- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,982
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hôm nay khi mình gặp một câu hỏi liên quan đến lý luận văn học về hình tượng người lính trong thời kỳ cách mạng thì mình nghĩ mình nên viết bài này.
Khi nhắc đến thơ ca thì mọi người thường nhắc đến tính hàm súc, tính nhạc và tính họa là đa số. Thực sự thì đúng là vậy. Bất kỳ tác giả nào muốn truyền tải thông điệp qua bài thơ thì đều cần phải chau chuốt câu từ, chau chuốt ngữ nghĩa sao cho hàm súc nhất để độc giả đọc qua là hiểu, đọc qua là nhớ và đọc qua là cảm. Tiếp theo đó thì tính nhạc và tính họa song hành vẽ nên một bản nhạc du dương theo nhịp đập của thời đại, theo âm hưởng của linh hồn bài thơ và thăng hoa khung bậc xúc cảm của những ai yêu thơ và thưởng thức thơ.
Bên cạnh ba điểm đặc thù nhất của thơ thì còn phải nói về nội dung của bài thơ. Hay cụ thể ở đây mình muốn nói là về tính hiện thực của bài thơ.
Có thể nói thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên dù muốn dù không thì mỗi bài thơ đều mang theo hơi thở của thời đại mà người nghệ sĩ đang sống. Đúng như Saint John Perse từng nói: "Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử". Phải biết rằng dù cố ý hay vô ý thì thơ vẫn luôn chuyển động, vẫn luôn hòa mình vào dòng chảy trong biển lớn của cuộc đời và bất kỳ người nghệ sĩ nào đều không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại ấy được. Hơn ai hết thì bản thân người nghệ sĩ luôn là những người tiên phong cảm nhận được sức sống mãnh liệt, sinh cơ dạt dào của thời đại ấy. Bởi nó chính là suối nguồn của ý tưởng, là suối nguồn của thi ca.
Không có sự tưởng tượng nào bắt nguồn từ hư vô cũng như mọi hư cấu đều xuất phát từ một nền tảng thực tại nhất định. Nền tảng ấy chính là hiện thực cuộc sống, chính là lát cắt thế giới mà người nghệ sĩ nhìn thấy qua lăng kính trái tim. Tựa như chiếc kính lúp của những nhà khoa học, thi ca mang đến cho con người góc nhìn hiện thực được phóng đại qua từng lát cắt nhỏ đã được chau chuốt một cách hàm súc nhất. Thi ca có vẻ như hoang đường bởi tính nhân hóa, phóng đại nhưng cũng không hoang đường bao nhiêu bởi nó luôn gắn liền với kinh nghiệm, với góc nhìn, với nhận thức của người nghệ sĩ trong cả cuộc đời của họ.
Có người từng nói thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thực sự đúng là thế. Thơ phát xuất từ tâm tư tình cảm của con người. Nhưng để linh hồn và cảm xúc hòa quyện làm một, thăng hoa trong bản nhạc thời không thì cần phải giao lưu, cần phải kết hợp, cần phải hòa mình với vũ trụ để nhận ra vũ trụ đang ra sao. Nếu không hòa làm một với vũ trụ, với thế giới, với thời đại thì liệu thơ có còn là thơ nữa không? Hay nếu không có tính hiện thực thì thơ có còn là thơ nữa hay không?
P/s: Chỉ là một chút ngẫu hứng khi bàn về tính hiện thực của ngôn ngữ thơ mà mình muốn nhắc đến với mọi người ^^
Khi nhắc đến thơ ca thì mọi người thường nhắc đến tính hàm súc, tính nhạc và tính họa là đa số. Thực sự thì đúng là vậy. Bất kỳ tác giả nào muốn truyền tải thông điệp qua bài thơ thì đều cần phải chau chuốt câu từ, chau chuốt ngữ nghĩa sao cho hàm súc nhất để độc giả đọc qua là hiểu, đọc qua là nhớ và đọc qua là cảm. Tiếp theo đó thì tính nhạc và tính họa song hành vẽ nên một bản nhạc du dương theo nhịp đập của thời đại, theo âm hưởng của linh hồn bài thơ và thăng hoa khung bậc xúc cảm của những ai yêu thơ và thưởng thức thơ.
Bên cạnh ba điểm đặc thù nhất của thơ thì còn phải nói về nội dung của bài thơ. Hay cụ thể ở đây mình muốn nói là về tính hiện thực của bài thơ.
Có thể nói thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên dù muốn dù không thì mỗi bài thơ đều mang theo hơi thở của thời đại mà người nghệ sĩ đang sống. Đúng như Saint John Perse từng nói: "Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử". Phải biết rằng dù cố ý hay vô ý thì thơ vẫn luôn chuyển động, vẫn luôn hòa mình vào dòng chảy trong biển lớn của cuộc đời và bất kỳ người nghệ sĩ nào đều không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại ấy được. Hơn ai hết thì bản thân người nghệ sĩ luôn là những người tiên phong cảm nhận được sức sống mãnh liệt, sinh cơ dạt dào của thời đại ấy. Bởi nó chính là suối nguồn của ý tưởng, là suối nguồn của thi ca.
Không có sự tưởng tượng nào bắt nguồn từ hư vô cũng như mọi hư cấu đều xuất phát từ một nền tảng thực tại nhất định. Nền tảng ấy chính là hiện thực cuộc sống, chính là lát cắt thế giới mà người nghệ sĩ nhìn thấy qua lăng kính trái tim. Tựa như chiếc kính lúp của những nhà khoa học, thi ca mang đến cho con người góc nhìn hiện thực được phóng đại qua từng lát cắt nhỏ đã được chau chuốt một cách hàm súc nhất. Thi ca có vẻ như hoang đường bởi tính nhân hóa, phóng đại nhưng cũng không hoang đường bao nhiêu bởi nó luôn gắn liền với kinh nghiệm, với góc nhìn, với nhận thức của người nghệ sĩ trong cả cuộc đời của họ.
Có người từng nói thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thực sự đúng là thế. Thơ phát xuất từ tâm tư tình cảm của con người. Nhưng để linh hồn và cảm xúc hòa quyện làm một, thăng hoa trong bản nhạc thời không thì cần phải giao lưu, cần phải kết hợp, cần phải hòa mình với vũ trụ để nhận ra vũ trụ đang ra sao. Nếu không hòa làm một với vũ trụ, với thế giới, với thời đại thì liệu thơ có còn là thơ nữa không? Hay nếu không có tính hiện thực thì thơ có còn là thơ nữa hay không?
P/s: Chỉ là một chút ngẫu hứng khi bàn về tính hiện thực của ngôn ngữ thơ mà mình muốn nhắc đến với mọi người ^^