lợi ích của những thức phẩm quanh ta

H

hiensau99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mời các bạn vào và chia sẻ cho nhau những hiểu biết về thực phẩm quanh ta
quanh chúng ta có rất nhiều các loại thực phẩm nhưng chưa chắc ai cũng hiểu được hết lợi ích của những thức phẩm bình thường và giản dị ấy
 
H

hiensau99

Thu hải đường chữa ăn không ngon
images450234_imagexe.jpg

Thu hải đường còn gọi là hoa tương tư. Theo Đông y, thu hải đường có vị đắng, chua, chát, tính mát đi vào kinh mạch tim gan, có công dụng giải độc, hoạt huyết, tán ứ tiêu thũng, an thần, bổ gan,bổ mật, cầm máu…

Một số bài thuốc từ thu hải đường:


Trị chứng đau tức ngực, đau họng, đắng miệng ăn không ngon: Lấy 0,5 lạng rễ thu hải đường tươi, rửa sạch, vò nát với 2 bát nước sôi để nguội, súc miệng nhiều lần trong ngày trị chứng đau họng. Lấy rễ thu hải đường nghiền nhỏ, mỗi lần uống 0,2 lạng với nước nóng để trị chứng đau tức ngực, đắng miệng ăn không ngon.

Trị chứng kiết lỵ: Lấy 0,3 lạng thu hải đường, 0,1 lạng đường đen, 0,1 lạng đường trắng, nấu thành trà uống.


Trị chứng khí hư, kinh nguyệt không đều: Lấy 0,3 lạng thu hải đường, 0,2 lạng đương quy, nấu thành trà uống.

Trị chứng phong thấp: Lấy 0,2 lạng thu hải đường, 0,3 lạng cốt toái bổ, 0,5 lạng tang kí sinh nấu làm trà uống.

Trị vết thương bầm tím, ứ máu không tan: Lấy 0,5 lạng thu hải đường, 0,5 lạng hoa lăng tiêu, ngâm với rượu nếp để khoảng 3 ngày là dùng được. Hoặc lấy 10 bông hoa hải đường tươi, cá tuyết cắt lát, gừng tươi,muối,rượu mùi. Hấp các loại trên ăn nóng.

Giúp thanh nhiệt, loại bỏ mùi hôi cơ thể, mất máu: Lấy 10 bông thu hải đường tươi, 1 khúc cà rốt, 1 cây hoa tím (hoa cùng họ với violet), 1 thìa đường fructoza. Hoa thu hải đường tách rời từng cánh, rửa với nước muối rồi để ráo. Cà rốt gọt vỏ cắt khúc. Cây hoa tím bỏ rễ cắt đoạn nhỏ. Cho các vị trên vào máy xay sinh tố cùng 300ml nước sôi để nguội và đường fructoza xay thành hỗn hợp sinh tố. Uống đều rất tốt.
 
H

hiensau99

Thảo dược từ… nhà bếp


Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia ngành dược đã thực sự quan tâm đến phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược. Ngay trong gian bếp nhà bạn cũng có nhiều thảo dược rất hữu ích.
images449991_bep.jpg

Quả ớt: Ớt được biết đến với khả năng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp giảm đau gây ra bởi chứng viêm khớp và bệnh zo-na. Thành phần hoạt động trong ớt, chất capsaicin, sẽ kích thích bộ não sản sinh ra chất endorphins để giảm đau. Bên cạnh đó, ớt cũng được cho là có tác dụng phòng chống hình thành các cục máu, tăng cường tiêu hóa và giảm sự đầy hơi.

Gừng: Gừng có thể được sử dụng làm giảm huyết áp và giảm mức cholesterol xấu LDL. Đây cũng là một thảo dược ứng dụng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa như chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng gừng để chữa cảm cúm và ho. Gừng chứa những thành phần có khả năng giảm đau đầu, đau răng và thậm chí cả đau tai.


