Sử ★Lịch sử★Thông tin về các nhân vật lịch sử Việt Nam★

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

%%-Lời nói đầu%%-
Hiện nay, tại box Nhân vật và sự kiện có quá nhiều topic với nội dung cung cấp thông tin về các nhân vật lịch sử Việt Nam, nhưng toàn bộ thông tin mang đến đều là qua loa cho có, đa số là sao chép từ Internet, nhất là Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt với những dòng chữ dài ngoằng, thông tin khô khan, khó nhai, khó nuốt, thử hỏi có ai có thể kiên trì đọc hết hàng vạn từ ngữ như thế... Hình thức càng kém hơn : Size chữ đã nhỏ mà còn chọn màu lòe loẹt, lại chẳng có hình ảnh gì cả ! Mà nếu có hình ảnh thì cũng là những hình ảnh có độ phân giải nhỏ, hay là những hình ảnh đồ họa đầy sai sót từ Viettoon và tạo hình của các game. Ngoài ra, các bài viết được post lung tung lộn xộn, trùng lặp khá nhiều trong cùng một topic,v.v...

Dù biết các bạn, thậm chí là các trial-moderator, moderator lập ra các topic như vậy cũng là vì mục đích tốt, với tinh thần truyền bá tri thức và lòng đam mê lịch sử của mình đến với các thành viên của diễn đàn. Tuy vậy, nếu những nguyện vọng đó được thực hiện bằng những biện pháp không có chất lượng, không có đầu tư thì sẽ chẳng mang lại kết quả gì cả. Tôi không dám nói topic này của tôi là hay nhất, là tiêu biểu nhất, nhưng nó sẽ được xây dựng dựa trên những rút kinh nghiệm và với tất cả năng lực, tâm huyết của tôi. Và trước khi post bài tôi sẽ thông qua ý kiến của nhiều người, họ sẽ là những người mà tôi cho là có đủ "level" để đánh giá và góp ý cho tôi, để cùng hoàn thiện topic này.

Trong_dong_Viet_Nam.gif

"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

_Hồ Chí Minh_


Hinh+phao+hoa+%2811%29.gif

THÔNG TIN VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
VIỆT NAM

Hinh+phao+hoa.gif
Hinh+phao+hoa.gif

Hinh+phao+hoa+%288%29.gif
Hinh+phao+hoa+%288%29.gif

:) :) :) VÀ BÂY GIỜ MỜI TẤT CẢ CÁC BẠN TẤT CẢ CỪNG HÒA MÌNH VÀO DÒNG CHẢY LỊCH SỬ, THẤM ĐƯỢM THÊM HỒN DÂN TỘC SUỐT MẤY NGÀN NĂM DỰNG VÀ GIỮ NƯỚC CHO CHA ÔNG TA ! :) :) :)
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

coviet.gif

Trong_dong_Viet_Nam.gif

HÙNG VƯƠNG
(tên hiệu)

vuahung.jpg

:)1:) Kiến thức tóm lược
-
Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
- Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng là:

  • Kinh Dương Vương : 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục.
  • Hùng Hiền vương , còn được gọi là Lạc Long Quân : 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm .
  • Hùng Lân vương : 2524 - 2253 TCN
  • Hùng Việp vương : 2252 - 1913 TCN
  • Hùng Hi vương : 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" là bộ "ngưu")
  • Hùng Huy vương : 1712 - 1632 TCN
  • Hùng Chiêu vương : 1631 - 1432 TCN
  • Hùng Vĩ vương : 1431 - 1332 TCN
  • Hùng Định vương : 1331 - 1252 TCN
  • Hùng Hi vương : 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" là bộ "nhật")
  • Hùng Trinh vương : 1161 - 1055 TCN
  • Hùng Vũ vương : 1054 - 969 TCN
  • Hùng Việt vương : 968 - 854 TCN
  • Hùng Anh vương : 853 - 755 TCN
  • Hùng Triêu vương : 754 - 661 TCN
  • Hùng Tạo vương : 660 - 569 TCN
  • Hùng Nghị vương : 568 - 409 TCN
  • Hùng Duệ vương : 408 - 258 TCN

co_cau_to_chuc_nha_nuoc_thoi_hung_vuong_500.jpg

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

500px-Mausoleum_of_Hung_King.JPG

Lăng vua Hùng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh

le-hoi-den-hung-2014-se-dien-ra-trong-5-ngay-2.jpg

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014​

:)2:) Tìm hiểu thêm
%%-
Sự thật có bao nhiêu đời vua Hùng trong lịch sử?
%%-
Greeting-Gio-to-Hung-Vuong-1024x768.jpg


Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.
Khác với ghi chép của sử sách và truyền thuyết dã sử, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.
[...] Nếu nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.
[...] Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua
[...] Nhiều tác phẩm khác như Tân đính Lĩnh Nam chích quái của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng.
Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.
[...] Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả.
[...] Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

Lược trích từ nguyentandung.org
 
S

scientists

coviet.gif


Trong_dong_Viet_Nam.gif


An Dương Vương

- An Dương Vương, tên thật là Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này.
- Nguồn gốc : Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại, con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh phần đất phía Tây của Âu Việt tiêu diệt thôn tính Văn Lang. Trong trường hợp này, không hẳn vị thủ lĩnh đó đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng đất phía Tây của Âu Việt.
- Sau chiến thắng trước quân Tần, An Dương Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự.
- Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.

640px-Den_tho_An_Duong_Vuong_tai_Co_Loa.JPG

Đền thờ An Dương Vương tại khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

 
  • Like
Reactions: Bùi Nguyễn Ý An
S

scientists

coviet.gif

Trong_dong_Viet_Nam.gif

Mỵ Châu

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để lên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Tố Hữu

mychautrongthuy.jpg
Mỵ Châu (? - 208 TCN hoặc 179 TCN) là con gái của vua An Dương Vương nước Âu Lạc.

Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư
Phần ngoại kỷ chép lại:
Mỵ Châu là con gái duy nhất của vua An Dương Vương. Năm 210 TCN, Triệu Đà là quan lại của nhà Tần ở Quảng Đông mang binh sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị An Dương Vương đánh bại, Triệu Đà biết không đánh nổi bèn dùng kế cầu hoà, An Dương Vương đồng ý, nhân cơ hội đó Triệu Đà cầu hôn Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy và kết thông gia với An Dương Vương. Trọng Thuỷ sang ở rể tại Âu Lạc và đồng thời tìm hiểu các bị mật quân sự của Âu Lạc mà cụ thể là Nỏ thần. Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào, giả vờ về Bắc thăm cha mẹ, bảo Mỵ Châu rằng: "Ân tình vợ chồng không thể quên nhau, nếu lỡ hai nước không hòa, Nam Bắc cách biệt, ta lại tới đây thì làm thế nào mà tìm thấy nhau?". Mỵ Châu nói: "Thiếp có cái nệm gấm lông ngỗng, thường mang theo mình, đi đến đâu thì rút lông ngỗng rắc ở chỗ đường rẽ để làm dấu". Trọng Thủy về Quảng Đông báo cho Đà biết, năm 208 TCN Triệu Đà xua quân tấn công Âu Lạc, nỏ thần đã bị hỏng, An Dương Vương thua trận và mang bà chạy về phía Nam, tin lời chồng là Trọng Thuỷ hứa sẽ tìm mình, bà đã rút lông ngỗng trên tấm áo của mình rải dọc đường, Trọng Thuỷ cùng quân dựa vào lông ngỗng đuổi theo. Vua An Dương Vương chạy đến bờ biển cùng đường, gọi rùa thần Kim Quy lên cứu, rùa thần hiện lên bảo với ông, kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy ông quay lại nhìn thấy lông ngỗng dọc đường và rút gươm chém Mỵ Châu. Trước khi bị cha chém, bà có khấn rằng Trung tín trọn tiết, bị người đánh lừa, xin hóa thành ngọc châu để rửa thù nhục này. Sau khi bị vua cha chém chết, máu bà chảy loang mặt nước biển, loài trai biển nuốt vào bụng hoá làm hạt minh châu.

Về năm mất, Sử ký của Tư Mã Thiên lại viết rằng Âu Lạc bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi Lữ Hậu chết, Lữ Hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN. Suy ra bà có thể mất năm 179 TCN.

Ở Cổ Loa còn lưu truyền một truyền thuyết về Mỵ Châu và bức tượng đá. “Một thời gian sau khi Mỵ Châu mất, tự nhiên ở khu Đầm Cả xuất hiện một hòn đá lạ. Có người đánh dậm, đánh cả ngày mà không được gì, chỉ thấy trong dậm có một hòn đá, vứt xuống nước nhiều lần mà không được cuối cùng phải vớt hòn đá lên bờ.
Trẻ chăn trâu thấy hòn đá lấy làm vui thích trèo lên nghịch ngợm, sau về nhà đều bị ốm. Từ đó dân làng biết hòn đá là linh thiêng nên dân mấy làng cùng đến rước, nhưng tất cả các làng xung quanh đều không làng nào rước được về, chỉ khi dân Cổ Loa mang võng đào ra khiêng, cử hai cụ đám đến thì hòn đá lập tức lăn vào võng và dân Cổ Loa khiêng về được. Đi đến quãng nay là am Mỵ Châu thì võng bị đứt, không cách nào mang đi được nữa, dân làng bèn lập am thờ tại đó. Tảng đá Mỵ Châu ban đầu có kích thước nhỏ, sau cứ lớn dần mãi. Đến khi nhân dân phải cầu xin tảng đá mới thôi không lớn nữa. Tảng đá trong mình có ngọc nên ngày một lớn và rất linh thiêng, cho đến khi quân giặc kéo sang, lấy ngọc mang đi, lấy ngọc mang đi, tảng đá mới thôi không lớn nữa và không còn linh thiêng. Chỗ mà hòn đá được vớt lên được nhân dân gọi là Lăng Bà Chúa”.
Những câu chuyện dân gian qua nhiều thời kỳ lịch sử phản ánh một dấu ấn sâu đậm của Mỵ Châu trong đời sống tâm linh của nhân dân Cổ Loa với một sự linh thiêng thành kính.



Trọng Thủy
Trọng Thủy tên đầy đủ là Triệu Trọng Thủy, là hoàng tử nước Nam Việt, con trai của Triệu Đà.


Giếng Trọng Thủy ở Thành Cổ Loa

Mẹ Trọng Thủy là Trình thị người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ, (nay là Đường Xâm, huyện Chân Định). Miếu thờ Triệu Đà ở làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, và Trình thị được tòng tự ở miếu ấy.

Triệu Đà sai Trọng Thủy sang nước Âu Lạc, hầu trong cung An Dương Vương làm túc vệ, rồi cầu hôn công chúa Mỵ Châu. An Dương Vương bằng lòng, cho Trọng Thủy lấy con gái mình.

Trong thời gian ở Âu Lạc gửi rể, Trọng Thủy đánh cắp các bí mật quân sự của Âu Lạc. Đại Việt sử ký toàn thư viết về việc này mang màu sắc thần thoại: Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào.

Phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ. An Dương Vương bằng lòng. Trọng Thủy báo lại cho Triệu Đà mọi việc.

Triệu Đà lại phát binh đánh Âu Lạc, sai Trọng Thủy cầm quân. Đại Việt sử ký toàn thư ghi việc này xảy ra năm 208 TCN. An Dương Vương chủ quan vì có vũ khí "nỏ thần", khi ra trận mới biết vũ khí không còn hiệu nghiệm, thua trận mang Mỵ Châu chạy về phía nam.

Trọng Thủy theo lời dặn của Mỵ Châu trước khi chia tay, cứ theo dấu lông ngỗng mà Mỵ Châu rắc ra đường làm dấu mà đuổi theo. An Dương Vương nhận ra chính con gái tiếp tay cho họ Triệu, liền giết chết Mỵ Châu rồi tự vẫn. Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành. Vì thương tiếc nhớ tiếc Mỵ Châu, Trọng Thủy trở lại chỗ Mỵ Châu tắm gội trang điểm khi trước, cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết.

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trọng Thủy có người con trai là Triệu Hồ, sau này trở thành người nối ngôi Triệu Đà vào năm 137 TCN và qua đời năm 124 TCN, thọ 52 tuổi. Như vậy Triệu Hồ sinh năm 175 TCN.

Ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư về cuộc đời Trọng Thủy mang tính truyền thuyết và không logic: Một mặt Trọng Thủy được xác định chết khi diệt xong Âu Lạc (208 TCN), mặt khác ông lại có người con ra đời sau đó tới 33 năm (175 TCN).

Các sử gia Việt Nam hiện đại căn cứ theo Sử ký Tư Mã Thiên xác định Nam Việt diệt Âu Lạc khoảng năm 179 TCN. Tuy vậy, nếu Trọng Thủy chết theo Mỵ Châu lúc này thì ông cũng không thể là cha của Triệu Hồ, vì khoảng cách từ khi ông qua đời tới khi Triệu Hồ ra đời là 4 năm.

Với giả thiết năm sinh của Triệu Hồ là 175 TCN, có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 175 TCN chứ không tự sát vì Mỵ Châu; và Triệu Hồ chắc chắn là con người vợ khác, không phải là con của Mỵ Châu.

Mặt khác, qua kết quả khảo cổ mộ Triệu Văn Vương được khai quật ở Quảng Châu thuộc Quảng Đông, Triệu Hồ được xác định là người qua đời khi 35-40 tuổi, không phải là người ngoài 50 tuổi như ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư. Các sử gia cho rằng có thể Triệu Hồ là con thứ của Trọng Thủy; còn người cháu nội mà Triệu Đà đề cập trong thư viết gửi cho Hán Văn Đế ("Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi") là người con sinh ra trước Triệu Hồ. Với giả thiết Triệu Hồ mất năm 124 TCN và chỉ thọ khoảng 35-40 tuổi, có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 164 TCN-159 TCN và mất trước năm 137 TCN (năm mất của Triệu Đà), không phải là người kế vị.

Sử ký Tư Mã Thiên chỉ cho biết Triệu Hồ là cháu nội Triệu Đà, không nhắc tới Trọng Thủy. Sử sách đề cập tới Trọng Thủy, ngoài ông ra không nói tới một người con trai nào khác của Triệu Đà. Khâm định Việt sử thông giám cương mục của nhà Nguyễn soạn sau Đại Việt sử ký toàn thư của nhà Hậu Lê chỉ nhắc tới việc Trọng Thủy đi ở rể và tráo nỏ thần, không nói tới việc ông tự vẫn chết theo Mỵ Châu và cũng không nói tới tuổi thọ của Triệu Hồ.

Nguồn : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt

Các vở cải lương về Mị Châu - Trọng Thủy

mychautrongthuy2.jpg

[YOUTUBE]sgwd-LjN1sA[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]8BwqyQCYZ7w[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

coviet.gif


Trong_dong_Viet_Nam.gif


Hai Bà Trưng
HAI BÀ TRƯNG..............
Son sắt cùng nhau một chữ đồng,
Bành voi oai dũng chỉ tây đông.
Vai này nặng trĩu tình non nước,
Gánh nọ đầy vơi nghĩa vợ chồng!
Sóng bạc Hát Giang vùi dập xác,
Bia vàng Tổ quốc khắc ghi công.
Nghìn thu lưu dấu trang nhi nữ,
Ba hạ lừng danh giống Lạc Hồng.
Nguyên Bông


khai-mo-may-chu-hai-ba-trung-15-08-2012-808587.jpg.400.400.jpg



1226050931-1216804314-hai-ba-trung.jpg



Ảnh minh họa
%%- Hai Bà Trưng

- Sinh : ???

- Mất : ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43

- Là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị
- Là anh hùng dân tộc của người Việt.

- Khởi binh chống lại quân (Đông) Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương.

- Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử.

*Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký:
Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy
Hoàng đế Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục:
Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !
_______________
%%-Video :
[YOUTUBE]bLg3wnI419I[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]h3ITy4vzkP0[/YOUTUBE]
 
S

scientists

coviet.gif

Trong_dong_Viet_Nam.gif

Thi Sách

Thi Sách

Sinh : ???
Mất : 39
- Tự là Huyền; là con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên
- Là người huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Năm 20 tuổi, ông cưới Trưng Trắc (con gái lạc tướng huyện Mê Linh), làm vợ.

