Sử 10 Lịch sử Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Câu 1 : Hãy chứng minh thời Lê Sơ thế kỉ VI là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam??
* Thời Lê Sơ thế kỉ VI là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam
- Có bộ máy nhà nước chuyên chế bậc nhất của nước ta:
+ Bỏ 2 chức quan tể tướng và thượng thư => tập trung mọi quyền hành vào tay của nhà vua.
+ Chia triều đình làm 6 bộ : lại, lễ. bộ, binh, hình, công => phân hóa công việc rõ ràng, giúp vua dễ quản lí nhà nước.
- Chia đất nước thành các khu vực nhất định: triều đình => phủ =>huyện (châu) =>làng, xã
- Nho giáo vô cùng phát triển và được chú trọng.
=> Các thành tựu trong nước và ngoại giao của Lê Thánh Tông đã giúp Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Phát triển trên mọi lĩnh vực ngoại giao, kinh tế ( Nông nghiệp, Công Nghiệp, Thương Nghiệp ), Chính trị
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1 : Hãy chứng minh thời Lê Sơ thế kỉ XV là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam??
Thời Lê Sơ thế kỉ XV là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là vì:
  • Nhà nước Lê Sơ được thành lập sau cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Để khẳng định nền độc lập dân tộc vừa giành được, nhà Lê đặt tên nước là Đại Việt, định đô ở Thăng Long. Bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình thời Trần - Hồ. Chính quyền Trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành cấp bộ. Phần lớn quan lại đều là những người có công lao trong sự nghiệp chiến đấu chống quân Minh. Cả nước được chia thành năm đạo, dưới đạo là các lộ, phủ, huyện, châu,...
  • Vào những năm 60, đất nước đã ổn định, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một loạt những cải cách hành chính:
    • Ở trung ương, vua đứng đầu, quyết định mọi việc.
    • Các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập (do Thượng thư đứng đầu), trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
    • Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
=> Nhà nước quân chủ được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao thời Lê Sơ (thế kỉ XV)
  • Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử. Nhà nước tổ chức các khoa thi đều đặn, cứ ba năm có một kì thi Hội của kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng đều được tham gia thi cử. Những người đỗ đạt, xuất thân từ các thành phần khác nhau, dần trở thành tầng lớp thống trị, được ban cấp nhiều ruộng đất.
  • Một bộ luật mới được ban hành (Quốc triều hình luật), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. Bộ luật này bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chính đáng của nhân dân.
  • Quân đội tổ chức chặt chẽ theo chế độ "ngụ binh ư nông", được trang bị vũ trang đầy đủ.
  • Nhà Lê tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong nước, phong chức cho các thủ lĩnh, đặc biệt là những người có công trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Quan hệ Việt - Trung cũng như với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp.
  • Về kinh tế:
    • Về nông nghiệp:
  • Nhà Lê sai người đắp một số đoạn biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đất. Các vua Lê cũng cấp đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng đất ở các làng xã.
  • Quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Ngoài việc trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn, ... cùng một số cây công nghiệp như bông, dâu:
Thời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn​
  • Thủ công nghiệp phát triển, các quan xưởng thủ công được mở rộng.
  • Thương nghiệp phát triển. Thăng Long có 36 phố phường vừa buôn bán vừa làm thủ công, phát triển phồn thịnh.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom