Văn 9 Lời khuyên & phương pháp để làm văn nghị luận

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Để viết văn hay thì phải có vốn từ ngữ phong phú

Với trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn, thầy Nguyễn Phi Hùng cho rằng một trong những vấn đề mấu chốt giúp học sinh viết văn hay cũng như có khả năng cảm thụ tốt đó là nhờ vào vốn từ ngữ phong phú. Bên cạnh đó chúng ta phải có vốn hiểu biết rộng, nghĩa là phải biết quan sát đời sống xung quanh, các hiện tượng thực tế và từ đó suy ngẫm về chúng để tích lũy vốn sống cho mình.
Thầy Hùng chia sẻ: “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, văn chương được cấu tạo từ chất liệu là từ ngữ, các câu văn và các đoạn văn. Do đó để viết văn hay thì chúng ta cần phải có sự tích lũy vốn từ ngữ sao cho thật phong phú và giàu có. Để tích lũy vốn từ ngữ một cách bài bản, đầy đủ và có hệ thống thì thầy khuyên các con phải đọc thường xuyên.
Đọc để biết cách dùng từ, các cấu trúc câu hay cách diễn đạt ấn tượng, do vậy khi đọc chúng ta phải có ý thức tìm hiểu và gom góp vốn từ thì những từ ngữ đó mới lưu lại trong đầu của mình. Trong quá trình đọc các con cũng phải lựa chọn nên đọc cái gì và với học sinh thì nên ưu tiên đọc sách về tác phẩm văn học để tiếp thu kiến thức, vốn từ cũng như gia tăng khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Ngoài ra để mở rộng phạm vi vốn từ ngữ thì các con nên đọc thêm báo, tạp chí và sách tham khảo liên quan đến văn học”


Bên cạnh đó thầy Hùng cũng chỉ ra rằng một bài văn nghị luận văn học được đánh giá là hay thì trước hết phải viết đúng chủ đề và phải bám sát vào tác phẩm văn học mà đề yêu cầu, các luận điểm phải nêu bật được chủ đề chính của bài văn.
Ví dụ đề yêu cầu là phân tích tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân thì chúng ta phải gắn liền nhân vật với tác phẩm để phân tích và đưa ra các dẫn chứng là các trích đoạn trong tác phẩm để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình và thuyết phục được người đọc. Hoặc đối với tác phẩm thơ cũng tương tự như vậy, nên có trích dẫn thơ và bám sát vào đó để đưa ra ý kiến bình luận, diễn giải ý.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng mà thầy cũng thường xuyên lưu ý các bạn học sinh trong quá trình học và viết văn là phải làm sao để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nghĩa là các em phải dùng từ sao cho chuẩn, có nghĩa và dễ hiểu.
2. Muốn viết văn hay thì phải nắm rõ các kỹ năng cơ bản

Ngoài kiến thức và vốn từ ngữ thì thầy Hùng còn chỉ ra để viết văn hay thì chúng ta phải có các kỹ năng cơ bản. Thầy phân tích cụ thể như sau: “Ví dụ với một tác phẩm thơ thì cần phải tìm hiểu các hình ảnh thơ, từ ngữ, nhịp điệu, cách gieo vần, biện pháp nghệ thuật của bài thơ. Để từ đó tìm ra được cảm xúc của nhân vật trữ tình và ý tứ mà tác giả gửi gắm trong bài thơ. Còn với một tác phẩm văn xuôi thì chúng ta phải tập trung vào phân tích nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, các chi tiết trong tác phẩm.
Để từ đó làm sáng rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm đó. Tóm lại thì với mỗi một thể loại văn học, một tác phẩm cụ thể thì chúng ta cần phải biết vận dụng thao tác phù hợp thì mới làm nổi bật được cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng như giá trị văn học của chúng. Từ đó mới thuyết phục được người đọc, người nghe.”

Cũng theo thầy Hùng thì trong quá trình viết văn, đảm bảo bài văn đúng chủ đề, đầy đủ ý, các câu văn và đoạn văn mạch lạc, có sự liên kết với nhau, muốn bài văn thu hút được người đọc người nghe thì chúng ta phải có khâu lập dàn ý. Việc lập dàn ý có thể làm phác thảo nhanh trên giấy, còn với những bạn có kỹ năng và năng khiếu viết văn tốt thì có thể lập dàn ý trước ở trong đầu. Tránh trường hợp đặt bút viết bừa theo cảm hứng sẽ khiến bài văn bị lan man, dễ lạc đề.

cach-lam-bai-van-nghi-luan-van-hoc-2-696x522.jpg

Điều cuối cùng mà thầy Hùng thường lưu ý học sinh của mình là để viết văn tốt, tiến bộ nhanh thì chúng ta phải thường xuyên luyện tập, viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp chúng ta tăng vốn từ cũng như khả năng kết hợp các phương pháp làm văn thuần thục hơn.
Nguồn : blog.hocmai.vn
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tại sao em viết tựa đề là "Chia sẻ bí kíp bí truyền làm văn nghị luận hay" :D
Và không dừng ở một bài chia sẻ mà tiếp tục chia sẻ thêm nhiều bài viết có nội dung hữu ích như thế này nữa?
 
