Lối thi cử môn Văn ở Việt Nam đã đến lúc cần thay đổi

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lối thi cử môn Văn ở Việt Nam đã đến lúc c?

Mình tự hỏi tại sao bao năm nay Bộ vẫn lì lợm trong cái cách ra đề sáo mòn và hết sức gò bó sự sáng tạo như thế. Càng đáng lên tiếng hơn khi chính bởi cái cách ra đề, chấm thi bao năm nay đã dẫn đến hiện tượng đáp án đề thi ĐH năm nay ko chuẩn và làm bao nhiêu học sinh giỏi thực sự "chết oan".

Đề thi môn văn các trường đại học và cao đẳng năm 2007:
Giết chết sự sáng tạo

(LĐ) - Khi cầm đề thi môn văn (khối D) năm nay, nhiều cử nhân văn chương, giảng viên, giáo sư (GS) đại học giật mình vì lối ra đề xa lạ; đến lúc đọc đáp án, lại càng ngạc nhiên hơn.
Sự mâu thuẫn, phi lý lặp đi lặp lại trong cách ra đề và đáp án hiện nay đang làm đau đầu các thầy - cô giáo chấm thi đại học.

Nếu lách được theo ý mình thì tôi vẫn cố chấm thêm điểm cho học trò, nhưng càng chấm bài, càng thấy rằng học trò nào có đầu óc, biết suy nghĩ thì sẽ làm bài không đạt yêu cầu với đáp án. Nếu tôi thi, tôi cũng bị đánh rớt! Những điều này tôi đã lên tiếng nhiều lần rồi, báo chí cũng nói nhiều, nhưng vẫn không đến tai người ra đề thi" - một GS trường đại học nhận định.

Nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu phân tích: Yêu cầu đề văn câu 2 (5 điểm) là phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại của bài thơ "Tràng giang" (Huy Cận). Nhưng đến đáp án thì phần này chỉ được 1 điểm (!), người ta buộc thí sinh đầu tiên phải giới thiệu tác giả tác phẩm (0,5 điểm), phân tích từng khổ thơ (3 điểm), sau đó mới đến vẻ đẹp hiện đại - cổ điển, rồi có kết luận (0,5 điểm).

Như thế thì nếu em nào phân tích theo hai luận điểm cổ điển và hiện đại thì xem như lạc đề. Rồi đến cách phân tích nhân vật theo kiểu diễn giải. Tôi dị ứng hoàn toàn với cách ra đề thi lẫn chấm thi ở ta. Thay vì đưa ra những tác giả lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, thì người ta lại loanh quanh hỏi những tác phẩm mà cả giáo viên cũng không biết chấm làm sao.

Tôi không đồng ý với cách ra đề kiểu như thế, nên cũng chấm ít bài rồi thôi. Năm ngoái có trường hợp đáp án tréo ngoe, như khi phân tích bài "Đây mùa thu tới", vị GS ra đề cho đây là tiếng reo vui, trong khi một học sinh cấp hai cũng biết đó là bài thơ buồn. Những chuyện cười không nổi ở VN khi chấm thi nay đã trở thành bình thường mới là lạ!

Tình trạng ra đề thi văn bất ổn, thiếu chính xác và đáp án không phù hợp với yêu cầu của đề diễn ra nhiều năm nay. Điều này cho thấy một số cách nghĩ áp đặt không theo một nguyên tắc văn chương nào đã và đang giết chết sự sáng tạo của học sinh. Nhiều nhà nghiên cứu đã phản ánh qua những bài viết hay bài phát biểu của mình, nhưng dường như tất cả kỳ thi không thể tránh khỏi lối mòn có sẵn.

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Huỳnh Như Phương lên tiếng cảnh báo: Bao nhiêu năm nay, đề văn vẫn quá cũ, và dường như không còn tác phẩm nào để ra đề. Việc trùng lặp trong đề thi hàng năm không tránh khỏi. Thử hỏi ngay một GS hay một giảng viên đại học được cho đề tài để suy nghĩ và viết 10 trang trong vòng 3 tiếng, liệu có xoay xở được không? Năm nào đáp án cũng đưa ra vài dòng giới thiệu tác giả, tác phẩm, thì còn ai sáng tạo trong phần nhập đề được?

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng trong văn chương không có đúng - sai, chỉ có hay - dở. Chỉ mấy dòng trong đáp án đã có thể giết chết một học sinh giỏi, theo cách tư duy về văn học ấu trĩ như thế. Liệu có phải các trường đang dạy văn, trang bị kiến thức khoa học xã hội nhân văn, hay dạy theo kiểu học vẹt, máy móc vậy? Câu hỏi này có lẽ còn bỏ ngỏ lâu, vì chính những người ra đề vẫn viết: "Đáp án môn văn để mở" kia mà!
 
L

lethanh87

Đề thi Đại học khối D năm nay sai thì đáng trách quá, vậy bao nhiêu học sinh giỏi và có năng lực sẽ ra sao đây?
 
