Tâm sự Liều . Nên hay không?

Lemon candy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng tám 2019
472
1,529
156
Hà Nội
そう
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chả là bây giờ mình lớp 9 và đang đứng ở ngưỡng cửa thi cấp 3.Yup,và sẽ không đáng lo ngại nếu mình thi ở trường THPT Tây Hồ vì nói khiêm tốn khả năng của mình có thể thừa điểm để vào trường đó,thậm chí là có thể vào lớp chọn.Mình thích sự an toàn,dĩ nhiên chẳng ai muốn mạo hiểm khi thi cấp 3 cả.nhưng mom,dad mình lại không nghĩ vậy.Hàng xóm mình toàn người học giỏi : anh nhà đối diện thi Chu được 54,5 ; chị nhà bên trái thi Phan được 53,75 ; chị nhà bên tay phải thì học Đại học bách khoa ,còn chị họ ,anh họ thì học tường quốc tế.Mình nói ra 1 đống như vậy thực chất chả phải để rêu rao rằng mình ở gần nhà toàn những người học giỏi mà muốn nói nhờ có công của bố mẹ các anh chị đó mà mình mới phải viết cái đoạn tâm sự như lúc này.Nói trắng ra là những người hàng xóm đó toàn khích bố mẹ mình ,nói nào là "Con nhà chi vừa chơi vừa thi đại học vẫn đỗ",Em xem lại con cái nhà em đi,học hành thế này thì lớn lên làm nghề gì , nó cũng béo nữa bắt nó giảm cân đi bla,bla.." .Vâng ,nhờ những lời lẽ vi diệu đó mà bố mẹ mình người luôn có suy nghĩ "sức khỏe là quan trọng nhất"nay lại đặt nặng tư tưởng phải mình phải thi vào trường điểm cao,bắt mình phải thi liều trường có điểm số cao ngất ngưởng.Mình trước giờ học không phải để trở thành "người công dân tốt ", học để trở thành người "công dân có ích" như theo các bài văn nghị luận thường hay viết mà nói đúng ra là học vì ba mẹ. Ba mẹ đặt đâu ,con học đó ; ba mẹ đến trường đại học ,khối thi ,nghề nghiệp cũng định hướng cho mình luôn nên từ đó mình trở thành người không có ước mơ mà biến thành con rối nghe theo sự sắp đặt .Mình hiểu rằng bố mẹ lo cho mình nên mới làm như vậy nhưng liệu khi ở hoàn cảnh của mình thì bố mẹ có chịu được không ? Có thể bố mẹ đã từng là trẻ con ,nhưng mình chưa từng là người lớn. Và sau một hồi phàn nàn kêu ca , mình muốn các bạn biết rằng bố mẹ mình vẫn bắt mình thi trường điểm cao.Như đã nói,mình là người không có lập trường riêng,nên mình viết cái này nhằm muốn hỏi các bạn MÌNH CÓ NÊN LIỀU ĐỂ THI VÀO TRƯỜNG ĐIỂM CAO HAY KHÔNG - CÁI TRƯỜNG MÀ VỚI MỨC ĐIỂM HIỆN TẠI MÌNH CÒN THIẾU ÍT NHẤT LÀ 3 ĐIỂM ? MONG CÁC BẠN ĐƯA RA LỜI KHUYÊN VÀ GIÚP ĐỠ.CẢM ƠN!
 
Last edited:

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
thời nay thì chủ yếu là theo nhu cầu xã hội nha bạn, mình rất ủng hộ và tôn trọng ước mơ của bạn, nhưng sau này ra trường thì nhu cầu xã hội có cần cái nghề nghiệp mà bạn theo đuổi không? ba mẹ chỉ muốn tốt cho bạn, như bạn thấy thì mấy a chị hàng xóm điểm cao nên được vào trường có danh tiếng, nếu như bạn điểm thấp thì có phải là ba mẹ bạn hổ then với hàng xóm không? trong thực tế thì ko có ba mẹ nào mà không lo cho con cái đâu. nhưng nếu bạn thực sự có thể cố gắng thì bạn cứ thử đi, còn nếu không cố gắng được thì cũng chẳng dại gì mà bạn làm liều. bạn cứ thành thật với chính bạn đi, rồi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. bạn cũng nên cương quyết - thẳng thắn với ba mẹ để ba mẹ bạn hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của bạn nhé! Mình mong bạn sẽ có được quyết định đúng đắn, mình sẽ luôn ủng hộ bạn!
 
