Văn [Lớp 10] Bài viết số 5

Jennylynh

Học sinh
Thành viên
25 Tháng năm 2017
36
14
31
24
Huế - Việt Nam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi ai biết giúp mình về bài này với nha càng sớm càng tốt ạ
Cái này là cô mình cho chuẩn bị trước khi viết
Thuyết minh về địa danh ở Huế cô mình cho tự chon nên mình đã chọn sông Hương
Mình học không giỏi môn Văn nên có gì mong mọi người giúp đỡ mình với ạ
:r3
 

minhhaile9d

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười một 2017
324
158
74
Đắk Lắk
THCS Trung Hòa
Thuyết minh về địa danh ở Huế
Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Huế. Là kinh đô cùa Việt Nam dưới triều Nguyễn Huệ nổi tiêng vói những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Nghiêng mình bên dòng sông xanh hiền hòa của miền Trung. Huế là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Năm 1993, Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cho đến hôm nay, Huế đã đang, và sẽ mãi mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, sánh vai với các kì quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.
Quần thế di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế chỉ những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguvễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm: Các di tích trong Kinh thành Huế gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Các di tích bên ngoài Kinh thành Huế gồm các lăng tẩm, chùa chiền, cung điện...
Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiên trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế Hoàng thành Huế Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực cùng sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiên trúc Đông và Tây. Đó là Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.
Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn .và bảo vệ Tử Câín Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh, Điện Phụng Tiên. Hoàng Thành giới hạn bời một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4 cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.
Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành. Từ Cấm Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhât của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Điện Cẩn Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiên Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bô trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Các di tích ngoài kinh thành Huế bao gồm Lăng tẩm và một số di tích khác. Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn bao gồm: Lăng Gia Long - còn gọi là Thiên Thọ Lằng, thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyền. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng đế chôn cất vua cha Minh Mạng cách cố đô Huế 12 km. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Đồng Khánh còn gọi là Tư Lăng xây dựng để thờ cha, khi Đồng Khánh đột ngột qua đời, Vua Thành Thái (1889 - 1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn không thể xây cất lăng tấm cho cha, đành đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh. Lăng Dục Đức tên chữ An Lăng cách trung tâm thành phốchưa đầy 2km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế được xâv dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi, pha trộn kiên trúc Đông Tây Kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiến nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ.
Các di tích khác bao gồm: Trấn Bình Đài và cửa Trấn Bình. Trân Bình đài nằm ở vị trí Đông Bắc kinh thành Huế Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng Thành Huế phía trước Kỳ Đài dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triểu đình tổ chức. Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Võ Miêu hay Võ Thánh miêu, là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong ba khoa thi võ dưới triều Nguyễn. Đán Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời. Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên là một chuồng nuôi hổ và là một đâu trường độc đáo, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiến. Điện Voi Ré để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trán, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tinh Thừa Thiên - Huế. Ngày xưa người Chàm thờ nử thần PoNagar, sau đó người Việt tiếp tục thờ bà xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển) là một thành lũy dùng để bảo vệ kinh đô triều Nguyễn được xây dựng ở cửa Phía Đông, kinh thành Huế. Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ dùng làm nơi nghi chân của nhà vua trước khi đi xuống bên sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, là cung điện riêng cùa vua Khái Định từ khi còn là thái từ đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.
Tất cả những công trình kiến trúc trên được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó. Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng cùa Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phốHuế lại đón chào ngàv lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thâdn mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế.
nguồn internet
(like nha em)
 

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
21
Phú Thọ
trường thcs lâm thao
Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.
Địa lý
Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hoà lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế... Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.
Sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế.Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.


Lịch sử tên gọi
Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có những tên khác nhau.

Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh.

Sách "Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang).

Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên).

Nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.

Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hoá (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.
Sông Hương núi Ngự
Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng và ấn tượng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một món quà vô giá thứ hai thiên nhiên dành cho Huế. Sông núi bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh quan sông núi tuyệt đẹp cho Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, và mọi người cũng thường gọi Huế là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.


Sông Hương và lũ lụt

Sông Hương và cầu Tràng Tiền trong trận lụt ngày 13 tháng 11 năm 2007
Nước sông Hương tràn vào sông An Cựu, Huế, gây ngập lụt các đường phố. Ảnh chụp lụt tháng 11 năm 2007Hằng năm, vào mùa lụt, nước sông Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là quả Thanh Trà; Kim Long với măng cụt, các triền ven sông với bắp...sẽ tốt tươi hơn.

