Lịch Sử Việt Nam

  • Thread starter truongnunhatlinh
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 3,654

T

truongnunhatlinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình Bày Và nhận xét tình hình Việt Nam nữa đầu thế kỉ XIX trước khi bị Pháp xâm lược?
2.Khái quát quá Trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp 1858-1884?
3.Đánh giá trách nhiệm nhà Nguyễn trong việc để nước ta vào tay Pháp?
4.Trình bày cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta?nguyên nhân thất bại?
5.Nêu điểm giống và khác của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương và cuộc khởi ngĩa Yên Thế?


Giúp mình với nha..sắp kiểm tra rồi..:-*:-*:-*
 
N

ngocsangnam12

Câu 3: Việc mất nước trước phải trách chính quyền. Chính quyền là triều Nguyễn. Nhiều bạn cho rằng triều Nguyễn có phản công, tức là không có tội, điều này không chính xác.
Việc mất nam kỳ lục tỉnh trước là do nhà Nguyễn quá nhu nhược, không thể theo nguyện vọng của nhân dân mà đã vội sợ hãi, ký kết hiệp định có lợi cho Pháp, sau đó lại yếu kém trong nhận định để đánh mất thời cơ đánh đuổi Pháp khỏi Nam Kỳ. Và hậu quả là Pháp thừa dịp phản công, đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.
Tiếp đó, họ không hiệu triệu quân đội, nhân dân toàn lực chống Pháp mà thậm chí còn chống lại, càn quét nghĩa quân kháng chiến. Lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Hàm Nghi, Duy Tân tuy có chí nhưng lực bất tòng tâm, cả nước đã rơi vào vòng kìm tỏa của giặc.
Trước đó, khi đất nước lâm nguy, họ có lo lắng nhưng chẳng có hành động quyết liệt, cụ thể mà chỉ chăm lo hưởng thụ. Minh Mạng tuyển thêm vợ rồi làm thơ. Tự Đức săn bắn, nghe nhạc kịch... Thế thì sao không mất nước, không thất bại? Vậy thì trách nhiệm không phải của họ thì của ai?

Câu 5: Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
 
T

thanhcong1594


2.Khái quát quá Trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp 1858-1884?


Giúp mình với nha..sắp kiểm tra rồi..:-*:-*:-*

Câu 2:- Chiều 31-8-1858, quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Rạng sáng 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- T2-1859, quân Pháp kéo vào Gia Định.
- 17-2-1859, chúng tấn công thành Gia Định.
- Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà.
- 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
- Từ 20 đến 24-6-1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) ko tốn một viên đạn.
- Sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Trong vòng chưa đầu 1 tháng, chúng cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
- 15-3-1874, triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
- 3-4-1882, quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
- Chiều 18-8-1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An.
- 20-8, chúng đổ bộ lên khu vực này.
- 25-8-1883, kí hiệp ước Hác-măng.
- 6-6-1884, kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.
 
Top Bottom