Hành tây: Hành tây được dùng để điều trị cảm cúm, ho, bệnh viêm phế quản. Chất sắt có trong hành tây rất dễ hấp thụ vào cơ thể nên nó hữu ích trong điều trị bệnh thiếu máu. Hành tây còn tươi có thể tiêu diệt vi sinh bám trong miệng và giảm đau răng, nướu. Hành tây cũng được sử dụng để điều trị những vấn đề về hệ bài tiết.

Cây sả: Sả là loài thảo dược có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu, khi trộn với tiêu đen có thể mang lại tác dụng giảm đau bụng kinh. Cây sả cũng được sử dụng để duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa một cách tốt nhất, giúp giảm triệu chứng đầy hơi, chứng khó tiêu, tiêu chảy… Cây sả được ứng dụng trong điều trị cho bệnh nhân thấp khớp, đau lưng và bong gân. Rễ sả có thể được dùng để giảm đau răng.

Tỏi: Tỏi được dùng trong điều trị bệnh hen suyễn và hô hấp. Ăn nhiều tỏi là cách để hạ huyết áp nhờ nó có chất làm giảm co thắt trong động mạch chính. Tỏi chứa nhiều chất chống viêm, nên được ứng dụng trong điều trị viêm khớp và bệnh thấp khớp. Từ lâu người ta đã biết đến tác dụng của tỏi với hệ tiêu hóa do khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột. Gia vị này cũng giúp loại trừ chất độc, kích thích tuần hoàn và tái tạo máu, tốt trong điều trị mụn. Tỏi còn chứa chất có tác dụng kích thích hoạt động tình dục.


Quế: Quế có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh cảm cúm, ho và đau họng. Ngoài ra, tinh dầu quế có khả năng giảm đau răng, buồn nôn và nôn. Nó còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, tốt cho tiêu hóa. Nhiều loại thuốc dân gian được chế ra từ quế vì tác dụng chống viêm, chống co bóp và chống hình thành cục máu đông. Quế cũng có thể mang đến làn da đẹp và hơi thở thơm tho.
images449992_bep1.jpg

Cây rau mùi: Tinh dầu của loại cây này có tác dụng chống đầy hơi và hữu ích trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ cũng như giảm nồng độ a xít trong dạ dày. Nước rau mùi có tác dụng kích thích hoạt động của thận và giúp lợi tiểu. Nó cũng có khả năng giảm cholesterol máu. Nước rau mùi hòa với một ít bột nghệ có thể điều trị mụn và dưỡng ẩm cho làn da khô. Bạn cũng có thể sử dụng rau mùi để giảm căng thẳng và chữa mất ngủ.
 
H

hiensau99

Công dụng của nước ép cà chua

images449938_ca_chua_8_291210.jpg

Cà chua là một trong những thực phẩm hết sức thông dụng. Cà chua không chỉ phổ biến trong nhiều món ăn thường nhật, mà còn là một loại quả có thành phần dinh dưỡng rất cao. Từ cà chua, người ta còn có thể chế ra nhiều thứ nước giải khát vừa bổ dưỡng, vừa có công dụng phòng chống bệnh tật hết sức độc đáo.

Công thức 1: Cà chua 1.000g, đường trắng 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi hòa với đường, đun sôi một lát là được, để nguội, chia uống vài lần trong ngày.

Đây là loại nước giải khát rất tốt, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp và thanh nhiệt giải độc.
 
Công thức 2: Cà chua 150g, dứa 150g, nước ép quả chanh 15ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng. Dứa gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút, dùng máy ép hai thứ lấy nước rồi hòa với nước chanh chia uống vài lần trong ngày.

Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn có tác dụng phòng chống cao huyết áp, *** tháo đường và béo phì.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà chua rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng, chất tomatin có trong thành phần của nó có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm, vitamin P rất có ích cho việc phòng chống cao huyết áp. Gần đây, người ta phát hiện cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm khả năng lão hóa.
 
