Sử 9 lịch sử vnam

ngoclan2k7

Học sinh
Thành viên
22 Tháng bảy 2019
62
45
26
17
Hà Nam
Trung học cơ sơ đinh công tráng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a: Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những tầng lớp và giai cấp nào ? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp , tầng lớp đó .
b: Từ đó em có nhận xét gì về lực lượng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã nêu trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
a: Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những tầng lớp và giai cấp nào ? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp , tầng lớp đó .
  • Giai cấp địa chủ phong kiến: sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành hai bộ phận:
    • Đại địa chủ: quyền lợi ngày càng gắn liền với đế quốc, là đối tượng của Cách mạng, làm tay sai đắc lực cho đế quốc.
    • Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, cách mạng. Họ tích cực tham gia phong trào cách mạng khi có điều kiện.
  • Giai cấp vô sản ra đời sau thế chiến thứ nhất, phần đông là những nhà thầu khoáng sản hoặc các chủ đại lý. Khi có một số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh độc lập thành những nhà tư sản. Tuy nhiên, do vốn kinh doanh nhỏ, vì vậy họ luôn bị tư bản nước ngoài chèn ép. Sau chiến tranh giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận:
    • Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
    • Tư sản dân tộc: có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia vào các cuộc cách mạng nhưng lập trường không kiên định, dễ thỏa hiệp khi Pháp dành cho một số quyền lợi.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: gồm học sinh, sinh viên, nhà giáo, nhà báo... họ bị áp bức nặng nề sau chiến tranh phát triển nhanh về số lượng. Nhạy bén về tình hình chính trị, có tinh thần yêu nước cách mạng và là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
  • Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số, ngày càng bị bần cùng hóa, chịu hai tầng áp bức bóc lột (đế quốc và phong kiến). Mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phát hiện ra hết sức gay gắt. Họ có tinh thần yêu nước và là lực lượng tham gia đông đảo hăng hái nhất của cách mạng.
  • Giai cấp công nhân:
    • Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có hệ tư tưởng riêng, có ý thức tổ chức kỷ luật. Họ phải chịu 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư bản bản xứ.
    • Họ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông dân, có có truyền thống yêu nước bất khuất, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng mạnh mẽ của phong trào cách mạng. Sau này giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
b: Từ đó em có nhận xét gì về lực lượng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã nêu trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ?
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng của cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. => Đây được xem là tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh, khi đã xác định được lực lượng nòng cốt của cách mạng là công - nông, đồng thời cũng thấy được các giai cấp, tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần liên minh, lôi kéo hay trung lập.
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom