Văn 10 Lối sống tích cực trong học sinh

Học với học

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng mười một 2019
395
122
61
20
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Công Trứ

Attachments

  • IMG_20200223_103124.JPG
    IMG_20200223_103124.JPG
    44.7 KB · Đọc: 55

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
1. Giải thích
- Sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
2. Phân tích
a. Biểu hiện
- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.
- Luôn chủ động trước cuộc sống:
+ Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.
+ Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người.
+ Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác.
- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp.
b. Ý nghĩa
* Với cá nhân:
- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
+ Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.
+ Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
* Với xã hội:
- Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
3. Phản đề:
- Phê phán lối sống tiêu cực, thơ ơ, vô cảm với những điều xung quanh
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.
- Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
 
  • Like
Reactions: machung25112003

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người ơi gợi ý giúp mình cả 2 đề văn nhà cảm ơn mọi người nhiều
Mình sẽ giúp bạn phần b nhé
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Vui học môn Ngữ văn: là thái độ vui vẻ, phong cách học tập trong môn Ngữ văn. Khi học văn, học sinh không hề bị gò bó, không có cảm giác bị ép buộc với môn học này, coi tiết học văn là nhàm chán
- Bàn luận
+ Ngày nay, học sinh mỗi cấp học đều phải tự trang bị cho mình lượng kiến thức vừa phải để hoàn thành chương trình học nặng nề. Trong những môn học đó, có lẽ môn Ngữ văn 10 được học sinh cho là khô khan và kém thú vị nhất
+ Lớp 10 là khối đầu tiên của trường Trung học Phổ Thông. Vì vậy, có nhiều sự khác biệt so với cách học của trường Trung học Cơ Sở. Môn văn cũng không ngoại lệ. Học sinh vì chưa theo kịp cách học mà cảm thấy lượng kiến thức quá lớn, quá xa vời, gây sa sút trong học tập
+ Điều quan trọng là mỗi học sinh phải tự giác tìm hiểu, học hỏi để làm quen với chương trình học mới. Đồng thời, tác động từ giáo viên cũng là một phần. Giáo viên cần tạo ra những buổi học thú vị, gợi trí tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh. Từ đó sẽ khiến học sinh thay đổi quan niệm về môn văn, trở nên yêu thích văn hơn....
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, không phải ai cũng chăm chỉ học tập. Nhiều bạn học sinh còn lười học, chưa biết tự tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Bởi vậy mà cảm thấy tiết học Văn nhàm chán, không còn hứng thú
+ Bên cạnh đó, phương pháp dạy của giáo viên còn khô khan, dạy theo kiểu truyền thống- đọc cho học sinh chép, khiến học sinh cảm thấy chán,.....
- Liên hệ bản thân
 
Top Bottom