H

hiensau99

Vị thuốc dân gian từ hành và tỏi

Hành và tỏi không chỉ là hai loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày mà còn là vị thuốc rất hay, theo lương y Như Tá.
 

Công dụng của hành
images449735_ge001060.jpg

Trị cảm sốt, đau đầu: Lấy 4-5 củ hành ta để cả rễ, xắt nhỏ, 50g gạo loại ngon, một ít gừng tươi giã nhuyễn đem nấu cháo loãng, nêm nếm gia vị, một ít tiêu bột, giấm ăn. Dùng cháo này để chủ trị cảm sốt, đau đầu, đau sau gáy, ho. Nên dùng lúc cháo còn nóng.

Chữa viêm họng, viêm mũi
: Dùng hành củ (hành ta) 50g, gừng tươi 50g, đem giã nát và trộn với hai muỗng giấm ăn, rồi cho vào một tô nước thật nóng rồi đem xông, hít thẳng vào mũi, miệng để chữa những lúc viêm họng, viêm mũi.
 
Dân gian cũng hay dùng củ hành ta nấu cháo loãng để trị cảm cúm do thời tiết.
 
Dân gian thường dùng hành làm món ăn khai vị, mục đích là để kích thích ăn ngon miệng, và giúp dạ dày tiêu hóa tốt sau khi ăn. Dân gian cũng hay dùng củ hành ta nấu cháo loãng để trị cảm cúm do thời tiết.

Nhưng, lưu ý thường người ta kỵ dùng cùng lúc hành với mật ong.   

Công dụng của tỏi

Trị cúm, sổ mũi, nhảy mũi: Dùng củ tỏi bóc bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, cho vào một ít rượu hoặc nước chín ngâm một lát rồi khuấy đều, dùng nước này nhỏ vào mũi và ngậm trong miệng mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc ăn vài tép tỏi sống ngâm với giấm (ngâm khoảng 1 tháng).

Chữa viêm họng: Dùng củ tỏi bóc vỏ, đem ngâm giấm độ một tháng rồi đem ra cắt lát và dùng tỏi này để ngậm chữa ho.
 
Tỏi có rất nhiều công dụng hữu ích

Nếu bị đau bụng do trúng khí lạnh, có thể lấy củ tỏi, bóc vỏ, giã nhuyễn hòa với giấm ăn, rồi gạn lấy nước này uống. Dân gian còn dùng củ tỏi (loại lớn), bóc vỏ ngoài, giã nhuyễn đem đắp vào gan bàn chân và nằm nghỉ để trị tiêu chảy.

Chữa chứng đầy bụng khó tiêu: Lấy một vài tép tỏi đem ép lấy nước, bỏ bã rồi pha với nước chín để dùng trong ngày. Hoặc dùng tỏi giã nhuyễn ngâm với rượu trắng (ngâm độ hai tuần). Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần độ 10-15 ml.

Phụ nữ sau khi sinh mà bị trúng phong, thì dùng củ tỏi khoảng 30 tép đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén nước, dùng nước này uống từ từ.

Bị đau răng, lấy một vài tép tỏi giã nát rồi đem xát vào chỗ đau, đó cũng là cách dân gian hay sử dụng.
 
 
H

hiensau99

9 công dụng mới của giấm
images449572_000177.jpg

Giấm có rất nhiều tính năng mà có thể bạn chưa khám phá hết. Dưới đây là những công dụng mới mà bạn có thể áp dụng trong công việc bếp núc hàng ngày, để tiết kiệm thời gian.

1. Làm sạch nồi bị khét cháy

Nếu món ăn bị khét cháy, và bám chắc dưới đáy nồi, bạn chỉ cần hòa loãng giấm với nước lã đổ ngập đáy nồi, để qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch lại bằng nước xà bông nóng. Đảm bảo chiếc nồi của bạn sẽ trắng sáng, sạch sẽ như ban đầu.

2. Để món salad được ngon

Để món trộn salad có hương vị và mùi thơm đặc trưng, hãy thêm giấm và đừng quên một chút champagne hay rượu vang đỏ.

