- 8 Tháng năm 2019
- 1,991
- 4,238
- 471
- Hà Nội
- Trường THCS ...


LỜI DỤ KÊU GỌI HÀO KIỆT TRONG THIÊN HẠ RA GIÚP NƯỚC CỦA LÊ LỢI
Tháng 4/1427, nghe tin viện binh nhà Minh chuẩn bị xâm lấn, Lê Lợi đã Ban lời dụ cầu người hiền tài trong khắp thiên hạ ra giúp dân, cứu nước đánh đuổi ngoại xâm.
"Hiện nay phá được nhiều thành quân địch, duy còn thành Đông Quan vẫn chưa hạ được. Bởi thế, ta ngủ không yên giấc, ăn không biết ngon, đêm ngày lo nghĩ, vả lại ta chưa được người hiền tài phụ tá. Ta tuy là chủ tướng nhưng tự xét:
1. Già yếu không có tài năng.
2. Học thức nông hẹp.
3. Trách nhiệm nặng nề khó đương nổi.
Thế mà các vị đại thần giúp đỡ, chưa có người đặt vào chức Tướng quốc, chức Thái phó và Thái bảo, chức Thái úy và chức Đại nguyên soái vẫn còn thiếu, các chức Hành khiển, và các quan khác, mười phần mới có một hai. Thế nên ta thành thực khuyên mong các vị hào kiệt gắng sức, để cứu vãn nhân dân, không nên ẩn mình dấu bóng, để cho thiên hạ phải chịu cảnh khổ lầm than này mãi.
Hoặc có vị nào muốn giữ tiết tháo cao siêu như Tứ Hạo, trốn tránh công danh như Tử Phòng cũng nên vì dân hãy ra cứu nạn, chờ sau khi thành công mà muốn toại chí nguyện, lúc đó hãy về ẩn nơi rừng núi, ta không ép"

Nguồn: Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn
Tháng 4/1427, nghe tin viện binh nhà Minh chuẩn bị xâm lấn, Lê Lợi đã Ban lời dụ cầu người hiền tài trong khắp thiên hạ ra giúp dân, cứu nước đánh đuổi ngoại xâm.
"Hiện nay phá được nhiều thành quân địch, duy còn thành Đông Quan vẫn chưa hạ được. Bởi thế, ta ngủ không yên giấc, ăn không biết ngon, đêm ngày lo nghĩ, vả lại ta chưa được người hiền tài phụ tá. Ta tuy là chủ tướng nhưng tự xét:
1. Già yếu không có tài năng.
2. Học thức nông hẹp.
3. Trách nhiệm nặng nề khó đương nổi.
Thế mà các vị đại thần giúp đỡ, chưa có người đặt vào chức Tướng quốc, chức Thái phó và Thái bảo, chức Thái úy và chức Đại nguyên soái vẫn còn thiếu, các chức Hành khiển, và các quan khác, mười phần mới có một hai. Thế nên ta thành thực khuyên mong các vị hào kiệt gắng sức, để cứu vãn nhân dân, không nên ẩn mình dấu bóng, để cho thiên hạ phải chịu cảnh khổ lầm than này mãi.
Hoặc có vị nào muốn giữ tiết tháo cao siêu như Tứ Hạo, trốn tránh công danh như Tử Phòng cũng nên vì dân hãy ra cứu nạn, chờ sau khi thành công mà muốn toại chí nguyện, lúc đó hãy về ẩn nơi rừng núi, ta không ép"

Nguồn: Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn