Liên quan đến bài "Ông đồ"

K

kunsuper

0

01632593160nhut

Bạn hãy thử tìm trên sách tham khảo ngữ văn 9 hoặc sách học tốt ngữ văn 9 của bài ông đồ. Trong đó sẽ phân tích rõ những gì bạn muốn hỏi
Chúc bạn học tốt nha!
 
T

tvxqfighting

Phép nhân hóa: biến những vật vô tri vô giác ấy trở nên có linh hồn như con người. Chúng “buồn”, “sầu” vì bị lãng quên, bị lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng của giấy, mực, nghiên chính là nỗi đắng cay, ảm đạm của ông đồ già - con người tài hoa trở thành một món đồ vủ không ai dùng tới? Câu thơ gợi nỗi thương cảm, ngậm ngùi.
 
H

heroineladung

Bài làm:

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"


Để nói lên nỗi lòng của “ ông đồ”-cũng là của lớp nhà Nho thời ấy –Nhà thơ đã rất tài hoa mượn “ Giáy đỏ/ nghiên mực”để gởi gắm! Giấy còn buồn không thắm tươi nữa/ nghiên mực khô đọng im vắng nỗi sầu-thì hỏi lòng người làm sao không sầu thương luyến tiếc?
Ông đồ vẫn còn ngồi đây-nơi góc phố chợ nhộn nhịp-nhưng nào có ai hay? Không có đôi mắt nào nhìn ông, biết có ông-sự thờ ơ dửng dưng của người người qua lại-đã cho thấy sự bạc bẽo vô tâm của người đời đối với những giá trị xưa cũ đã từng gắn bó thiết tha trong nhiều thé hệ! Đây cũng là một lời trách cứ rất êm nhẹ, rất sâu sắc dành cho những ai đang vội vã chạy theo cáí mói như một cái ‘ mốt”, cái nhãn hiệu thời trang.
Cảnh tượng ông đồ lúc thất thế thật vắng vẻ, quạnh quẽ, thê lương. Ông đò vẫn ngồi đấy nhưng cũng chẳng cần đến giấy mực. Nỗi buồn lan sang cả cảnh vật. Những tờ giấy đỏ không thắm lên được trở thành bẽ bàng, màu đỏ trở nên vô duyên, không thắm lên được và cứ phơi ra để hững lá vàng rơi. Nghiên mực không được động đến như đọng lại bao sầu tủi để trở thành nghiên sầu. Dù vậy, ông đồ vẫn cố bám lấy cuộc sống, vẫn muốn có mặt với đời sao người đời lại vô tình đến vậy. Ông ngồi đấy mà vô cùng lạc lõng, lẻ lôi, trong lòng ông như một tấm kịch, một sự sụp đổ hoàn toàn. Tác giả đã thật thành công khí dùng biện pháp nhân hóa trong bài thơ này!

:):):)
 
Top Bottom