  • Like
Reactions: Lemon candy

Lemon candy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng tám 2019
472
1,529
156
Hà Nội
そう
thời nay thì chủ yếu là theo nhu cầu xã hội nha bạn, mình rất ủng hộ và tôn trọng ước mơ của bạn, nhưng sau này ra trường thì nhu cầu xã hội có cần cái nghề nghiệp mà bạn theo đuổi không? ba mẹ chỉ muốn tốt cho bạn, như bạn thấy thì mấy a chị hàng xóm điểm cao nên được vào trường có danh tiếng, nếu như bạn điểm thấp thì có phải là ba mẹ bạn hổ then với hàng xóm không? trong thực tế thì ko có ba mẹ nào mà không lo cho con cái đâu. nhưng nếu bạn thực sự có thể cố gắng thì bạn cứ thử đi, còn nếu không cố gắng được thì cũng chẳng dại gì mà bạn làm liều. bạn cứ thành thật với chính bạn đi, rồi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. bạn cũng nên cương quyết - thẳng thắn với ba mẹ để ba mẹ bạn hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của bạn nhé! Mình mong bạn sẽ có được quyết định đúng đắn, mình sẽ luôn ủng hộ bạn!
Cảm ơn bạn nhưng như mình đã nói ở trên rằng mình không có ước mơ,chính vì thế nên mới nghe theo sự sắp xếp của ba mẹ .Chứ nếu mình có thì mình đã theo đuổi đến cùng rồi :D
 
Last edited by a moderator:

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Chả là bây giờ mình lớp 9 và đang đứng ở ngưỡng cửa thi cấp 3.Yup,và sẽ không đáng lo ngại nếu mình thi ở trường THPT Tây Hồ vì nói khiêm tốn khả năng của mình có thể thừa điểm để vào trường đó,thậm chí là có thể vào lớp chọn.Mình thích sự an toàn,dĩ nhiên chẳng ai muốn mạo hiểm khi thi cấp 3 cả.nhưng mom,dad mình lại không nghĩ vậy.Hàng xóm mình toàn người học giỏi : anh nhà đối diện thi Chu được 54,5 ; chị nhà bên trái thi Phan được 53,75 ; chị nhà bên tay phải thì học Đại học bách khoa ,còn chị họ ,anh họ thì học tường quốc tế.Mình nói ra 1 đống như vậy thực chất chả phải để rêu rao rằng mình ở gần nhà toàn những người học giỏi mà muốn nói nhờ có công của bố mẹ các anh chị đó mà mình mới phải viết cái đoạn tâm sự như lúc này.Nói trắng ra là những người hàng xóm đó toàn khích bố mẹ mình ,nói nào là "Con nhà chi vừa chơi vừa thi đại học vẫn đỗ",Em xem lại con cái nhà em đi,học hành thế này thì lớn lên làm nghề gì , nó cũng béo nữa bắt nó giảm cân đi bla,bla.." .Vâng ,nhờ những lời lẽ vi diệu đó mà bố mẹ mình người luôn có suy nghĩ "sức khỏe là quan trọng nhất"nay lại đặt nặng tư tưởng phải mình phải thi vào trường điểm cao,bắt mình phải thi liều trường có điểm số cao ngất ngưởng.Mình trước giờ học không phải để trở thành "người công dân tốt ", học để trở thành người "công dân có ích" như theo các bài văn nghị luận thường hay viết mà nói đúng ra là học vì ba mẹ. Ba mẹ đặt đâu ,con học đó ; ba mẹ đến trường đại học ,khối thi ,nghề nghiệp cũng định hướng cho mình luôn nên từ đó mình trở thành người không có ước mơ mà biến thành con rối nghe theo sự sắp đặt .Mình hiểu rằng bố mẹ lo cho mình nên mới làm như vậy nhưng liệu khi ở hoàn cảnh của mình thì bố mẹ có chịu được không ? Có thể bố mẹ đã từng là trẻ con ,nhưng mình chưa từng là người lớn. Và sau một hồi phàn nàn kêu ca , mình muốn các bạn biết rằng bố mẹ mình vẫn bắt mình thi trường điểm cao.Như đã nói,mình là người không có lập trường riêng,nên mình viết cái này nhằm muốn hỏi các bạn MÌNH CÓ NÊN LIỀU ĐỂ THI VÀO TRƯỜNG ĐIỂM CAO HAY KHÔNG - CÁI TRƯỜNG MÀ VỚI MỨC ĐIỂM HIỆN TẠI MÌNH CÒN THIẾU ÍT NHẤT LÀ 3 ĐIỂM ? MONG CÁC BẠN ĐƯA RA LỜI KHUYÊN VÀ GIÚP ĐỠ.CẢM ƠN!

