễn du và đặc điểm chủ yếu của chúng
:D:D:D:D:D
 
N

niemkieuloveahbu

I. CUỘC ĐỜI
1. THỜI ĐẠI
Có những biến cố lịch sử, nhiều phen thay đổi sơn hà:
- Sự thối nát của xã hội phong kiến (vua Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà).
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân khởi nghĩa, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Đại phá quân Thanh vang dội.
Vận mệnh rạng rỡ ngắn ngủi của triều đại Quang Trung và công cuộc trùng hưng của nhà Nguyễn.
=> Đã ảnh hưởng đến cuộc đời cũng như trong sáng tác của ông.
THỜI ĐẠI NGUYỄN DU SINH SỐNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
4/13/2010
3
I. CUỘC ĐỜI
2. QUÊ HƯƠNG – GIA ĐÌNH
Quê hương:
+ Quê cha: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, vùng sơn thuỷ hữu tình.
+ Quê mẹ: xứ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ.
+ Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long ngàn năm văn hiến.
=> Tiếp cận tinh hoa truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê.
TẠI SAO LẠI NÓI “NGUYỄN DU MAY MẮN ĐƯỢC TIẾP CẬN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA NHIỀU VÙNG QUÊ KHÁC NHAU”
4/13/2010
4
I. CUỘC ĐỜI
2. Quê hương và gia đình
Gia đình
+ Cha: Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), tài hoa, từng giữ chức tể tướng.
+ Mẹ: Trần Thị Tần, người con gái xứ Kinh Bắc, giỏi hát xướng.
+ Dòng họ Tiên Điền có hai truyền thống lớn
Truyền thống làm quan
Truyền thống văn học
=> Tạo điều kiện cho năng khiếu văn học nảy nở và phát triển.
GIA ĐÌNH NGUYỄN DU CÓ GÌ ĐẶC BIỆT? NÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN ÔNG NHƯ THẾ NÀO?
4/13/2010
5
I. CUỘC ĐỜI
THỜI THƠ ẤU VÀ NIÊN THIẾU
THỜI THANH NIÊN
LÀM QUAN NHÀ NGUYỄN
3. NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG CUỘC ĐỜI
CUỘC ĐỜI NGUYỄN DU ĐƯỢC CHIA LÀM MẤY GIAI ĐOẠN?
4/13/2010
6
I. CUỘC ĐỜI
3. Những thăng trầm trong cuộc đời
Thời niên thiếu:
+ Sống trong gia đình quý tộc quyền quý xa hoa.
-> Có điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, tích luỹ vốn văn hoá, văn học.
+ Đến sống với người anh
-> Được tận mắt chứng kiến sự xa hoa của giai cấp phong kiến và thân phận con người, đặc biệt là người ca nữ.

NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG CUỘC ĐỜI ĐÃ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TÀI NĂNG VÀ BẢN LĨNH SÁNG TẠO VĂN CHO CHO NGUYỄN DU NHƯ THẾ NÀO?

7
I. CUỘC ĐỜI
Thời thanh niên: Nguyễn Du đã trải qua cuộc sống nghèo khó bần hàn, loạn lạc (mười năm gió bụi)
-> Đem lại vốn sống thực tế phong phú về xã hội và thân phận con người.
-> Học hỏi và nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian.
Làm quan nhà Nguyễn
+ Con đường làm quan khá thuận lợi.
+ Chuyến đi sứ Trung Quốc
-> Giúp Nguyễn Du thêm hiểu biết, nâng cao tầm tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác của ông

Sáng tác chính:

Các sáng tác chính
a. Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài
- Thanh Hiên thi tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
-> Thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân cách Nguyễn Du.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm
Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh): một kiệt tác độc nhất vô nhị của VHTĐVN.
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)

Đặc điểm về nội dung
- Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. -> Những triết lí của ông về cuộc đời, về thân phận của con người thường mang tính khái quát cao và thấm đẫm cảm xúc.
- Lần đầu tiên trong VHTĐ, Nguyễn Du nêu lên một cách tập trung vấn đề thân phận những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật. -> Xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần và tôn trọng chủ thể đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần ấy.
Thơ Nguyễn Du đề cao xúc cảm, đề cao tình -> Nhà thơ nhân đạo

Đặc điểm nghệ thuật
Thể loại, thể thơ:
+ Nắm vững và sử dụng thành công nhiều thể thơ của Trung Quốc: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành,…
+ Đưa thể thơ lục bát lên đến đỉnh cao; có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và nội dung trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.
Ngôn ngữ
+ Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập
+ Vận dụng sáng tạo và thành công lời ăn tiếng nói dân gian.

