Văn 12 [LLVH] Văn học là nghệ thuật của ngôn từ

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người, hôm nay mình sẽ viết thêm vài bài trong chuỗi series những nội dung về lí luận văn học nhé.

Ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật. Tính nghệ thuật của nó chính là ở chất văn hóa trong sáng tạo của nhà văn, thể hiện ở sự khác nhau giữa ngôn từ nghệ thuật với ngôn ngữ tự nhiên được dùng trong giao tiếp hàng ngày. Vậy thì ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ tự nhiên khác nhau như thế nào?

Ngôn ngữ tự nhiên được nói ra xuất phát từ một nhu cầu về tư tưởng, tình cảm hay một mục đích thực tế và với một đối tượng nhất định. Ngôn ngữ tự nhiên không có tính chất nghệ thuật, dù rằng người ta vẫn có thể nói có nghệ thuật nhưng đó không phải là ngôn từ nghệ thuật văn học.

Theo dòng thời gian khi mà văn học phát triển thì lúc ấy mới có ngôn từ nghệ thuật. Ngôn từ nghệ thuật được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau và một trong số đó là lời thơ, lời văn, lời kịch; ở phương diện chức năng và biểu hiện thì có lời tác giả, lời nhân vật, ... Lời văn chính là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Ngôn từ trong tác phẩm văn học cũng cần được phân tích theo chủ đề. Khi các vấn đề phù hợp với thời đại, thì tức là những nội dung đó phản ánh đúng hiện thực, đúng đối tượng và tác giả tổ chức các đề tài tương đương để thực hiện nó. Có thể nhận thấy rõ những đề tài của văn học như nông dân, công nhân, binh sĩ, v.v thì những đề tài, sử dụng chất giọng thơ ca, vần điệu để người đọc, người nghe tiếp thu. Ấy chính là cách sử dụng ngôn từ đó. Để làm được điều đó chính là nghệ thuật trong lối sử dụng ngôn từ.

Ngôn từ nghệ thuật cũng chịu sự chi phối của tư duy nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật của nhà văn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn văn học. Mặt khác, việc phân tích ngôn từ trong tác phẩm phải luôn được chú ý rằng ngôn từ chịu sự chi phối của lịch sử văn học và thể loại văn học. Chẳng hạn, ngôn từ trong truyện cổ dân gian khác với ngôn từ trong truyện anh hùng theo thể tiểu tuyết chương hồi, và cũng khác với ngôn từ trong văn xuôi hiện đại. Ngôn từ trong thơ trung đại khác với ngôn từ trong thơ dân gian, và cũng khác với ngôn từ trong thơ hiện đại. Ngôn từ thơ khác với ngôn từ văn xuôi. Nếu ngôn từ thơ thường bóng bẩy, sử dụng nhiều phép tu từ, ví von tạo những ấn tượng mạnh và sâu về cảm giác thì ngôn từ văn xuôi, nhất là văn xuôi hiện đại gắn với ngôn từ sinh hoạt đời thường của các kiểu loại con người trong hiện thực, tạo cảm giác hiện tại cho người đọc, đặt người đọc vào ngay trong tình huống truyện để cảm nhận và nghĩ suy.
 
  • Love
Reactions: NoahNguyen
Top Bottom