3. Làm mềm nhanh món súp và món hầm

Hãy sử dụng một muỗng canh giấm vào món súp hay món hầm, món ăn sẽ được làm mềm nhanh chóng.
 

4. Để ướp thịt được thấm

Chỉ cần thêm ít giọt giấm vào trong thịt để ướp cùng với gia vị, món thịt của bạn sẽ thấm đều hơn trước khi nấu, nướng, chiên, xào…

5. Luộc trứng được trắng

Thêm một muỗng canh giấm vào trong nồi nước luộc trứng, để dễ dàng bóc vỏ và giữ màu trắng của trứng.

6. Rửa trái cây và rau quả

Để sát trùng và giảm các vi khuẩn tấn công trái cây, rau quả. Với khoảng 1 kg trái cây, bạn có thể hòa 2 muỗng canh giấm với 1 lít nước để ngâm từ 15 – 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước lọc, để ráo.

7. Kho cá không bị nát

Để cá được săn chắc, và không bị nát khi kho, có thể thêm vào trong nồi một muỗng canh giấm.

8. Giữ màu khoai tây

Khoai tây sau khi gọt, nấu thường bị sẫm màu, cách hay nhất là bạn hãy cho 1 muỗng cà phê giấm hòa với nước lọc rồi ngâm chúng vào. Khi nào nấu mới vớt ra ngoài.

9. Để ngăn dầu mỡ ngấm vào thức ăn

Trước khi chiên, bạn hãy thêm ½ muỗng cà phê giấm vào dầu nóng để ngăn dầu mỡ ngấm vào thức ăn. Đậy nắp để giấm tan vào trong dầu rồi mới bắt đầu cho đồ ăn vào chiên, làm như thế dầu mỡ sẽ không bắn tung tóe.
 
H

hiensau99

Lợi ích của ổi đối với sức khỏe
images452426_1257989934_cong_dung_qua_oi1.jpg

Ổi là loại trái cây thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin A, vitamin C, axít folic, potassium, đồng và mangan. Ngoài ra, ổi còn được xếp vào danh sách những siêu thực phẩm.

Hãy ăn ổi vì những lợi ích sau:

1. Phòng ngừa bệnh ung thư

Ổi là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp lycopene và chất chống ôxy hóa chống lại bệnh ung thư. Chất lycopene có trong quả ổi được cơ thể chúng ta hấp thụ một cách dễ dàng hơn so với cà chua vì sự khác nhau trong cấu trúc tế bào, cho phép chất chống ôxy hóa được hấp thụ dễ dàng dù nấu chín hay ăn sống ổi.
 

Lượng chất lycopene trong quả ổi có ý nghĩa quan trọng kìm chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú 

Lượng chất lycopene trong quả ổi có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và kìm chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú. Lycopene giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh bằng cách chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, có thể gây hại đến tế bào làm bệnh ung thư và các bệnh về tim phát triển. Tất cả các loại ổi đều chứa chất chống ôxy hóa nhưng những quả ổi có phần thịt màu đỏ sẽ chứa chất chống ôxy hóa nhiều hơn ổi có thịt màu trắng.

2. Điều trị bệnh cao huyết áp

Quả ổi chứa chất hypoglycemic tự nhiên (nếu ăn không có vỏ) và giàu chất xơ. Chúng có tác dụng hạ huyết áp và cholesterol trong máu. Do đó, ổi rất có ích đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim và cao huyết áp. Ngoài ra, một quả ổi nặng 165g có thể cung cấp khoảng 20% lượng chất potassium hàng ngày cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người tiêu thụ potassium nhiều sẽ có chỉ số huyết áp thấp hơn những ai ít tiêu thụ potassium.

3. Điều trị bệnh tiêu chảy

Quả ổi có tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt vì trong quả ổi có chất làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể). Ngoài ra, hợp chất kiềm trong quả ổi có khả năng phòng chống và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bệnh lỵ. Thêm vào đó, quả ổi có các chất carotenoids, vitamin C và potassium hỗ trợ cho việc chữa lành các trường hợp viêm dạ dày.