  • Like
Reactions: NTD Admin

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH HAY
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khẳng định trong thực tiễn. Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số,…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ.
Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để họ tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra đúng, là phải.
2. Những điều lưu ý khi lập luận chứng minh
Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Xác định rõ vấn đề cần chứng minh.
– Biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa.
– Các dẫn chứng hoặc lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc.
– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp với lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với chứng minh. Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, ta cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh để họ tin vào điều ấy. Khi họ hiểu, họ mới tin và càng tin, họ sẽ lại càng hiểu vấn đề ta trình bày một cách sâu sắc hơn.
Vì thế có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song hành với nhau trong quá trình lập luận.
3. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiện bốn bước:
a) Tìm hiểu đề và tìm ý ;
b) Lập dàn bài ;
c) Viết bài ;
d) Đọc lại và sửa chữa.
4. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh:
– Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã đửợc chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
5. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương liên kết.
Bạn cần sử dụng các câu văn hợp lý để có tính liên kết .
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
NGHỊ LUẬN VỀ 1 TƯ TƯỞNG KHÁI NIỆM , ĐẠO LÝ
1. Khái niệm: - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
+ Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
- Hình thức: + Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ… + Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí…
2.Cách làm bài:
Mở bài: – Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận – Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn) – Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý) Thân bài: -
Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…). Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).
- Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
+ Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
- Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
+ Mở rộng vấn đề
- Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)
+ Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY
1. Phân loại dạng bài
Trong nghị luận xã hội có 2 dạng bài, thứ nhất là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và thứ 2 là nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường là những châm ngôn, quan điểm của các nhân vật lỗi lạc với mục đích hướng học sinh đưa ra quan điểm đúng đắn về những giá trị đạo đức tốt đẹp như uống nước nhớ nguồn, ăn quả kẻ nhớ quả trồng cây…
Còn hiện tượng đời sống chính là những vấn đề nóng, những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, gần gũi với giới trẻ như gian lận trong thi cử, học sinh vượt đèn đỏ, hay bạo lực học đường… Để làm tốt dạng bài này, học sinh phải có nhiều hiểu biết về kiến thức xã hội thì bài văn mới hay và có sức thuyết phục.
Vì sự khác nhau đó nên học sinh cần xác định đúng dạng bài để có hướng giải quyết vấn đề tốt hơn.
2. Đảm bảo bố cục rõ ràng
Dù là bài văn thuộc dạng nào thì chúng ta cũng phải chia bố cục rõ ràng, đây không chỉ là vấn đề về hình thức mà nó còn là vấn đề về nội dung. Một bài văn với bố cục rõ ràng chứng tỏ người viết có tư duy logic và giúp bài văn mạch lạc, đồng thời đảm bảo được đầy đủ các phần của một bài văn như: dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
3. Cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân về vấn đề
Như đã nói về mục đích của hai dạng bài ở trên, nghị luận xã hội chính là cơ hội để học sinh thể hiện quan điểm của mình. Vì vậy, bài văn nào có càng nhiều những góc nhìn đa chiều về vấn đề kèm những dẫn chứng thuyết phục thì càng được điểm cao. Để có thể làm tốt phần này và tránh có những cái nhìn sai lệch về vấn đề được nghị luận thì học sinh cần tham khảo thật nhiều thông tin qua sách, báo, tivi, internet để lấy tư liệu làm nhé!
Cách thức làm bài cụ thể:
Nghị luận về tư tưởng, đạo lý
Đầu tiên, học sinh cần dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận cũng như mở ra hướng giải quyết vấn đề ở mở bài. Trong thân bài, hãy cắt nghĩa các từ khóa rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. Sau đó, tập trung vào bàn luận tư tưởng, đạo lí đó như mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc, toàn diện, đầy đủ… Đồng thời, cũng cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để chứng minh quan điểm của mình. Tiếp theo, rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống. Kết bài, học sinh nên đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Giống với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, mở bài về một hiện tượng đời sống cần nêu được hiện tượng cần bàn luận và hướng giải quyết. Phần thân bài, học sinh giải thích hiện tượng đời sống, nêu các biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế cuộc sống xã hội, lí giải nguyên nhân và đánh giá hiện tượng… Rút ra bài học về nhận thức và hành động cũng là một ý rất quan trọng, không thể thiếu của thân bài. Cuối cùng, đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận ở kết bài.

 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
MỘT SỐ SƠ ĐỒ VỀ CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1, Sơ đồ về cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lý
upload_2019-4-15_10-8-22.png
2,Sơ đồ bài văn nghị luận về một tư tưởng dạo lý , 2 quan điểm đối chiều
upload_2019-4-15_10-16-45.png
Nguồn : tuhocnguvan
 
Top Bottom