Nguồn:Violet
 
P

pokemon_011

1.
Nguyễn Du sinh ngày 03 tháng 01 năm 1766 tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu-Ông mất 1820, quê làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang,trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh),nhưng sinh ra ở quê mẹ- làng Kim Thiều,xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt:cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính)của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục, cũng đỗ Hoàng Giáp, làm quan Đông các. Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Các tác phẩm của ông như "Thanh hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục"(chữ Hán)và đặc biệt là Truyện Kiều chan chứa nỗi đau nhân thế, mang khát vọng hạnh phúc, tình yêu, tự do và công lý đồng thời tố cáo sâu sắc sự tàn bạo của chế độ phong kiến. Truyện Kiều, đỉnh cao của nền thi ca Việt Nam, chứa đựng những tư tưởng nhân văn lớn, đạt tới sự hoàn mỹ về nghệ thuật ngôn từ.
Ông được xem như là một nhà thơ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay,người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
2.
Tác phẩm bằng chữ Hán
Thơ chữ Hán của ông được chia làm ba tập
Thanh Hiên thi tập. Gồm 78 bài, sáng tác trong thời gian ông sống ở quê hương xứ Nghệ tức là trước khi ông ra làm quan triều nguyễn
Nam Trung tạp ngâm. Gồm 40 bài, sáng tác trong thời ông làm quan triểu nguyễn ở Huế,ở Quảng Bình và ở một số địa phương khác từ Hà Tĩnh trở vào nam
Bắc hành tạp lục. Gồm 131 bài, sáng tác trong thời gian ông đi sứ sang tàu
Tác phẩm bằng chữ Nôm
Truyện Kiều( Đoạn Trường Tân Thanh)
và Văn Chiêu Hồn
 
K

khanhngoc_96

Nguyễn Du

Bài làm

Nếu ai đó tự hào vì có Puskin, Tago, M.Gorki,… thì tôi cũng tự hào vì có Nguyễn Du. Ông là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam – một cây bút thiên tài vĩ đại có tiếng vang khắp bốn bể. Đất nước hình chữ S dẫu đã trải qua bao thăng trầm biến động, bao lần gió dập sóng vùi mà cái tên Nguyễn Du vẫn mãi được mọi người nhắc tên và tưởng nhớ.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh nhưng ra đời ở Thăng Long. Ông là con cháu thuộc dòng dõi đại quí tộc, có nhiều người làm quan và sáng tác văn học.

Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức tể tướng triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà vốn giỏi việc hát xướng và trẻ hơn chồng 32 tuổi. Chính vì mẹ đi hát nhiều nên từ nhỏ, Nguyễn Du đã được ru dịu tâm hồn bằng những giai điệu du dương khôn xiết.

Từ lúc ra đời đến năm 10 tuổi, Nguyễn Du sống hết sức sung túc. Đến năm 10 tuổi, cha mất. Hai năm sau mẹ mất. Nguyễn Du phải đến sống nhờ nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, lớn hơn Nguyễn Du 32 tuổi, bấy giờ đang làm quan to trong triều đình. Ông sống phong lưu, thích làm thơ soạn nhạc nên trong nhà lúc nào cũng có đàn ca hát xướng. Do đó, Nguyễn Du đã chứng kiến cảnh đàn hát ấy và hình ảnh người kĩ nữ luôn được phác hoạ đậm nét trong tác phẩm của ông sau này.