4. Điều trị ho và cảm lạnh

Nước thuốc sắc từ lá ổi hoặc nước ép của trái ổi sống có thể làm giảm bệnh ho và cảm lạnh vì nước ổi chứa chất làm se. Nước ổi sẽ làm giảm ho, sổ mũi, giúp cho đường hô hấp, cuống họng và phổi không bị ảnh hưởng lan truyền. Quả ổi giàu vitamin C và sắt giúp cơ thể chống lại bệnh cảm lạnh và sự lây
 
H

hiensau99

Bí đao chữa sỏi thận
images450877_9.jpg

Bạn có thể cải thiện chứng sỏi tiết niệu, sốt nóng, *** rắt, phù thũng... bằng cách chế biến các món ăn - bài thuốc từ bí đao.

Bí đao có hai giống chính là bí đá và bí gối. Bí đá (bí xanh) có quả nhỏ, thuôn dài, khi già vỏ ngoài có màu lục xám và cứng, không có phấn trắng, cùi dày ít ruột, có phấn trắng ở quả già. Bí đao còn là vị thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
 
Chữa sốt nóng, háo khát do nhiệt: Bí đao một quả, nướng cho chín vỏ ngoài, rửa sạch, giã nát, cho vào miếng vải sạch, vắt kiệt lấy nước, thêm vài hạt muối rồi uống làm nhiều lần trong ngày. Người đang bị tiêu chảy hoặc đã được chữa khỏi, phụ nữ sau khi sinh bị khát nước, phù mặt và chân tay, dùng nước ép quả bí đao rất tốt, chống hiện tượng mất nước. Không dùng cho chứng tiêu chảy thể hàn.

Chữa phù thũng: Bí đao nấu với hành củ và cá chép ăn hằng ngày, hoặc bí đao và hạt đậu đỏ, lượng mỗi thứ 40 gr, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng nhiều ngày. Bí đao chứa hàm lượng cao chất muối kali, có tác dụng lợi tiểu mạnh.

Chữa *** rắt, *** buốt: Vỏ quả bí đao 20 - 40 gr, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ mía dò 30 gr, rễ cỏ tranh, rễ cỏ xước, mã đề, kim tiền thảo, mỗi thứ 20 gr. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang.

Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Vỏ bí đao 20 gr, kim tiền thảo, mã đề, rễ rau dền gai (sao vàng), rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm), mỗi thứ 12 gr. Sắc uống.
 
H

hiensau99

Hạt tiêu chữa ho, sâu răng
Tiêu (hồ tiêu) là loại gia vị thơm ngon không thể thiếu khi tẩm ướp, chế biến món ăn trong ẩm thực của nhiều nước.
 
images451275_GOJGY1I9CX_c32ebf8bb9acbadb.jpg

 
Ở Việt Nam có hai loại tiêu phổ biến: tiêu đen và tiêu trắng (tiêu sọ) thường được trồng tại nhiều địa phương từ Quảng Trị đến Kiên Giang (Đồng Nai, Đắc Lắc, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Phú Quốc…)

Tiêu đen rang chín, xay nhuyễn rất thơm, thường được dùng để ướp, nấu thức ăn. Còn tiêu trắng vị hơi nhạt, cay đậm, dùng để tẩm ướp, nấu, và còn để trang trí trên món ăn.

Tuy vậy, tiêu được sử dụng nhiều không chỉ vì nó thơm mà còn vì tiêu rất hữu ích.


Tiêu chữa ho, sâu răng hiệu quả

Tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm cơ thể…Tiêu đen trong dân gian thường được dùng để chữa cảm lạnh, làm toát mồ hôi và ấm bụng.

Chỉ cần nhai từ 1 đến 2 hạt tiêu đen, ngậm trong lưỡi nhiều giờ sẽ đỡ ho, ngậm nhiều ngày sẽ khỏi.

