Sử [ Lịch sử] Mỹ dạy Vietnam War thế nào nhỉ?

H

haiquynh.710

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm rồi mình mò vào blog của 1 chị là CTV của HHT đang du học thấy chị ấy viềt 1 entry này, bn nào óc time đọc chắc chắn rất có ích ,

Entry này được viết sau khi bị bạn bè chất vấn quá nhiều về việc học sử chiến tranh Việt Nam mà điểm lại kém 1 thằng Mỹ

Không dông dài nữa,mời mọi người dòm luôn :

Mỹ dạy Vietnam War thế nào nhỉ

Đây là entry “trả nợ”, trả nợ cái lời hứa với cả đống bạn, từ sau cái ngày em dại dột để cái blast là “học chiến tranh Vn qua lời người Mỹ giảng, cười đau cả bụng”, thì hậu quả là em bị một đống quick comment và bị bomb offline message trên yahoo muốn ngập lụt luôn, chỉ với 1 câu hỏi duy nhất là “nó dạy thế nào rứa?”, hic, vì chúng nó hỏi quá nhiều, ko thể trả lời riêng từng đứa 1 được nên phải hứa là sẽ post entry kể sau, đáng lẽ bữa nay chưa viết đâu, còn bận ngập đầu á, mà tại chúng nó hỏi “có thời gian viết entry “khoe học giỏi” O_O mà ko có thời gian kể cái kia huh”, thêm chuyện cuối cùng em cũng kiểm tra xong cái chương này òy (nhắc tới lại điên ruột, mình 98, thua 1 thằng Mỹ đen được 100, hic, tới h cũng chả hiểu nổi mình sai cái j nữa), nên bữa nay phải viết cho xong cho rồi, haiz.

Trước tiên, xin nói rõ, là Mỹ nó hổng có dạy lịch sử VN đâu ạ, cái này là Vietnam War (còn ở mình gọi là chiến tranh chống Mỹ), nó sẽ học về tình hình và thái độ trong nước Mỹ với cuộc chiến, các chính sách, và tình hình chiến sự ở Vn nữa, chứ hổng có dạy j về lịch sử VN mình đâu, nên đừng có ai nói là “mày người vn, mày có lợi”, hic, có cái j lợi đâu, hồi ở vn mình có được học mấy cái này đâu, mờ nó dạy cũng khác hoắc nữa, nên coi như là mới tinh với mình òy. Chỉ được mỗi cái lợi thế là mình nhớ tên người với tên địa danh hơn bọn nó thoy, tới cả thầy trước khi vô chương này cũng phải kéo mình ra nói nhỏ: “nhớ chỉ thầy đọc mấy cái từ đó cho đúng nha em, thầy muốn đọc “chuẩn”, chứ trước h thầy nghĩ là thầy đọc mấy từ đó sai hết òy”. Trước khi viết cái này, em xin cam đoan là những j em nói là kể nguyên xi lời em nghe giảng trong lớp ở đây nha, đừng có ai nói em ko iu nước à, đây là văn tường thuật, ứ phải văn biểu cảm đâu, ai có j ko đồng ý thì nói thầy em á, em ko có lỗi, hic.

Bữa đầu tiên, theo như thông lệ, lúc nào thầy cũng cho coi một đoạn video về cái nước mờ cái tên nó đứng trước chữ War, trong trường hợp này là Vn. Ui trùi, ko biết ông thầy kiếm đâu ra một đoạn phim về vn thời đó, nó nghèo, nó khổ kinh khủng, cảnh quay chủ yếu toàn ở miền quê, nên càng thảm hơn nữa. Mình coi mà buồn muốn khóc, còn bọn nhóc kia vừa coi vừa há hốc mồm. Cảnh mấy cụ thổi cơm, mà cầm cái ống thổi phù phù í, bọn nó trố mắt nhìn mình: “ê, mỗi lần nấu cơm mày phải ngồi thổi suốt vậy hả?” Cảnh cả nhà ngồi ăn cơm mờ nồi cơm toàn độn bobo với hầm bà lằn những thứ j đó em cũng ko rõ, chúng nó hỏi: “ăn vậy ko đau bụng hả mày”. Buồn cười nhất là cảnh toilet lộ thiên, cái wc ngoài trời còn đỡ, ít ra còn có 4 cái vách che lại, thì bọn nhóc kia chỉ hơi ngạc nhiên thôi, chứ còn tới cái cảnh lộ thiên của lộ thiên, tức là cứ đào cái lỗ và “làm việc” í, chúng nó rú lên: “má ơi, kiểu đó tao thà nhịn còn hơn”, đỉnh điểm là cái wc chỗ ao cá tra, bọn kia bay qua chỗ mình: “có thật là có cái wc như dzậy đó hả, làm sao mày có thể “thả” xuống cái hồ nước phía dưới được”, mình cố nín cười: “có, nhưng mờ tại cái loại cá dưới đó nó ăn cái đó nên người ta mới làm vậy” – “cái j, cá ăn cái đó, vậy nuôi con cá đó làm j”, lúc này mình mắc cười lắm rồi mà vẫn phải cố giải thích: “thì nuôi để ăn chứ chi” – “cái j, ăn cái con cá đã ăn cái đó hả” – “ừ”, ko thể tả nổi cái vẻ mặt của bọn nó khi nghe điều đó, xanh lè xanh lét cứ như mới thấy ma vậy, bó tay.

Sau khi coi cái video xong, bắt đầu vô bài học, đầu tiên là phần “tình hình thế giới”, giống sử vn wớ, chuẩn bị nghe giảng sử nà, tới khúc buồn ngủ òy đó, rằng thì sau thế chiến II, Nga ngả theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Với 1 quốc gia chủ nghĩa tư bản (CNTB) như Mỹ thì XHCN là 1 vấn nạn và đương nhiên họ phải tìm cách loại bỏ. Sau những cuộc điều đình bất thành với Nga, tình hình đã đi đến “chiến tranh lạnh”, 2 bên ở thế đối đầu nhau, kéo theo đó là cuộc chiến quân sự ở Cuba, rồi sự chia cắt Đông Âu và Tây Âu, đặc biệt là Đức, và sự hình thành của bức tường Berlin, biểu tượng của Chiến tranh lạnh. Những năm sau đó, CNXH phát triển cực nhanh và lan tới Châu Á, Mỹ phải đưa quân tới đóng ở TQ và HQ để ngăn chặn, nhưng cuối cùng vẫn thất bại, và TQ và Bắc Triều Tiên ngả về XHCN, thất bại đó là một cú shock với chính phủ Mỹ và cả người dân nữa, tới nỗi trong nước hình thành cả một “chiến dịch sợ hãi màu đỏ”, tức là sợ XHCN í, tại màu đỏ là màu của XHCN mờ.

Trong thời gian đó, VN ta đang chịu sự đô hộ của Pháp. Và rồi Bác Hồ về nước, thành lập Việt Minh. Khúc này dzui lắm, trong sách Lịch Sử Mỹ có cả một chương về tiểu sử Bác Hồ nhớ, rằng lúc nhỏ bác tên j, quê ở đâu, cha mẹ tên j nữa, khỏi nói, tới cả thầy đọc mấy cái tên này còn líu lưỡi luôn. Lúc Bác về nước, sách nó ghi là “1 trong những vị lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc là Nguyen Tat Thanh, nổi tiếng với tên gọi Ho Chi Minh, nghĩa là “Bringer of Light””, người đem lại ánh sáng đấy ạ. “Sau 1 thời gian hoạt động ở nước ngoài, đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin…trở về nước, lập ra Vietminh (nguyên văn trong sách đó nha)”. Òy tùm lum sau đó, đại khái là Mỹ chửi Pháp ngu, nhầm, ý nó là Pháp đã ko khôn ngoan khi chọn xây căn cứ địa ở Dien Bien Phu, với địa thế kiểu đó, thua là phải, chưa kể trước đó quân lực của Pháp đã yếu kém hẳn sau khi bị quân du kích VN đánh cho tả tơi, rốt cuộc Pháp thua, (mờ trong sách nó dùng từ Dien Bien Phu Fall, thất bại ở ĐBP, còn ở mình thì đương nhiên là chiến thắng Điện Biên, dzui ghê), Vn được tự do. Mỹ lúc đó lo sợ việc này sẽ tạo đà cho CNXH phát triển ở VN, nhất là khi nước láng giềng TQ đã vậy, thêm Ho Chi Minh đem CNXH về miền Bắc nữa, hiệu ứng Domino sẽ làm cho CNXh lan ra toàn thế giới, nên quyết định đem quân tới bảo hộ miền Nam và chính quyền Ngo Dinh Diem. (nhắc tới cái này mới bực mình, coi cái đoạn băng về giai đoạn này, cái bà MC bà í đọc tên Ngo Dinh Diem là Ngâu Đin Đin (tiếng Mỹ chữ D nó đọc thành Đ hết ráo), làm mình đang ngồi ghi chú phải đớ ra chả hiểu nổi lịch sử nước mình có ông nào tên quái đản thế, còn bọn kia còn ghê hơn, thằng nhóc kế bên mình hỏi cả lớp: “có ai biết đánh vần cái tên hồi nãy ko dzạ”, thì 1 thằng ở đầu kia cười hề hề: “chời, cái chữ đó chình ình trong sách đó, cái chữ đó là Dien Bien Phu đó, ko thấy hả”, bó tay).
 
H

haiquynh.710

Rồi blah blah sau đó, nhiều quá kể ko hết nổi, đại khái là Mỹ đưa thêm quân vô Vn để bảo hộ. Đồng thời lúc đó ở miền Bắc Bác Hồ thành lập nhóm du kích tên là Vietcong (em thề đây là từ trong sách nhá, mà lại là key word của nguyên chương này luôn á, kiểm tra lúc nào cũng có cái từ đó hết). Theo lời thầy là “Vietcong sử dụng cách đánh rất quái lạ. Họ trà trộn vào thường dân để tập kích, hay nói chinh xác hơn là thường dân cũng là Vietcong, mà một phần ko nhỏ là phụ nữ và trẻ em. Các em cũng biết văn hóa chúng ta luôn coi trọng phụ nữ và trẻ em, cho nên chúng ta gặp rắc rối rất nhiều với những Vietcong này, chính các vị cựu chiến binh kể lại, là khi họ tiến công vào những làng quê, lúc nào họ cũng ráng chừa 2 nhóm này ra, vậy mà tin nổi ko, gặp 1 người phụ nữ, họ tiến lại định nói chuyện thì bang, bà ấy lôi từ trong người ra 1 cái machine gun, xả đạn xối xả vô họ, hay là gặp 1 đứa nhóc mới chừng 7,8 tuổi, họ tiến lại định chào 1 tiếng thì bum, thằng nhóc ấy lôi trong túi quần ra 1 trái lựu đạn ném vô họ, hỏi các em biết làm j bây h. Cách đánh du kích của Vietcong còn đi kèm với hầm chông, bẫy sập với chông tre vuốt nhọn, cực kì nguy hiểm, họ còn có thể tập kích mình xong là lẩn khuất vô rừng hay trà trộn vào thường dân cực kì nhanh. Chưa kể họ còn có một 1 hệ thống ẩn náu cực kì thông minh là Cu Chi Tunnel”. Thầy cho coi sơ đồ cái địa đạo Củ Chi, hic, mình cố nín cười, còn bọn nhóc thì rú lên: “cái j, ở trong cái chỗ chút xíu dzậy hả, đi qua đi lại phải bò bò vậy hả, sao thở nổi trời”, buồn cười ở chỗ là cái Cu Chi Tunnel nó có cửa thoát ra sông, nếu dùng cái đó để thoát thôi thì cũng hổng có j ghê gớm, đằng này cái cửa đó cũng là cửa vô luôn, chúng nó coi hình Vietcong bơi dưới sông, xong nhô lên chui vô cái lỗ tròn tròn như cái lỗ xả nước thải của mấy nhà máy í, để vô trong lại, mờ tròn mắt: “chúa ơi, sao họ có thể làm điều đó”. Tới cái Hoang Cam Kitchen thì bó tay, bọn kia chỉ có nước ôm đầu: “chơi kiểu đó sao mình tìm ra họ được trời, đúng là du kích thiệt”, ôi cười đau cả bụng. Tới lúc học về Ho Chi Minh Trail, cái đường HCM để đưa lương thực và đạn dược của Vietcong á, thì khỏi nói, bọn nhóc kia cứ trố mắt: “cái j, họ đi bộ hả, đi bộ chuyển hàng từ đầu này sang đầu kia vậy hả, ack, hèn j tao thấy mấy thằng Vietcong thằng nào cũng ốm nhom, đi kiểu đó sao mập nổi”

