- 13 Tháng sáu 2017
- 143
- 276
- 76
- 22
- Bắc Giang
- Đại Học Luật Hà Nội


Từ loạiCho đến ngày nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn. Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt không được định loại vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào cả, nói cách khác là không tồn tại từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu tiếng Việt vẫn cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách quan để định loại. Và việc phân loại cũng theo hai cách: phân biệt thực từ và hư từ; phân biệt thành những lớp ngữ pháp cụ thể. Hiện nay trong tiếng Việt có thể phối hợp hai cách phân loại này.Việc phân định từ loại tiếng Việt theo cách thứ hai thành những lớp từ cụ thể chủ yếu căn cứ vào ba tiêu chuẩn:
Ý nghĩa khái quát: có tác dụng tập hợp các từ có cùng kiểu ý nghĩa khái quát thành các lớp (và lớp con); ví dụ như ý nghĩa về sự vật, về hành động, về trạng thái, về tính chất, về quan hệ,...; đến lượt ý nghĩa khái quát về sự vật lại được chia nhỏ thành ý nghĩa khái quát về vật thể (ví dụ các từ nhà, cửa, cây...), về chất thể (ví dụ nước, khí,muối...), v.v...Khả năng kết hợp, được hiểu ở ba mức độ như sau:Khả năng kết hợp của từ đang xét với một hay một số hư từ, từ đó nói được bản tính từ loại của từ đang xét. Những hư từ trong trường hợp này được gọi là các chứng tố. Và với chứng tố, thường chỉ xác định được ba lớp từ chính trong tiếng Việt là: lớp danh từ, lớp động từ và lớp tính từ. Ví dụ: những từ có thể đứng trước các chỉ định từ này, nọ thì thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau đang, vẫn... thì thuộc lớp động từ; những từ đứng sau rất thường thuộc lớp tính từ.Khả năng kết hợp của từ đang xét được đặt trên cơ sở cách cấu tạo của cụm từ chính phụ. Với cách này, có thể xác định thêm lớp các phó từ của động từ (có nét gần gụi với các phụ từ và một số trạng từ adverd ngôn ngữ châu Âu)
Khả năng kết hợp từ với từ, không chỉ tính đến các yếu tố không nằm trong cụm từ, thông qua các tiêu chuẩn sau: khả năng làm đầu tố trong cụm từ chính phụ; khả năng làm yếu tố mở rộng trong cụm từ chính phụ; không tham gia vào cụm từ chính phụ, chỉ xuất hiện ở bậc câu nhưng có thể có quan hệ với cụm từ chính phụ trong các trường hợp cụ thể.Chức vụ ngữ pháp: Khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong một câu thường được dùng như một tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc phân định từ loại.Động từĐộng từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vậtVí dụ: ăn, đi, ngủ, bơi..
Động từ tình tháiLà những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,...Động từ chỉ hoạt động, trạng tháiLà những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hátDanh từLà những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...Danh từ chỉ sự vậtDanh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...Danh từ chungDanh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,..
Danh từ riêngDanh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,...Danh từ chỉ đơn vịDanh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,...Danh từ chỉ đơn vị chính xácVí dụ: mét, lít, gam, giây,...Danh từ chỉ đơn vị ước chừngVí dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,...Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:1. Làm chủ ngữ cho câuVí dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)1. Làm tân ngữ cho ngoại động từ.Ví dụ: Thằng bé ăn kem. (Trong câu này "kem" là danh từ làm tân ngữ trực tiếp cho động từ "ăn")
1. Làm bổ ngữ chủ cho câu dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được)Ví dụ: Anh ta là bác sỹ. (Trong câu này "bác sỹ" là một danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta") danh từ chỉ sự vật,Tính từTính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đốiLà những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...Tính từ chỉ đặc điểm tương đốiLà những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.Ví dụ: tốt, xấu, ác,...Đại từĐại từ là một từ dùng để thay thế cho một danh từ hoặc một đại từ khác.Ví dụ: tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy,chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.Số từSố từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vậtVí dụ:sáu, bảy, một,...Lượng từLượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.Ví dụ: những, cả mấy, các,..
