Vật lí [lớp 10] các bài toán động lực học

Tiểu my

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng bảy 2016
78
13
96
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ (giúp mình vẽ hình):Một vật có khối lượng 500g bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực 5N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0.6.
a/ Tìm gia tốc và vận tốc sau 2s
b/ Sau 2s đó, lực kéo mất đi.Tính tổng quãng đường từ lúc biến đổi chuyển động đến lúc dừng lại.
2/ Một sợi dây nhẹ không dãn, 1 đầu găn với vật khối lượng 200g, quay vật để nó chuyển động tròn đều trên mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 5 m/s. Lấy g=10 m/s. Tìm lực căng dây ở vị trí cao nhất và thấp nhất của chuyển động. Cho R=0.5 m.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
upload_2017-12-10_14-32-40.png hình ấy
2/ Một sợi dây nhẹ không dãn, 1 đầu găn với vật khối lượng 200g, quay vật để nó chuyển động tròn đều trên mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 5 m/s. Lấy g=10 m/s. Tìm lực căng dây ở vị trí cao nhất và thấp nhất của chuyển động. Cho R=0.5 m.
khi đấy lực căng dây và trọng lực có vai trò là lực hướng tâm
tại vị trí hmax
[tex]Fht=T+P[/tex]
=> [tex]m.R.(\frac{v}{R})^{2}=T+mg[/tex]
tại điểm thấp nhất
[tex]Fht=P-T=m.R.(\frac{v}{R})^{2}[/tex]
thay số => T
chiều dương hướng lên trên nhé
 
  • Like
Reactions: Tiểu my

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
1/ (giúp mình vẽ hình):Một vật có khối lượng 500g bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực 5N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0.6.
a/ Tìm gia tốc và vận tốc sau 2s
b/ Sau 2s đó, lực kéo mất đi.Tính tổng quãng đường từ lúc biến đổi chuyển động đến lúc dừng lại.
a)Chiếu pt chuyển động của vật lên
Ox: [tex]F - F_{ms} = ma \Leftrightarrow F - \mu .N = ma[/tex] (1)
Oy: [tex]N - P = 0 \Leftrightarrow N = P = mg[/tex] (2)

Từ (1) và (2), ta có: [tex]F - \mu .mg = ma\Rightarrow a = \frac{F - \mu mg}{m} = 4 m/s^{2}[/tex]
Sau 2s, vận tốc của vật là v = at = 4.2 = 8[tex]m/s^2[/tex].
b) Tương tự câu a, ta có:
Ox: [tex]-F_{ms} = - ma'\Leftrightarrow \mu mg = ma'\Rightarrow a' = \mu g = 6m/s^2[/tex]
Thời gian để vật dừng lại là: Ta có [tex]v = v_0 - a't = 0\Rightarrow t = \frac{v_0}{a'} = \frac{8}{6} = \frac{4}{3}s[/tex]

Quãng đường vật đi được sau 2s đầu là [tex]s_1 = \frac{1}{2}at^2 = \frac{1}{2}.4.2^2 = 8m[/tex]
Quãng đường vật đi được trong 4/3 tiếp theo là [tex]s_2 = v_0t - \frac{1}{2}a't^2 = 8.\frac{4}{3} - \frac{1}{2}.6.(\frac{4}{3})^2 = \frac{16}{3}m[/tex]

Vậy tổng quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc dừng lại là: [tex]s = s_1 + s_2 = 8 + \frac{16}{3} = \frac{40}{3}m[/tex]
 
Top Bottom