Chiến tranh loạn lạc, Nguyễn Du phải nếm trải cảnh sống phiêu bạt. Năm 1786, Nguyễn Khản mất, Nguyễn Du phải về sống nhờ nhà anh vợ ở Thái Bình. Do có tư tưởng trung quân phong kiến ràng buộc, Nguyễn Du theo quan điểm phò Lê mà không thành nên bị quân Tây Sơn bắt giam. Sau nhờ anh vợ đang làm quan cho Tây Sơn nên ông mới được tha. “Mười năm gió bụi” đã để lại trong ông bao nỗi niềm giằng xé khôn nguôi.

Nhưng rồi phong trào Tây Sơn – một hiện tượng lịch sử mang đậm tính dân tộc và nhân văn, rồi cũng như một tia chớp chợt loé sáng lên rồi vụt tắt giữa màn đêm. Tuy vậy, triều Tây Sơn đã làm rung ngân trong lòng Nguyễn Du ít nhiều ngưỡng mộ.

Dưới triều Nguyễn, ông làm quan và thăng tiến chức rất nhanh nhưng ông vẫn là kẻ bất đắc chí. Giỏi việc quan mà vẫn luôn cứ day dứt, trăn trở trước những điều trong thấy trước bể dâu cuộc đời.

Sau, Nguyễn Du được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần. Ông đã được tiếp xúc với nền văn hoá mà ông biết qua thơ văn, đồng thời góp phần nâng tầm khái quát về những tư tưởng xã hội và thân phận con người trong văn chương. Nhưng trong lần đi sứ thứ hai thì ông chưa kịp đi mà mất đột ngột trong trận dịch lớn.Những năm làm quan cho triều Nguyễn, ông hay ổm đau, bệnh tật. Trong đời, có nhiều lúc ông rất chán chường.Tuy nhiên ông vẫn nhìn thẳng vào thực tế và không quay lưng lại với cuộc đời. Ông cũng đã từng trải qua những năm tháng sống cuộc đời trôi dạt, ốm không có thuốc, đói không có cơm ăn, rét không có áo mặc… Chính vì thế mà nền văn học Việt Nam đã có một danh nhân văn hoá luôn thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động cũng như càng cảm thông sâc sắc trước những bi kịch số phận con người.

Cuộc đời đầy biến động đã khiến Nguyễn Du để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và có giá trị sâu sắc gồm các sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác chữ Hán gồm có 3 tập là: Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trong khoảng thời gian đầu của cuộc đời Nguyễn Du; Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết trong khoảng thời gian ông đi công cán ở phía Nam; Bắc hành tạp lục (132 bài) viết trong khoảng thời gian Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc. Ở những tác phẩm này, chủ nghĩa nhân đạo thể hiện khá sâu sắc. Trong Long Thành cầm giả ca – trích từ Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình với số phận của người ca nữ. Ở lần thứ nhất gặp gỡ, tiếng đàn được miêu tả là những ngón đàn rất điêu luyện với nhiều cung bậc khác nhau. Đặc biệt, tiếng đàn ấy có sức mạnh kì diệu đã lay động tướng quân Tây Sơn. Hình ảnh ấy gợi ra ý nghĩa triết lí về vinh nhục ở đời thời phong kiến: Tài hoa nhan sắc luôn đứng trước nghiệt ngã của thời gian và những biến cố xã hội. Trong lần gặp gỡ thứ hai, tiếng đàn ấy vẫn thiết tha nhưng giờ lại buồn và não nùng hơn. Rõ ràng,cảm hứng nhân đạo, tấm lòng thương người đã bao trùm lên chính tác phẩm của Nguyễn Du. Hay ở Qủi môn quan – cũng trích từ Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã cảm thương cho những người dân vô tội phải chết vì chiến tranh phi nghĩa. Đó là tiếng nói tố cáo chiến tranh, lên án âm mưu xâm lược của bọn cầm quyền Trung Quốc. Ngay cả đến những người dân phương Bắc vô tội mà ông cũng xót thương chứ không chỉ xót thương dân nước Nam thì quả là Tố Như có tấm lòng thương người bao la tựa trời biển. Hoặc trong Sở kiến hành – trong Bắc hành tạp lục, không chỉ cảm thương cho cảnh sống khốn khổ của bốn mẹ con ăn mày mà ông còn lên án thế lực tàn bạo trong xã hội phong kiến. Một bên là cảnh mẹ con người ăn mày không đủ cơm ăn áo mặc. Một bên là bọn quan lại ăn uống phủ phê, vứt đi những thứ thức ăn mà mẹ con kia có mơ ước cũng không thấy. Sự đối lập ấy đã tạo nên nét đặc sắc rất riêng trong tác phẩm của Nguyễn Du: tấm lòng nhân đạo to lớn luôn hướng về con người dưới đáy xã hội và luôn muốn lên án tố cáo thế lực phong kiến thối nát. Nguyễn Du luôn nhìn về cuộc sống của nhân dân với cả tình yêu thương bao la và cả những giọt nước mắt khóc thương cho họ và cho cả chính ông nữa.
Còn các tác phẩm bằng chữ Nôm cũng thể hiện tài hoa của Tố Như, gồm có:
Thác lời trai phường nón: tác phẩm được viết bằng thể thơ lục bát, trong đó tác giả thay lời anh con trai phường nón ở làng Tiên Điền làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải ở làng Trường Lưu. Bài thơ tình tứ, mang âm hưởng đậm nét của ca dao, dân ca, hò vè.

Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu: tác phẩm được viết theo lối văn tế. Cùng với Thác lời trai phường nón, đây cũng là bước thử nghiệm ban đầu về sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Du.

Văn chiêu hồn ( còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh) : tác phẩm được viết theo lối văn tế, nhằm mục đích gọi hồn những người đã khuất, nhờ phép “siêu sinh tịnh độ” giúp họ thoát khỏi cảnh bơ vơ lạc lỏng của kiếp cô hồn để được tới cõi Phật. Nói về ý nghĩa, giá trị lớn lao của tác phẩm này, Nguyễn Lộc đã nhận định “Nếu như Truyện Kiều có thể coi là một thứ tổng kết nhận thức của nhà thơ về cuộc đời chủ yếu ở chiều sâu của nó, thì “Văn chiêu hồn” cũng có thể coi là một thứ tổng kết nhận thức của nhà thơ về cuộc đời, chủ yếu ở chiều rộng của nó. Hiếm có một bức tranh xã hội nào trong văn học dựng lên được nhiều loại người, nhiều cuộc đời và nhiều cảnh sống và nhất là nhiều cách chết như ở đây.”.

Đặc biệt là Truyện Kiều( còn có tên gọi là Đoạn trường tân thanh) – tập đại thành trong chuỗi những tác phẩm lớn của văn học dân tộc.Đây có thể được coi là đóa hoa hương sắc nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Với Truyện Kiều, xin vài dòng riêng để tìm hiểu về nét đặc sắc của đóa hoa ấy cũng như tài năng ngôn ngữ hiếm có của cụ Nguyễn Du.

Truyện Kiều bắt nguồn từ câu chuyện có thật ở Trung Quốc do Mao Khôn ghi lại, sau được nhiều người viết lại như Đới Sĩ Lâm, Dư Hoài. Đến khoảng cuối đời Minh, Thanh Tâm Tài Nhân sáng tác lại dưới hình thức một truyện dài gồm 20 hồi với tên là Kim Vân Kiều truyện. Tác phẩm này có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật và sự kiện hơn các tác phẩm của các tác giả trước. Nguyễn Du đã dựa theo tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân mà sáng tác nên Truyện Kiều theo thể thơ lục bát với 3524 câu. Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với điều mình đã từng trải nghiệm trong cuộc đời đầy gió bụi và thể hiện nó bằng ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ luôn đau đời và thắm đẫm tình yêu thương nhân loại.
 