Chỉ từChỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gianVí dụ:ấy, đây, đấy,...Trợ từTrợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.Ví dụ:những, có, chính, đích, ngay,...Thán từThán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đápVí dụ:a, ái, ơ, ô hay, này, ơi,...Tình thái từTình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nóiVí dụ:à, hử, đi, thay, sao, à, nhé,...Giới từGiới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câuVí dụ: của (quyển vở của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),...
Ý nghĩa khái quát: có tác dụng tập hợp các từ có cùng kiểu ý nghĩa khái quát thành các lớp (và lớp con); ví dụ như ý nghĩa về sự vật, về hành động, về trạng thái, về tính chất, về quan hệ,...; đến lượt ý nghĩa khái quát về sự vật lại được chia nhỏ thành ý nghĩa khái quát về vật thể (ví dụ các từ nhà, cửa, cây...), về chất thể (ví dụ nước, khí,muối...), v.v...Khả năng kết hợp, được hiểu ở ba mức độ như sau:Khả năng kết hợp của từ đang xét với một hay một số hư từ, từ đó nói được bản tính từ loại của từ đang xét. Những hư từ trong trường hợp này được gọi là các chứng tố. Và với chứng tố, thường chỉ xác định được ba lớp từ chính trong tiếng Việt là: lớp danh từ, lớp động từ và lớp tính từ. Ví dụ: những từ có thể đứng trước các chỉ định từ này, nọ thì thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau đang, vẫn... thì thuộc lớp động từ; những từ đứng sau rất thường thuộc lớp tính từ.Khả năng kết hợp của từ đang xét được đặt trên cơ sở cách cấu tạo của cụm từ chính phụ. Với cách này, có thể xác định thêm lớp các phó từ của động từ (có nét gần gụi với các phụ từ và một số trạng từ adverd ngôn ngữ châu Âu)
Khả năng kết hợp từ với từ, không chỉ tính đến các yếu tố không nằm trong cụm từ, thông qua các tiêu chuẩn sau: khả năng làm đầu tố trong cụm từ chính phụ; khả năng làm yếu tố mở rộng trong cụm từ chính phụ; không tham gia vào cụm từ chính phụ, chỉ xuất hiện ở bậc câu nhưng có thể có quan hệ với cụm từ chính phụ trong các trường hợp cụ thể.Chức vụ ngữ pháp: Khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong một câu thường được dùng như một tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc phân định từ loại.Động từĐộng từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vậtVí dụ: ăn, đi, ngủ, bơi..
Động từ tình tháiLà những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,...Động từ chỉ hoạt động, trạng tháiLà những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hátDanh từLà những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...Danh từ chỉ sự vậtDanh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...Danh từ chungDanh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,..
Danh từ riêngDanh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,...Danh từ chỉ đơn vịDanh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,...Danh từ chỉ đơn vị chính xácVí dụ: mét, lít, gam, giây,...Danh từ chỉ đơn vị ước chừngVí dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,...Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:1. Làm chủ ngữ cho câuVí dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)1. Làm tân ngữ cho ngoại động từ.Ví dụ: Thằng bé ăn kem. (Trong câu này "kem" là danh từ làm tân ngữ trực tiếp cho động từ "ăn")
1. Làm bổ ngữ chủ cho câu dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được)Ví dụ: Anh ta là bác sỹ. (Trong câu này "bác sỹ" là một danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta") danh từ chỉ sự vật,Tính từTính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đốiLà những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...Tính từ chỉ đặc điểm tương đốiLà những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.Ví dụ: tốt, xấu, ác,...Đại từĐại từ là một từ dùng để thay thế cho một danh từ hoặc một đại từ khác.Ví dụ: tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy,chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.Số từSố từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vậtVí dụ:sáu, bảy, một,...Lượng từLượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.Ví dụ: những, cả mấy, các,..
Chỉ từChỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gianVí dụ:ấy, đây, đấy,...Trợ từTrợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.Ví dụ:những, có, chính, đích, ngay,...Thán từThán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đápVí dụ:a, ái, ơ, ô hay, này, ơi,...Tình thái từTình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nóiVí dụ:à, hử, đi, thay, sao, à, nhé,...Giới từGiới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câuVí dụ: của (quyển vở của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),...