Chị có vài ý nhỏ thế này em có thể tham khảo nhé! ^^
- Em hãy coi cách mà người khác nói về những anh chị học giỏi kia là động lực để em cố gắng, để em khẳng định mình dù không bằng được các anh chị ấy nhưng học lực của mình vẫn rất tốt, vẫn rất đáng tự hào với mọi người. Và quan trọng hơn em hài lòng về những cố gắng lâu nay để đạt được kết quả như bây giờ.
- Trước khi nói chuyện lại với bố mẹ về việc chọn trường, em hãy tìm hiểu kỹ thông tin về trường em định thi vào, về thầy cô, về chất lượng thực tế, về những tấm gương các anh chị khóa trên đã từng học ở đó và sau này các anh chị ấy vẫn thi được đại học vào các trường tốt, làm ngành anh chị ấy thích và có mức lương ổn định để trả lời khi bố mẹ hỏi. Nhưng những nguồn tin đó phải đảm bảo độ tin cậy để làm bố mẹ tin tưởng nhé.
- Chọn đúng thời điểm để nêu vấn đề: tìm lúc nào bố mẹ có vẻ thong thả và vui vẻ để thảo luận. Đừng nên chọn lúc 1 trong 2 bên có vẻ mệt mỏi, căng thẳng vì lúc ấy dễ bực mình. Em cũng nên hoàn thành các nhiệm vụ được giao như làm việc nhà hay bài tập để đảm bảo bố mẹ không bác bỏ ý kiến của e và nói rằng chưa phải lúc nói chuyện. Em hãy chủ động lại gần bố mẹ. Nếu được, em hãy đặt điện thoại xuống, thoải mái và chân thành nói chuyện thủ thỉ cùng bố mẹ. Có thể chỉ đơn giản là phụ mẹ làm việc nhà, ngồi xem phim cùng cả nhà hay có những bữa ăn tối không quá vội vã. Những lúc như thế, có thể thủ thỉ cùng bố mẹ chuyện học hành, chuyện lớp, chuyện trường, chuyện bạn bè để 2 bên hiểu nhau hơn.
- Luôn giữ bình tình khi nói chuyện và cho bố mẹ biết về lợi ích của việc em chọn trường đó như: với năng lực hiện giờ của em có thể vào lớp chọn trường em muốn thi điều đó vẫn giúp em học tốt chứ không nhất thiết phải là trường chuyên; gần nhà hơn tiện cho việc đi lại; có nhiều bạn bè quen trước để không bị lạ lẫm khi bước vào môi trường mới giúp em tự tin hơn; nêu ví dụ bạn cùng lớp, cùng trường có học lực như em hoặc hơn em đã từng học ở đó hay cũng sắp thi vào đó. Nhờ thầy cô giáo ở trường tư vấn cho bố mẹ về việc nên để em chọn trường nào phù hợp nhất với khả năng của em. Tâm sự với bố mẹ rằng hiện giờ học lực của em đang ở mức này, thừa nhận rằng trường bố mẹ chọn rất tốt, em cũng đã tìm hiểu kỹ về trường đó và em cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn khó có thể vào được trường mà bố mẹ mong muốn. Đưa ra các cam kết và quy định về việc em sẽ làm sau khi được thi vào trường em muốn. Điều này sẽ cho bố mẹ thấy sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của em trong việc chọn trường lần này.
- Nếu bố mẹ vẫn phản đối, em hãy cư xử đúng mực, ngoan ngoãn, không có thái độ gay gắt lại, hãy tỏ ra bình thường và chờ 1 thời gian để bố mẹ suy nghĩ lại. Em hãy đề ra thời gian chính xác để 2 bên thảo luận lại vấn đề như nói vói bố mẹ rằng: ”tối cuối tuần tới bố mẹ cùng con thảo luận lại về vấn đề này nhé”. Hoặc hãy thử viết thư thuyết phục bố mẹ, giải thích các lý do em chọn trường cho bố mẹ thấy rõ sự quyết tâm và mong muốn của em. Đôi khi viết thư lại là cách tốt để em dễ bày tỏ quan điểm với bố mẹ hơn cũng như bố mẹ sẽ dễ cảm nhận thấy sự cố gắng của em hơn. Trong thời gian đó hãy hoàn thiện bản thân mình, vẫn đạt điểm số cao ở trường, làm các công việc nhà mà không cần bố mẹ bảo và tránh xa các rắc rối. Chắc chắn bố mẹ sẽ cân nhắc lại hành vi của em và biết đâu sẽ thay đổi quyết định của họ.
- Về việc chọn ngành học sau này, em phải lắng nghe và quan sát cuộc sống để biết đâu là ưu điểm của mình. Nên tập trung vào 3 yếu tố: hiểu mình, hiểu nghề, hiểu thị trường để tìm ra sự giao thoa giữa sở thích, năng lực của bản thân với các điều kiện khách quan xung quanh. Chứ đừng chọn theo ý kiến chủ quan của ai cả.
Cuối cùng, em vẫn nên lắng nghe 1 cách chân thành và suy nghĩ thật kĩ về các góp ý của bố mẹ nha. Vì bố mẹ luôn muốn con mình có sự lựa chọn tốt nhất mà thôi. Nhưng người hiểu năng lực của em nhất lại là chính em. Sự lựa chọn cuối cùng vẫn là tùy thuộc vào quyết định của em. Dù có quyết định như thế nào thì em cũng nên chịu trách nhiệm với quyết định của mình đến cùng nhé.
Chúc em sớm giải quyết được mâu thuẫn, xóa bỏ được khoảng cách với bố mẹ và có 1 kỳ thi tốt nhất có thể nha!
 