Khi răng bị sâu, có thể dùng tiêu đen xay nhỏ, cộng với một chút muối xát vào chỗ đau, làm từ 3 – 5 lần sẽ khỏi.

Tiêu - nguồn vitamin C giàu có


Ít người biết rằng trong tiêu chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn cả cà chua. Trung bình 1 muỗng cà phê tiêu xanh sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho một người. Ngoài ra trong tiêu còn có chứa các chất như tinh dầu, chất béo, tinh bột…
 
H

hiensau99

Công dụng của hạt mù tạt
images451236_ptg00842840.8.jpg

Hạt mù tạt mang lại vô số những lợi ích cho sức khỏe con người do chứa ít calory và giàu giá trị dinh dưỡng cũng như đặc tính chống vi khuẩn và khử trùng hiệu quả.

Theo các chuyên gia, hạt mù tạt đã được con người sử dụng vào khoảng gần 5.000 năm trước đây.

Có rất nhiều loại mù tạt khác nhau: mù tạt đen, mù tạt trắng, mù tạt nâu, thường được sử dụng dưới hai dạng: hạt hoặc bột. Dưới đây là các công dụng cụ thể của hạt mù tạt đối với sức khỏe của bạn:
 
- Dầu mù tạt đã được biết đến là chất liệu tuyệt vời trong việc làm đẹp làn da bạn vì tính giữ ẩm của chúng.
 

Hạt mù tạt là nguồn giàu dưỡng chất selen, có đặc tính chống viêm. Bên cạnh đó, hạt mù tạt còn chứa nhiều chất khoáng magie, có tác dụng giúp giảm nhẹ các cơn suyễn nghiêm trọng, đồng thời giúp trị các triệu chứng viêm khớp mãn tính cũng như giúp hạ huyết áp.

- Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu, hãy bổ sung hạt mù tạt vào chế độ ăn hàng ngày, sẽ giúp làm dịu các cơn đau.

- Hạt mù tạt còn là nguồn dồi dào các vi dưỡng chất thiết yếu như canxi, mangan, các loại axít béo omega-3, sắt, kẽm, protein và chất xơ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe.

- Đối với những người không cảm thấy ngon miệng khi ăn, bài thuốc sau rất có ích: trộn một ít hạt mù tạt đen với sữa, rồi nhấm nháp hỗn hợp này trước bữa ăn khoảng 15 - 20 phút sẽ thấy ngay hiệu quả của nó.

- Hạt mù tạt giúp tăng cường quá trình tiêu hóa vì chúng có tác dụng làm gia tăng tốc độ chuyển hóa thức ăn trong cơ thể.

- Hạt mù tạt còn vô cùng hữu dụng đối với các chị em phụ nữ khi gặp những vấn đề về giấc ngủ trong giai đoạn mãn kinh.
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