- Là người cổ súy nhân dân nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán (Trung Quốc) trong lịch sử Việt Nam.
Năm Giáp Ngọ (34), Tô Định sang thay Tích Quang làm Thái thú quận Giao Chỉ, làm nhiều điều bạo ngược, Thi Sách gửi thư đến cảnh cáo. Tô Định đem đại quân đến đàn áp, ông bị giết chết năm Kỷ Hợi (39).
- Tháng Hai năm sau (40), vợ ông là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi được Tô Định, trả được nợ nước, thù nhà.
- Sau, khi chép về cuộc khởi nghĩa này, Hậu Hán thư đã khen Thi Sách là người "rất hùng dũng".

 
Last edited by a moderator:
S

scientists


coviet.gif


Trong_dong_Viet_Nam.gif

Bà Triệu


“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"

- Năm 19 tuổi, lời bà Triệu đáp người hỏi bà về việc chồng con.
150-85_0b74c.jpg


FDC%20Ba%20Trieu.jpg



Bà Triệu

- Còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh,Triệu Quốc Trinh (225–248)
- Sinh năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên [hay còn gọi là Yên Thôn], xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).
- Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên
- Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu ác nghiệt, bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Mậu Lâm huyện Như Thanh, Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
- Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân
(vị tướng yêu kiều). Ngoài ra còn được tôn là Lệ Hải bà vương (vua bà ở vùng biển mỹ lệ).
- Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
- Là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.



Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết:

Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.
Sử nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 cũng đã chép:

Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.
Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, có đoạn Bà Triệu Ẩu đánh Ngô, khái quát rất sinh động: Binh qua trải bấy nhiêu ngày.Mới sai Lục Dận sang thay phiên thần.Anh hùng chán mặt phong trần,Nữ nhi lại cũng có lần cung đao.Cửu chân có ả Triệu kiều,Vú dài ba thước tài cao muôn người. Gặp cơn thảo muội cơ trời,Đem thân bồ liễu theo loài bồng tang.Đầu voi phất ngọn cờ vàng,Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha.Chông gai một cuộc quan hà,Dù khi chiến tử còn là hiển linh.
Tương truyền quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên có câu:
Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.
Trong dân gian hiện cũng còn truyền tụng nhiều câu thơ ca và câu đối liên quan đến bà như sau:

:) Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân.

:) Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.

:) Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt,
Lục Dận Nhiều phen mắt đã vàng.

:) Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc;
Ngồi yên ngựa khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đấng nam nhi."
---(Khuyết danh)---

:) Một đầu voi chống chọi với quân thù, sau Trưng nữ rạng danh bà Lệ Hải;
Ba thước vú tử sinh cùng đất nước, cho Ngô hoàng biết mặt gái Giao Châu.
---Chí sĩ Dương Bá Trạc---
Ngoài ra, trong Hồng Đức quốc âm thi tập, và trong các tập thơ của các danh sĩ như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Đôn Dự...đều có thơ khen ngợi Bà Triệu.
_______________
%%- Video :

[YOUTUBE]bLg3wnI419I[/YOUTUBE]

 
S

scientists

coviet.gif


Trong_dong_Viet_Nam.gif



Triệu Quốc Đạt

Triệu Quốc Đạt
- Không rõ năm sinh, là một huyện lệnh, hào trưởng-thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hoá), anh ruột của Triệu Thị Trinh (hay Bà Triệu).
- Khi Bà Triệu còn nhỏ được ông nuôi nấng do cha mẹ mất sớm. Năm 246, ông tụ binh khởi nghĩa chống lại nhà Đông Ngô bấy giờ đang đô hộ Việt Nam.
- Về sau ông bị tử trận, quân của ông tôn bà Triệu lên làm thủ lĩnh chống lại quân Ngô. Cuộc khởi nghĩa thất bại khi thứ sử Giao Châu là Lục Dận đem quân sang đánh.
- Tên của ông hiện được đặt cho một phố ở Hà Nội, nối giữa phố Tràng Thi và phố Hai Bà Trưng.