Sông Hương trong văn thơ và ca nhạc
Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sỹ Duy Khánh:

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
Nhà thơ Bùi Giáng thì viết

Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say ...
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Dọc theo bên trái con đường quốc lộ là dãy núi bạch mã trùng trùng điệp điệp cao 1450m so với mực nước biển, nơi đây trước có truyền thuyết kể rằng khi các tiên ông ngồi tỉ thí, ngựa mải mê tìm cỏ non tơ đợi ngựa không được, các tiên ông phải bay về trời. Đàn ngựa ngơ ngác, lang thang khắp núi, hóa thành những đám mây hệt như ngựa trắng, quanh năm chờ chủ. Tên gọi Bạch Mã bắt nguồn từ đó.
Từ 1932, Girard, kỹ sư trưởng ngành cầu đường, người Pháp, khi đặt chân đến Bạch Mã đã kinh ngạc đến sững sờ trước thiên nhiên kỳ thú.

Năm 1936, Bạch Mã trở thành khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với 139 biệt thự cổ kính, sang trọng, Thiên hạ nói “Xem cây vào Cúc Phương, ngắm thú đến Cát Tiên, tắm thác lên Bạch Mã”. Bạch Mã có nhiều thác đẹp như thác Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ... Nổi tiếng hơn cả là thác Đỗ Quyên cao 300 m, được xem là thác cao nhất ASEAN, như cố níu trời xuống gần hơn với đất bởi những con rồng trắng oai phong, mềm mại bay lượn giữa rừng xanh. Xa xa là hồ Truồi rộng 400 ha, mơ màng xanh và Thiền viện Trúc Lâm sừng sững, ẩn hiện. Đầm Cầu Hai như mặt gương biếc vô tận. Nhiều người cứ tưởng đầm Cầu Hai (phía nam Huế, dưới chân núi Bạch Mã) là phá Tam Giang (phía bắc Huế). Tôi cũng thích ngụp lặn trong dòng nước ngọc bích, mát rượi của Ngũ Hồ vào mùa hè.

Biệt thự ở Bạch Mã kiến trúc kiểu châu Âu, mỗi căn có 2 tầng với từng nét riêng độc đáo, được đặt tên theo các loài động thực vật đặc hữu của rừng. Cả khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp bị hoang hóa do chiến tranh và thời gian tàn phá. Nhưng sự hủy hoại của “sự dốt nát chân thật” (nhà thơ Trần Việt Phương) mới đáng sợ. Các biệt thự, cảnh quan nhân tạo và Trại Trường Hướng Đạo bị xâm hại trầm trọng. Sau năm 1994, Bạch Mã bắt đầu khôi phục, sửa sang lại đón khách du lịch.

Du khách không chỉ ngỡ ngàng với vẻ đẹp của dãy núi bạch mã mà còn gặp bắt gặp thiền viện trúc lâm 1 phái của thuyền viện trúc lâm của núi Yên Tử do thầy Thượng Thanh Hạ Từ chủ trì và đây cũng là thiền viện trúc lâm duy nhất của miền trung được xây dựng trên dãy núi đại ngàng trường sơn.

Vượt quan đầm truồi du khách lại bắt gặp Đình Bàn Môn thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đình Bàn Môn đến nay đã gần 530 tuổi, một trong những ngôi làng được khai canh lập ấp sớm nhất ở Thừa Thiên, còn được biết đến như là nơi bảo lưu được nhiều ngôi nhà rường cổ ngoài 100 tuổi. Hai vị khai canh làng là Hoàng Quý Công và Trần Quý Công đã được sắc phong, công nhận “tiền khai canh” dưới triều vua Tự Đức 1847.Chính tại ngôi đình này đã ra đời chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên trên vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế vào tháng 4-1930.

Khi quý khách đi qua Đình Bàn Môn thì trước mặt quý khách mở ra một không gian rộng bằng phẳng với địa danh Phú Bài( phú trong từ phú Lộc, giàu có, Bài trong từ bằng) nơi đây là vùng đây bằng phẳng và giàu có và xưa kia đa phần những vị quan nhất phẩm ở đây.Bên trái quý khách là khu công nghiệp Phú Bài cũng là khu công nghiệp lớn nhất Tỉnh Thừa Thiên Huế, bên phải quý khách là khu công nghiệp phú bài vừa nâng cấp lên trở thành sân bay quốc tế vào tháng 11 năm 2013.Đây cũng là 1 khu vực tiềm lực nhất để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố tiềm lực nhất miền Trung.

Ở đây dằng dặc những ngày mưa
Bông sứ trầm tư lặng cổng chùa
Có một dòng sông trôi chẳng nỡ
Có người con gái: ‘Dạ, xin thưa.. .’