Lemon candy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng tám 2019
472
1,529
156
Hà Nội
そう
Chị có vài ý nhỏ thế này em có thể tham khảo nhé! ^^
- Em hãy coi cách mà người khác nói về những anh chị học giỏi kia là động lực để em cố gắng, để em khẳng định mình dù không bằng được các anh chị ấy nhưng học lực của mình vẫn rất tốt, vẫn rất đáng tự hào với mọi người. Và quan trọng hơn em hài lòng về những cố gắng lâu nay để đạt được kết quả như bây giờ.
- Trước khi nói chuyện lại với bố mẹ về việc chọn trường, em hãy tìm hiểu kỹ thông tin về trường em định thi vào, về thầy cô, về chất lượng thực tế, về những tấm gương các anh chị khóa trên đã từng học ở đó và sau này các anh chị ấy vẫn thi được đại học vào các trường tốt, làm ngành anh chị ấy thích và có mức lương ổn định để trả lời khi bố mẹ hỏi. Nhưng những nguồn tin đó phải đảm bảo độ tin cậy để làm bố mẹ tin tưởng nhé.
- Chọn đúng thời điểm để nêu vấn đề: tìm lúc nào bố mẹ có vẻ thong thả và vui vẻ để thảo luận. Đừng nên chọn lúc 1 trong 2 bên có vẻ mệt mỏi, căng thẳng vì lúc ấy dễ bực mình. Em cũng nên hoàn thành các nhiệm vụ được giao như làm việc nhà hay bài tập để đảm bảo bố mẹ không bác bỏ ý kiến của e và nói rằng chưa phải lúc nói chuyện. Em hãy chủ động lại gần bố mẹ. Nếu được, em hãy đặt điện thoại xuống, thoải mái và chân thành nói chuyện thủ thỉ cùng bố mẹ. Có thể chỉ đơn giản là phụ mẹ làm việc nhà, ngồi xem phim cùng cả nhà hay có những bữa ăn tối không quá vội vã. Những lúc như thế, có thể thủ thỉ cùng bố mẹ chuyện học hành, chuyện lớp, chuyện trường, chuyện bạn bè để 2 bên hiểu nhau hơn.
- Luôn giữ bình tình khi nói chuyện và cho bố mẹ biết về lợi ích của việc em chọn trường đó như: với năng lực hiện giờ của em có thể vào lớp chọn trường em muốn thi điều đó vẫn giúp em học tốt chứ không nhất thiết phải là trường chuyên; gần nhà hơn tiện cho việc đi lại; có nhiều bạn bè quen trước để không bị lạ lẫm khi bước vào môi trường mới giúp em tự tin hơn; nêu ví dụ bạn cùng lớp, cùng trường có học lực như em hoặc hơn em đã từng học ở đó hay cũng sắp thi vào đó. Nhờ thầy cô giáo ở trường tư vấn cho bố mẹ về việc nên để em chọn trường nào phù hợp nhất với khả năng của em. Tâm sự với bố mẹ rằng hiện giờ học lực của em đang ở mức này, thừa nhận rằng trường bố mẹ chọn rất tốt, em cũng đã tìm hiểu kỹ về trường đó và em cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn khó có thể vào được trường mà bố mẹ mong muốn. Đưa ra các cam kết và quy định về việc em sẽ làm sau khi được thi vào trường em muốn. Điều này sẽ cho bố mẹ thấy sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của em trong việc chọn trường lần này.
- Nếu bố mẹ vẫn phản đối, em hãy cư xử đúng mực, ngoan ngoãn, không có thái độ gay gắt lại, hãy tỏ ra bình thường và chờ 1 thời gian để bố mẹ suy nghĩ lại. Em hãy đề ra thời gian chính xác để 2 bên thảo luận lại vấn đề như nói vói bố mẹ rằng: ”tối cuối tuần tới bố mẹ cùng con thảo luận lại về vấn đề này nhé”. Hoặc hãy thử viết thư thuyết phục bố mẹ, giải thích các lý do em chọn trường cho bố mẹ thấy rõ sự quyết tâm và mong muốn của em. Đôi khi viết thư lại là cách tốt để em dễ bày tỏ quan điểm với bố mẹ hơn cũng như bố mẹ sẽ dễ cảm nhận thấy sự cố gắng của em hơn. Trong thời gian đó hãy hoàn thiện bản thân mình, vẫn đạt điểm số cao ở trường, làm các công việc nhà mà không cần bố mẹ bảo và tránh xa các rắc rối. Chắc chắn bố mẹ sẽ cân nhắc lại hành vi của em và biết đâu sẽ thay đổi quyết định của họ.
- Về việc chọn ngành học sau này, em phải lắng nghe và quan sát cuộc sống để biết đâu là ưu điểm của mình. Nên tập trung vào 3 yếu tố: hiểu mình, hiểu nghề, hiểu thị trường để tìm ra sự giao thoa giữa sở thích, năng lực của bản thân với các điều kiện khách quan xung quanh. Chứ đừng chọn theo ý kiến chủ quan của ai cả.
Cuối cùng, em vẫn nên lắng nghe 1 cách chân thành và suy nghĩ thật kĩ về các góp ý của bố mẹ nha. Vì bố mẹ luôn muốn con mình có sự lựa chọn tốt nhất mà thôi. Nhưng người hiểu năng lực của em nhất lại là chính em. Sự lựa chọn cuối cùng vẫn là tùy thuộc vào quyết định của em. Dù có quyết định như thế nào thì em cũng nên chịu trách nhiệm với quyết định của mình đến cùng nhé.
Chúc em sớm giải quyết được mâu thuẫn, xóa bỏ được khoảng cách với bố mẹ và có 1 kỳ thi tốt nhất có thể nha!
Em sẽ cố thử mấy cách mà chị nêu , em cảm ơn :) :)
 