K

khanhngoc_96

Nguyễn Du - tiếp theo

Về tư tưởng, Truyện Kiều là một tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đầu tiên, Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí. Nhà thơ đã vượt lên trên mọi lễ nghi tôn giáo về quyền định đoạt của cha mẹ, sự cách biệt nam nữ để nâng niu những biểu hiện tình yêu trong trắng đẹp như thơ của Kim Trọng và Thúy Kiều. Nguyễn Du ngợi ca Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” chứ không hề lên án. Cụ Nguyễn Tiên Điền thật là có tư tưởng mới mẽ khi ca ngợi mối tình như thế. Cụ hoàn toàn thoát khỏi sự lệ thuộc quá ư khắt khe của xã hội phong kiến. Còn Kim Trọng, sau khi hộ tang trở về nghe tin người yêu phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng và khi còn tia hi vọng mong manh, chàng toan “treo ấn từ quan” để đi tìm người yêu. Tình yêu ở đây vượt lên trên cả quyền chức, hôn nhân và sự sống. Ngoài ra, ta cũng thấy giấc mơ công lí tỏa hương thơm từ câu chuyện. Hình tượng nhân vật Từ Hải đã giúp Nguyễn Du gửi gắm ước mơ làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”. Từ Hải như một vì sao băng chiếu sáng một đoạn đời Kiều. Khi Từ Hải vung gươm, mọi kẻ xấu xa hãm hại Kiều đều bị trừng trị.
Truyện Kiều còn là tiếng khóc cho số phận con người. Đâu phải tự nhiên mà cụ Nguyễn Tiên Điền đặt tên cho Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh. Bởi Truyện Kiều khóc cho số phận kẻ tài hoa bị chà đạp, khóc cho người phụ nữ, khóc cho mối tình trong trắng, chân thành bị tan vỡ, khóc cho tình cốt nhục bị chia lìa, khóc vì thương chính mình…Tiếng khóc trong Truyện Kiều vừa là tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân con người vừa thể hiện tấm lòng nhà thơ thấu hiểu mọi cung bậc của nổi đau nhân thế, khẳng định giá trị đích thực của nhân sinh.
Với các thế lực phong kiến, Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép. Tác phẩm cho thấy quyền sống của con người, nhất là phụ nữ trong xã hội xưa, bị chà đạp ghê gớm: “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” Truyện tố cáo mọi thế lực đen tối của xã hội thối nát: từ bọn sai nha, qua xử kiện, bọn chủ chứa cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”,…đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và quyền sống, phẩm giá của con người. Tác phẩm còn cho thấy thế lực đồng tiền là một tác động tiêu cực tha hóa con người. Mặc dù phải có tiền thì Thúc Sinh và Từ Hải mới chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh được nhưng sức phá hoại của đồng tiền “dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì.”là một thực tế làm mờ ám lương tâm. Tuy sống trong thời đại ấy nhưng Nguyễn Du đã vạch ra rất đúng ai là kẻ chà đạp lên quyền sống của con người.
 
K

khanhngoc_96

Nguyễn Du - tiếp theo

Truyện Kiều còn là tiếng nói “hiểu đời”. Qua thế giới nhân vật., Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng bao dung, sự cảm thông sâu sắc với con người. Ông dường như hiểu hết mọi chỗ uẩn khúc trong con người, biết cả chỗ mạnh, chỗ yếu của họ và miêu tả với cả tấm lòng. Kiều và Từ Hải có lúc mạnh mẽ, cao thượng song cũng có lúc rất yếu đuối, rất tầm thường. Bởi thế mà Mộng Liên Đường chủ nhân có nói : Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.”. Cao Bá Quát cũng khen Truyện Kiều là “tiếng nói hiểu đời”. Truyện Kiều quả chiếm vị trí to lớn trong nền văn học Việt Nam bởi nội dung tư tưởng của nó.

Không chỉ đi sâu vào trong lòng nhân dân bởi nội dung chân thực mang chủ nghĩa nhân đạo lớn, Truyện Kiều là kết tinh của tài năng bậc thầy và truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm. Ta có thể thấy, trong Truyện Kiều , Nguyễn Du đã khắc họa nhân vật rất chân thực. Mã Giám Sinh hiện ra vô cùng tráo trở, đúng chất một kẻ bán thịt buôn người:

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng…

Đi hỏi vợ mà không hề “ăn coi nồi ngồi coi hướng”. Chỉ một từ tót mà thái độ của tên họ Mã hiện ra chân thực đến lạ. Rõ thực, cái bản chất giang hồ đểu cán của hắn không che giấu vào đâu được. Không dùng nhiều lời, chỉ vài từ ngữ thôi nhưng nhân vật của cụ Nguyễn sao mà sống động đến thế! Ông đã khắc họa được những nhân vật gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Những nhân vật này vừa có nét điển hình, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lí, chỉ cần một đôi lời cô đọng là làm lộ ngay thần thái của nhân vật.