(Nét Huế - Xuân Hoàng)
Chào mừng gia đình đến với thành phố Huế nơi có lịch sử lâu đời hơn 414 năm trải qua hai thời kì chúa nguyễn và nhà nguyễn mới có được ngày hôm nay, Người khai sinh ra vùng đất phú xuân xưa đó chính là chúa Nguyễn Hoàng nổi tiếng với câu thơ của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

” Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Nên ông mới vào đây cư trú để tránh sự truy sát tàn độc của chúa Trịnh phương Bắc và mở mang vùng đất Quảng Đức( thời kì Minh Mạng đổi thành tên Huế). Khi vào Tham quan thì quý khách sẽ được tham quan điểm quan nhất đó Kinh đô Huế nơi trị vì của 13 vị vua trong 143 năm được xây dựng trong vòng 28 năm từ thời vua Gia Long cho đến thời vua Minh Mạng chắc chắn quý khách hài lòng với thuyết minh của hướng dẫn viên của công ty chúng tôi về cuộc đời những vị vua và kiến trúc kinh đô.

Ngoài kinh đô thì quý khách cũng sẽ được tham quan 1 trong 5 ngôi chùa thuộc quốc tự của Huế đó là Chùa Thiên Mụ với gần 420 năm tuổi do chúa Nguyễn Hoàng xây dựng 1601

‘ Lá đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà thọ cương’


Không chỉ thế quý khách cũng sẽ đi dọc dòng sông Hương để tiến về phía tây dãy núi trường sơn nơi mà Vua chúa ngày xưa coi đó là vùng đất thiên để chọn nơi chôn cất. thật sự vua chúa ngày xưa luôn quan niệm sống như thế nào,chết như thế ấy, sống vinh hoa phú quý thì chết cũng phải vinh hoa phú phí, hay sống chỉ là tạm bợ chết mới là vĩnh hằng vì vậy những vị vua khi tại vị thì họ đã chọn đất và bắt đầu xây lăng, nhưng dưới thời đó do vấn đề chính trị và kinh tế nên trong 13 vị vua nhưng chỉ có 7 cái lăng được xây dựng trong đó 3 cái lăng đẹp nhất là Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định, nên quý khách sẽ hài lòng cùng với hướng dẫn viền tìm hiểu lịch sử và kiên trúc của những Lăng này.

Ngoài những điểm thăm quan thì quý khách cũng sẽ được ngắm dòng sông lãng mạng nhất Huế đó là dòng sông Hương thơ mộng. Người ta có câu:

‘Con sông dùng dằn, con sông không chảy
sông chảy vào lòng nê Huế rất sâu’


Hay cầu Trường Tiền cổ kính do vua Thành Thái xây dựng 1897 nên dân gian có câu:

Cầu Trường Tiền 6 vại 12 nhịp
Em đi không kịp tội lắm anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Dẫu có xa anh đi chăng nữa cũng tại ông trời mà xa.


Hai bên đường Huế quý khách sẽ chìm trong sự thơ mộng và lãng mạng của hàng cây Bằng Lăng tím, mà cái màu tím ấy cũng là màu áo chủ đạo trong chiếc áo dài tím Huế thước tha. Ngoài trên Bằng Lăng tím thì quý khách cũng thấy trên những lăng tẩm có rất nhiều cây thông được trồng đặc biệt trên đàn Nam Giao do vua Gia Long xây dựng 1809 để tế trời cầu cho mưa thuận gió hòa quốc thái dân an nên nhà thơ Nguyễn Công Trứ có câu:

‘Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo’


Hay vài trong đại nội kinh đô thì quý khách lại bắt gặp cây ngô đồng rất nhiều do vua Minh Mạng đem từ Quảng Đông Trung Quốc về trồng, cây này là quan trọng nhất vì nó thể hiện cho mùa thu của Huế, mùa hè thì nóng vì ảnh hưởng gió Lào, mùa đông thì mưa miết do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mùa thu là mùa đẹp nhất của Huế, dân gian có câu:

‘ Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ tận tri thu’


Một lá ngô đồng rơi chúng ta đã biết mùa thu đã đến. Thật sự Huế là một thành phố vô cùng lãng mạng chúa đựng biết bao thăng trầm và kì bí.

Công ty chúng tôi luôn chúc quý khách có 1 chuyến tour Huế thàng công tốt đẹp.

Hẹn quý khách vào một chuyến du lịch sau.
bạn tham khảo nhé !
nguồn:yahoo
 
Top Bottom