Liều thuốc từ mật ong


Nhờ chứa 22 loại a-xít amin và nhiều loại khoáng chất khác nhau, mật ong được xem có tác dụng cải thiện sức khỏe.
Sau đây là một số công dụng đặc biệt của mật ong, theo báo The Star (Malaysia) dẫn nguồn tin từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Một trong những ích lợi cụ thể của mật ong là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đặc tính kháng khuẩn và chống ô-xy hóa của mật ong giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngừa bệnh tật.
Trị bỏng
Mật ong được sử dụng như liệu pháp tự nhiên trong điều trị vết thương, vết bỏng vì nó có thể hút hơi ẩm từ không khí và đẩy mạnh khả năng làm lành vết thương.
Ngừa nhiễm trùng, chống viêm sưng
Đặc tính kháng khuẩn của mật ong giúp ngừa nhiễm trùng; giúp giữ vết thương ngoài da sạch sẽ. Mật ong còn thực hiện chức năng chống viêm sưng, qua đó giảm tình trạng sưng phồng và đau nhức, thậm chí ngừa hình thành sẹo.
Cải thiện viêm khớp
Mật ong cũng đã được công nhận là liệu pháp tự nhiên giúp điều trị nhiều triệu chứng khác nhau như tình trạng đau nhức ở chân vận động viên, đau nhức do viêm khớp.
Giã rượu
Mật ong còn có tác dụng giã rượu vì có chứa hỗn hợp đường tự nhiên như fructose giúp đẩy mạnh quá trình ô-xy hóa chất cồn của gan.
Chữa đau họng
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, mật ong không chỉ giúp thông họng mà còn giúp tiêu diệt một số loài vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Nhiều nghệ sĩ cũng thường dùng mật ong để thông họng trước khi biểu diễn. Để chống chứng viêm sưng họng, bạn có thể uống 1 muỗng mật ong hoặc súc miệng bằng hỗn hợp 2 muỗng mật ong, 4 muỗng nước chanh và một nhúm muối.
Chống mất ngủ
Chỉ cần uống một hơi một ly sữa nóng có hòa lẫn ít mật ong sẽ giúp bạn dễ ngủ. Hoặc thêm 1 hoặc 2 muỗng mật ong vào một tách trà hoa cúc và nhâm nhi dần dần.
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

Những thực phẩm màu đỏ tốt cho sức khỏe


images454785_Untitled_1.jpg
Thực phẩm có màu đỏ tươi không chỉ mang lại vẻ đẹp mắt cho món ăn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có ích cho cơ thể, điển hình là năm loại thực phẩm màu đỏ dưới đây:

1. Quả anh đào

Nhờ lượng chất chống ô-xy dồi dào như anthocyanin (có khả năng giảm đau và chống viêm nhiễm), anh đào hỗ trợ phòng chống nhiều căn bệnh, bao gồm tiểu đường, ung thư, viêm khớp và gút. Đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, kali và vitamin A.

2. Lựu
 
Loại trái cây  được xem là biểu tượng của sự sinh sản ở những vùng đất quê hương của lựu (khu vực từ Iran đến Himalaya) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 


Các kết quả nghiên cứu cho thấy, lựu có thể giúp hạn chế sự hình thành những mảng bám trong các động mạch và làm hạ huyết áp. Nước ép từ lựu có công dụng kiểm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường, viêm khớp và những khác thường trong việc cương cứng cơ quan sinh dục nam. Các chuyên gia tin rằng, những lợi ích của lựu bắt nguồn từ những chất polyphenol mạnh mẽ là anthocyanin (có trong những thực phẩm màu xanh, tím và đỏ đậm) và tannin (có nhiều trong trà và rượu).

3. Củ cải đường

Củ cải đường rất giàu dưỡng chất: ½ chén củ cải đường nấu chín chỉ chứa 29 calo nhưng lại có tới 2g chất xơ và cung cấp thêm khoảng 19% lượng folate, vitamin B cho nhu cầu mỗi ngày, vốn rất cần thiết để các tế bào mới phát triển khỏe mạnh. Thêm vào đó, betanin không chỉ mang lại màu sắc sặc sỡ cho củ cải đường mà còn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch.

4. Ớt


Capsaicin, một chất chống ô-xy hóa có trong ớt, có thể cản trở sự phân hủy của thức ăn, góp phần bảo vệ các mạch máu. Đây cũng là chất tạo ra độ cay nóng cho ớt. Kết quả nghiên cứu cho thấy capsaicin làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và kích thích những chất hóa học trong não, giúp chúng ta cảm thấy ít đói hơn.

5. Cà chua

Ngoài hàm lượng vitamin C phong phú, cà chua còn chứa vitamin A, kali và chất xơ. Mặc dù mùi vị không được thơm ngon nhưng loại quả này rất tốt cho sức khỏe vì chúng giàu lycopene, một chất chống ô-xy hóa có khả năng ngăn ngừa sự lão hóa cho da và rất có ích trong việc phòng chống ung thư, bệnh tim.
 
Top Bottom