A

anhtuansc10

chắn là ra đâu thuii lỗitừ bộ thì phải chịu chứ bít sao :D
may mà tui ko thi năm nay
 
T

trinhluan

Nhưng mà oan cho các bạn học sinh giỏi lắm mà. Chẳng biết bao giờ giáo dục mới ra kiểu đề văn khác nhỉ. Cứ mà ra kiểu này chắc các học sinh giỏi không có sức sáng tạo nhất. Cô giáo mình bảo nếu muốn làm một bài văn tôt cũng cần có óc sáng tạo . Nên mình nghĩ Bộ sẽ có phương án giải quyết cho những năm tiếp theo.
 
P

phanminhthien

cái nay smee từng nói trong mot topic trưoc rồi mà .Năm sau dề thi sẽ hoàn toàn mới và dưoc chinh ngưoi ra đề đảm bảo là hay và phù hợp với tình hình xã hội .Đảm bảo ko bỏ sót học sinh giỏi .
Đề thi sẽ theo hứong " mở "ko theo lối mòn như bao năm nay .
Chỉ có một vấn đề là " chấm thế nào ?" thì nhưng ngừoi ra đề ...chưa có câu trả lời ...
 
S

sweetnightmare

sao ko cho mình nghị luận xã hội nhỉ, toàn là nghị luận văn học.
những điều thực tế trước mắt thì ko được nói mà toàn là "mơ về nơi xa lắm" của mấy ông nhà thơ.
Đành rằng phải biết về dân tộc nhưng có nhất thiết là " thế" ko?
mỗi thời mỗi khác mà lị!!!
Ủa mà phát biểu ở đây mấy ông ra đề có biết ko nhỉ???
Thừa quá!!!
 
N

ngoisaotim

Mình chưa thi tốt nghiệp nên chưa biết thế nào. Nhưng với tình trạng như thế này thì nản quá! Thực ra, nếu cho mình phân tích một tác phẩm nào đó, mình thích suy nghĩ và phân tích theo cách riêng của mình. Chỗ nào người ta hay bỏ qua, mình lại thích đi sâu tìm hiểu. Nhân vật nào người ta cho là xấu, mình lại thích được tìm hiểu và khám phá bí ẩn bên trong con người họ. Chỉ e... nếu làm thế thì mình bị... trượt mất!
 
C

crazyfrog

:)) chú nên nghĩ lại đi. Đối với khối D văn không phải là cái gì đó quá quan trọng. Khi đọc đề khối D anh cũng đã giật nảy mình khi thấy sự lạ của nó. Cái lạ thứ nhất là nó quá dễ so với khối C dù cũng là môn văn. Và sau khi kết thúc đợt thi thì dân khối D mới nói cho anh khối đó chỉ chú trọng vào ngoại ngữ. Anh tự hỏi 1 điều:" Nếu tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi thì làm sao có thể sử dụng được tiếng nước ngoài??" Và anh nhận được 1 câu trả lời như 1 cái tát vào mặt mình:" Thì tụi tao vẫn cứ đỗ đấy thôi" Thật sự anh đã rất thất vọng khi cả 1 thế hệ sẵn sàng bỏ qua ngôn ngữ chính thống và chỉ quan tâm đến ngôn ngữ không chính thông_ngoại ngữ. Cái lạ thứ 2, anh thấy cả 1 hôi khối D anh chơi khá thân. Trước khi đi thi 2 tháng chúng nó được cho sẵn những bài văn mẫu. Những bài đó chẳng khác gì đã giết chết 1 bộ môn cần đến tâm hồn của người viết như văn. Và anh càng ngày càng không hiểu tại sao những bài văn mẫu chính xác là đi theo 1 lối mòn có sẵn luôn được điểm cao mà không hề được chấp nhận khi có những sáng tạo hay phát hiện mới trong văn bản. Nhưng ở đây chúng ta cũng chỉ có bàn luận chứ không thể nào thay đổi được thực tế trên.........
 
C

conu

Anh nói có phần đúng, thi ngoại ngữ luôn đồng hành với việc phải nói cho sõi, hiểu cho sâu cái hồn, cái tinh túy của ngôn ngữ dân tộc. Cái đấy em cũng định dùng vào lý luận của mình để đập lại ngụy biện kiểu như trên của những ai thi khối D, theo em thì số người như thế vẫn ko phải là tất cả, nhưng chúng nó cứ thử tập trung vào mình ngoại ngữ mà xem xem có trượt thẳng cẳng ko, học phải đều cả 3 môn thuộc cái khối đấy chứ. Em thì em có cái nhìn khá lạc quan, năm sau tình trạng này sẽ chấm dứt, à ko phải, đỡ hơn bởi những cách ra đề sáng tạo hơn và bổ sung thêm cả phần NLXH. Đề Văn khối D ko yêu cầu cao như khối C, bởi khối C môn Văn là môn đặt lên hàng đầu, đồng thời đó cũng là môn duy nhất đo đạc được khả năng tư duy của những thí sinh thuộc khối này ở mức cao nhất, nên ắt hẳn đề Văn khối C sẽ khó (tất nhiên cũng có năm đề Văn khối D còn khó hơn cả khối C, cũng giống như có năm đề Toán khối D có phần khó hơn cả khối A, chẳng hạn như năm ngoái) nhưng nó cũng ko dễ hơn nhiều lắm đâu.
 
Top Bottom