  • Like
Reactions: Thu Phương 195

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Cùng thắc mắc về cái vụ có nên đặt NV cao quá không :)) Mình cũng chẳng rõ đâu nhưng mình có một số kinh nghiệm mà bạn lưu ý chỉ tham khảo thôi nhé.

Nói chung chọn liều hay là an toàn còn tùy vào sự cố gắng của bạn đến đâu nữa. Hầu hết những tháng cuối cùng bọn mình mới thấy lo hơn, kiểu nước ngập chân rồi phải nhảy thôi nên điểm thi các kiểu sẽ tăng. Nếu bạn học cô chấm gắt thì điểm thi thật thường sẽ nhích hơn 0,5-1 so với thi thử. Nhưng những cái biến số ấy, mình nhắc lại là phụ thuộc vào sự cố gắng của bạn. Bạn cảm thấy quá mệt mỏi rồi, thật sự không muốn đặt bút viết nguyện vọng vào các trường ấy thì thôi, ôn thi sẽ đỡ áp lực hơn, đừng ép bản thân mình quá. Trường hợp bạn với cao thì phải có lưới an toàn. Như mình đăng ký đến tận 5 trường, trượt trường này thì sang trường kia, tệ nhất là vào tư (mà nhà mình đã đặt cọc trước rồi).

Còn cái chuyện bố mẹ ép bạn thì bạn bảo thầy cô chủ nhiệm thuyết phục họ nhé. Khó khăn, bất đồng nào với cha mẹ nhờ người thứ ba điều phối là tốt nhất. Lớp mình cũng có vài đứa bị bố mẹ ép trong khi nó không tin vào bản thân mình như vậy, nhưng nhờ cô cái là bố mẹ chấp nhận đổi ý luôn :> Đỡ tốn công tranh cãi vô ích. Tuy nhiên thì mình cũng có quan điểm riêng là bạn cũng phải tìm hiểu kỹ các trường ở trong KVTS của bạn (và cả các trường chuyên dù thuộc Sở hay thuộc các ĐH) xem họ có những hoạt động (ngoại khóa) gì, chứ không phải vào chỉ để học xong rồi ra. Cấp ba cũng là khoảng thời gian khám phá mình muốn gì, mai sau mình làm gì. Nhắc lại nữa là bất đồng với cha mẹ nhờ người thứ ba điều phối, có thể là cô giáo, là họ hàng, là anh chị đi trước để tránh các xung đột không đáng có.
 
Top Bottom