Văn 12 Liên hệ

Kim Thị Thu

Học sinh
Thành viên
8 Tháng sáu 2018
66
103
21
22
Nam Định
Trung học phổ thông Trực Ninh B
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" Văn học và đời sống là 2 đường tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người" ( Nguyễn Minh Châu). phân tích nhận vật bà cụ Tứ để làm sáng tỏ nhận định trên.Liên hệ với hình ảnh bà tú trong "Thương vợ" của Tú Xương để thấy vẻ đẹp người phụ nữ trong văn học
Ai giúp với, đề này căng quá, mình cần nhất là phần liên hệ, so sánh điểm giống vè khác nhé, càng rõ ràng, chi tiết càng tốt ạ.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
" Văn học và đời sống là 2 đường tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người" ( Nguyễn Minh Châu). phân tích nhận vật bà cụ Tứ để làm sáng tỏ nhận định trên.Liên hệ với hình ảnh bà tú trong "Thương vợ" của Tú Xương để thấy vẻ đẹp người phụ nữ trong văn học
Ai giúp với, đề này căng quá, mình cần nhất là phần liên hệ, so sánh điểm giống vè khác nhé, càng rõ ràng, chi tiết càng tốt ạ.
Uhm. Trước hết thì em nên hiểu về câu nói của Nguyễn Minh Châu trước khi tiến vào phân tích nhân vật bà cụ Tứ nhé !
- Câu ấy có nghĩa là hai vòng tròn văn học và đời sống không tách rời nhau mà chúng cùng xuất phát từ một tâm điểm, nghĩa là hình ảnh, bóng dáng của triệu triệu sự vật, hiện tượng trong cuộc đời và trên những trang văn học là một. Như một quy luật của tạo hóa, văn học và đời sống luôn luôn tồn tại trong mối tương quan hòa quyện vào nhau, hỗ trợ cho nhau để cùng “ sống “ mãi

Rồi bây giờ thì tiến vào làm bài:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (chỉ cần là Vợ Nhặt với Kim Lân thôi)
- Dẫn dắt vào vấn đề: vẻ đẹp người phụ nữ
- Liên hệ 1 dòng: Hình ảnh bà tú trong Thương Vợ của Tú Xương cũng như thế
II. Thân bài:
1. Hình ảnh bà cụ Tứ:
- Ngoại hình dáng vẻ: dáng người lọng khọng, tiếng ho húng hắng, vừa đi vừa lẩm bẩm => thể hiển sự già nua và luôn ám ảnh về những nỗi lo toan về cuộc sống
- Diễn biến tâm lý:
+ Ngạc nhiên, phất phỏng khi nghe tiếng con trai, thấy nó vội vội vàng vàng
+ Thấu hiểu: "cúi đầu, nín lặng" khi hiểu ra những uẩn khúc, éo le mà cả con trai và con dâu đều không dám nói ra
+ Xúc cảm vừa ai oán, vừa xót thương khi hồi tưởng về quá khứ, buồn bã cho hiện tại và xót thương cho tương lai
- Niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai:
+ Vẻ mặt rạng rỡ, quét dọn nhà cửa cho "quang quẻ"
+ Toàn nói chuyện vui, giữ nhịp cho bữa ăn
+ Gắng gượng dũng cảm để làm vơi đi sự bẽ bàng của bữa ăn ngày đói
=> Hiện thực đời sống được thể hiện qua dáng vẻ, tính cách của bà cụ Tứ và văn học mang sứ mệnh truyền tải chúng đến cho người đọc
2. Hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương
- Qua việc mưu sinh vất vả và gánh nặng chồng con
- Đức tính cao cả, giàu đức hy sinh, cao thượng và khiêm nhường
=> Chân dung người phụ nữ Việt Nam tần tảo của thời đại, xã hội phong kiến thối nát => văn học ghi nhận lại tất cả những điều đó
3. Vẻ đẹp người phụ nữ:
- Tương đồng:
+ Từ xưa đến nay đều tần tảo, hy sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì người thân
+ Văn học đã phản ánh đúng hình ảnh những người phụ nữ trung hậu, đảm đang một cách nhân văn nhất
- Khác nhau:
+ Bà cụ Tứ đại diện cho lớp dân nghèo, khốn khổ trong nạn đói khủng khiếp nhưng giàu niềm tin về tương lai tươi sáng
+ Bà Tú đại diện cho những người phụ nữ đảm đang, vất vả, bon chen trong cuộc mưu sinh của xã hội cũ
+ Cuộc sống khác nhau đều được nhìn từ những góc độ khác nhau và qua dòng chảy của văn học, chúng mãi được tỏa sáng nhờ vào con người
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Vẻ đẹp của người phụ nữ - điểm sáng trong văn học và đời sống.
P/s: Chúc em học tốt !
 
  • Like
Reactions: Ye Ye
Top Bottom