 
Last edited by a moderator:
S

scientists

coviet.gif


Trong_dong_Viet_Nam.gif

Lý Nam Đế

320px-Emperor_Ly_Nam_De.jpg

Tranh vẽ Lý Nam Đế đời Nguyễn
:)1:) Kiến thức tóm lược

Lý Nam Đế (503–548)
*Sinh - quán - thân phụ, mẫu :
- Là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam.
- Tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn.
- Sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). người làng Thái Bình, phủ Long Hưng, Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của Lý Nam Đế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay.
-
Thân phụ Lý Cạnh hay Lý Toản. Thân mẫu Lê Thị Oánh hoặc Phí thị
*Dựng nước Vạn Xuân :
- Có tài
văn võ, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư hà khắc tàn bạo nên mất lòng người. Do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.
- Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ,
mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi Hoàng đế, xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
*Chạy về động Khuất Lão
:
- Tháng 5 năm 545, nhà Lương cho Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm tư mã, đem quân xâm lấn, lại sai thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây.
- Khi quân của Bá Tiên đi trước đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (xã Gia Ninh, huyện Vĩnh Lạc tỉnh Vĩnh Phúc cũ ngày nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.). Quân Lương đuổi theo vây đánh.
- Tháng giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh, tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.
- Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, tháng 8, ông đem 2 vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Phú Thọ), đóng nhiều thuyền đậu chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không dám tiến vào. Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao 7 thước, tràn đổ vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến trước vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.
- Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lão, ông ủy cho con thái phó Triệu Túc là tả tướng là Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên.

*Qua đời
: Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm (543-548), thọ 46 tuổi.

Theo sử gia Lê Văn Hưu :

Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.

Theo sử gia Ngô Sĩ Liên :

Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?

Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhận xét :

Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Việc làm của Lý Nam Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao!


__________________________
%%- Video :
[YOUTUBE]i1dHhv-4PxY[/YOUTUBE]
__________________________
:)2:) Tìm hiểu thêm
%%- “Tìm quê hương” của vua Lý Nam Đế
%%-
Gần 15 thế kỷ sau khi Lý Nam Đế lên ngôi, trở thành người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, một hội thảo được tổ chức để xác định quê hương của ông.
“Nếu như công lao và sự nghiệp của vua Lý Nam Đế hết sức to lớn - mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc, thì có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của ông vẫn chưa được lấp đầy trong suốt gần 15 thế kỷ qua”, GS-NGND Đinh Xuân Lâm đề dẫn hội thảo về vấn đề quê hương Lý Nam Đế. Hội thảo do Hội Khoa học lịch sử tổ chức hôm qua 6.10 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Một trong những lý do khiến quê hương vua Lý Nam Đế còn chưa rõ ràng là các sách sử của Trung Quốc và Việt Nam đều không khẳng định chính xác hoặc đề cập chung chung như “Thái Bình nhân”. “Từ điều này có người cho rằng Lý Nam Đế quê ở Thái Bình ngày nay. Có nhà nghiên cứu lại cho rằng đó phải là Thái Bình dưới thời thuộc Đường rồi khoanh vùng chứng minh nó phải thuộc Hà Tây. Ý kiến thứ ba cho rằng Thái Bình là tên ấp thuộc châu Giã Năng xưa, thuộc Thái Nguyên ngày nay”, PGS-TS Nguyễn Phương Chi, Viện Sử học nói.

Thậm chí, có nhóm tác giả trong cuốn Thái Bình với sự nghiệp dựng nước Vạn Xuân còn công bố một truyền thuyết mà theo họ tuy không có văn bản nhưng phổ cập tại Thái Bình. Theo đó, Lý Bí được sinh ra tại chùa Hưng Quốc (Thái Bình). Tuy nhiên, một nghiên cứu điền dã của Viện Sử học cho thấy tại vùng có chùa Hưng Quốc không hề có truyền thuyết như trên. “Chúng tôi đều nhận được câu trả lời nhân dân chúng tôi không dám nhận đây là đất sinh ra vua Lý Nam Đế. Một cụ còn thay mặt địa phương nói đại ý địa phương không có truyền thuyết chùa Hưng Quốc là nơi sinh ra vua Lý Nam Đế”, PGS-TS Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học loại bỏ giả thuyết quê Lý Nam Đế tại Thái Bình.