Trong Truyện Kiều , ta còn thấy Nguyễn Du có biệt tài trần thuật và giới thiệu nhân vật một cách chính xác, cụ thể, gãy gọn, làm cho người đọc hiểu được ngay tình huống và tính cách, tâm trạng nhân vật. Chỉ bằng vài câu thơ, ông đã dựng được một phong cảnh mang hồn người:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Cái sự chia rẽ đã đau xót rồi, mà cảnh còn phả vào tình màu quan san ảm đạm hơn. Nguyễn Du hay là Kiều, hay là Thúc Sinh mà nhập vào tâm trạng chính nhân vật và đưa cảnh vào chính tâm trạng ấy mà cái cảnh có hồn đến vậy. Nguyễn Du làm cho sự việc, cảnh vật như hiện lên trong cảm xúc và lời thơ như là lời bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc nhân vật. Truyện Kiều của Tố Như đã vượt lên khỏi cái sự đơn giản trong cách kể chuyện mà hóa thành thơ. Với Nguyễn Du, thể thơ lục bát đã thoát khỏi hình thức mộc mạc, dân dã để trở thành một hình thức trang nhã, cổ điển.
 
K

khanhngoc_96

Nguyễn Du - tiếp theo

Hơn thế nữa, trong Truyện Kiều, tiếng Việt là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm. Lời văn viết cách đây hai trăm năm mà ngày nay đọc vẫn cảm thấy mới mẻ. Ngôn ngữ Truyện Kiều được cá tính hóa cao độ, nhân vật nào ngôn ngữ ấy, không thể lẫn lộn. Lời thơ Truyện Kiều sử dụng từ Hán Việt, điển cố rất đúng chỗ và sáng tạo, dùng nhiều hình thức tiểu đối nhịp nhàng, phép sóng đôi gợi cảm:
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang…
Làn thu thủy, nét xuân sơn…

Người quốc sắc, kẻ thiên tài…

Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Tiên Điền đã làm cho tiếng Việt văn học đạt đến trình độ cổ điển, tạo thành giá trị văn chương bất hủ muôn đời. Cụ đã hóa mình thành nhân vật, hóa nỗi đau nhân thế thành nỗi đau của chính mình và rỉ máu thành thiên phẩm Truyện Kiều!

Nguyễn Du chiếm vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ chữ Hán của ông không chỉ là những trang nhật kí ghi lại trung thực số phận và tâm trạng nhà thơ trong cơn bão táp, gió mưa của lịch sử dân tộc mà còn thể hiện những suy nghĩ sâu sắc của ông về thời đại. Thơ Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa, xứng đáng là tác phẩm của một cây đại thụ trong rừng văn học Việt Nam .

Về thơ Nôm, Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc đã có là lục bát và song thất lục bát mà ở thể nào cũng đạt đến trình độ mẫu mực. Trong thơ Nôm của mình, ông đã làm mới ngôn ngữ văn học tiếng Việt. Tỉ lệ từ Hán Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt của ông vừa bình dị, dễ hiểu vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ ca Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học trung đại.

Nguyễn Du – một nhà thơ lớn, một trái tim lớn, đã cống hiến cho đời nhiều công trình văn học vĩ đại. Dù bao lần bệnh không có thuốc, tuổi già tóc bạc, cô đơn, Người vẫn sống để viết về nhân thế, về cõi đời dù nó đen bạc đến mức nào. Người không trốn tránh, Người đứng lên bằng ngòi bút đau thương. Xin cho tôi được gọi Nguyễn Du là Người với tất cả tấm chân thành của lòng mình, bằng cả trái tim cho một nhà thơ sống hết mình vì nhân loại, vì số phận của những kẻ phải Trải qua một cuộc bể dâu, phải chịu mang lấy sắc tài làm chi của xã hội thối nát xưa.



Tiếng Người hát xưa thấm đầy nước mắt



Thấm vị đời

cay đắng

khổ đau...

(Hoàng Trung Thông)​
 
  • Like
Reactions: khahhyen_ybms1
Top Bottom