Cũng từ nghiên cứu điền dã kết hợp văn bia, ngọc phả, theo ông Tường, quê hương của Lý Nam Đế phải ở Thái Nguyên. Chẳng hạn, một ngọc phả ghi Lý Nam Đế tu tại chùa Hương Ấp (Thái Nguyên - NV) đến năm 13 tuổi thì theo Phổ Tổ thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá thuộc Hoài Đức, Hà Nội.

Ông Tường cũng liên hệ với việc vua về “huyện Thái Bình” để phất cờ khởi nghĩa. Theo đó, muốn phát động một cuộc khởi nghĩa thì phải hội được 2 điều kiện quan trọng đầu tiên là “nghĩa binh” và “lương thực”. Căn cứ vào đó, đất Thái Bình cổ ứng với Hoài Đức, Hà Nội đáp ứng tốt điều kiện hơn quê hương tại Thái Nguyên hiện nay. “Sử cũ đã nhầm khi nghĩ rằng nơi vua Lý Nam Đế lựa chọn để khởi nghĩa là quê hương của người”, ông Tường nói.

Một thực tế thú vị, theo GS-NGND Đinh Xuân Lâm, là trước khi các nhà khoa học xác định được quê hương của vua Lý Nam Đế thì dân hai vùng Tiên Phong (Phổ Yên, Thái Nguyên) và Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã tự nguyện đi lại thăm viếng lẫn nhau từ hơn 10 năm qua. Họ cũng mặc nhiên thừa nhận nơi có chùa Hương Ấp - Thái Nguyên - là quê hương của vua Lý Nam Đế. Nhân dân làng Giang Xá (nơi thờ Lý Nam Đế làm thành hoàng), về mặt tâm linh đã thừa nhận Thái Nguyên là quê hương của vị thần Thành hoàng làng mình.

“Chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần phải “trả” vua Lý Nam Đế về với quê hương đích thực của người là thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, H.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, PGS-TS Nguyễn Minh Tường nói. “Chúng tôi vẫn thừa nhận đất tỉnh Thái Bình hiện nay có nhiều di tích lịch sử gắn với vua Lý Nam Đế, nhưng đó chỉ là những di tích liên quan tới những cuộc chiến sự dưới thời Tiền Lý. Nhân dân các xã có đình, đền thờ Lý Nam Đế ở Thái Bình từ xưa đến nay, chưa bao giờ tự nhận là quê hương của người”.

“Trong một tương lai gần, chúng tôi xin trân trọng đề nghị nhà nước ta cùng các cơ quan hữu quan cần xây dựng một ngôi đền thời đức vua Lý Nam Đế trên đất quê hương của người: thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, H.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, ông Tường nêu ý kiến.

%%- Nguyên nhân cái chết %%-
Theo sách "Việt Nam văn minh sử cương" của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, vì nhiễm lam chướng (chú thích 1) nên bị mù hai mắt. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ thường phải xướng tên các đồ lễ để vua nghe thấy. Lại cũng theo tài liệu này, có thuyết cho rằng không phải Lý Nam Đế ốm chết mà vua bị người Lạo làm phản giết hại. Tướng Lý Phục Man cũng mất theo vua vì nạn này.
__________________
(1) Khí coi là độc bốc lên ở vùng rừng núi khiến người dễ sinh bệnh, theo quan niệm cũ; chướng khí.
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

coviet.gif


Trong_dong_Viet_Nam.gif

Lý Nam Đế

220px-Emperor_Ly_Nam_De.jpg

Tranh vẽ Lý Nam Đế đời Nguyễn

Lý Nam Đế (503–548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn, người làng Thái Bình, phủ Long Hưng, Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của Lý Nam Đế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay.
Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

20140212214238000000-Vua_Ly_Nam_de.jpg


Theo sử gia Lê Văn Hưu:

Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.


Theo sử gia Ngô Sĩ Liên:

Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?

Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhận xét:

Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Việc làm của Lý Nam Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao!
Bài viết được sưu tầm và tổng hợp bởi Scientist
 
Top Bottom