Rồi sau đó, cắt bớt khúc này nha, là tình hình trong nước bắt đầu phản đối cuộc chiến tranh vô nghĩa này, từ người dân, báo chí, truyền hình, cho tới quốc hội đều yêu cầu đem quân về vì số lượng quân Mỹ hi sinh đã quá nhiều mà chả được j cả, họ ko đồng ý chuyện bỏ cả đống tiền của và mạng sống vào chỉ để giữ một vùng của một đất nước xa xôi như vậy. Nhất là sau vụ Tet Offensive (mờ ở mình gọi là cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân á), sách nói là Tet là Vietnamese New Year, và trong đêm 30 đó, Vietcong đã đánh úp toàn bộ tất cả quân sở của Mỹ ở phía Nam, đặc biệt đẫm máu nhất là ở Hue. Cuộc tổng tiến công đó đã gây nên làn sóng phản đối chiến tranh cao độ ở Mỹ, người dân biểu tình đòi ngưng ngay cuộc chiến, đỉnh điểm là ở Đại học Kent State, 4 học sinh bị quân đội quốc phòng bắn chết vì phản chiến quá mạnh mẽ, chỉ số lòng tin giảm tối đa. Trước tình hình đó, nhân kì bầu cử tổng thống Mỹ 1968 tới gần, ứng cử viên Nixon đã dụ khị là bầu cho ổng đi, ổng có cách đem quân về mà cực kì êm đẹp. Nghe cái kiểu đó, người quân tử cũng chả ưa j, nhưng số lượng người khao khát ngưng cuộc chiến quá nhiều, nên rốt cuộc Nixon cũng đắc cử, thắng trong đường tơ kẽ tóc í. Vừa nhậm chức, ổng thông báo chính sách của mình liền, là từ từ đưa quân Mỹ về nhưng vẫn giữ người huấn luyện quân đội miền Nam để vẫn có thể chiến đấu một khi Mỹ rút về hết. Cái chính sách chả có j đặc biệt mà ổng cũng làm ra vẻ bí mật này nọ, cái chính sách đó cũng được mang tên đàng hoàng, là Vietnamization á, hic, mới nghe từ này lần đầu, ko ngờ Vn mình cũng dzui ghê, có tên trong từ vựng Mỹ cơ đấy. Rồi blah blah những cuộc nói chuyện với Le Duc Tho và Nguyen Van Thieu (khúc này cắt nha, dài quá). Rồi 1973, Mỹ rút hết quân khỏi Saigon, và rồi đến 30/4/1975, mọi người đã biết chuyện j thật sự xảy ra trong ngày hôm đó rồi nha, em hổng kể nữa, nguy hiểm tính mạng em lắm, chỉ biết hôm đó thầy cho coi 1 đoạn clip về cảnh dân Saigon hối hả đi vượt biên thế nào, dẫm đạp lên nhau ra sao, rồi cảnh những thuyền nhân, có từ cho họ luôn á, sách nó ghi là “boat people”, rồi thầy kêu những đứa vn trong lớp mà có ông bà cha mẹ hồi đó đi như thế thì kể chuyện cho lớp nghe, hầu hết đều là vượt biên, có mỗi nhà mình là ngoại lệ à.
 
H

haiquynh.710

Cuối h, chúng nó hỏi mình: “Trinh, nếu h tao muốn qua Vn thì có được ko”-“mắc j ko được” – “tao muốn đi thử cái Cu Chi Tunnel đó quá, mà cái đó còn hông” – “còn, địa điểm du lịch lí tưởng đó, thích thì cứ qua mà đi” – “ủa mà bây h vn rốt cuộc là CNXH hay CNTB dzậy”, lúc đó thầy trả lời giùm “trên danh nghĩa là CNXH, nhưng thực chất mọi đường lối hoạt động của họ bây h, đặc biệt về kinh tế, đều là theo CNTB hết, chỉ có điều họ ko chịu thừa nhận thôi”, haiz. Rồi chúng nó hỏi tiếp: “thầy, j ngộ dzạ, đây là cuộc chiến dài nhất, tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ mờ rốt cuộc hổng được cái j hết hả” - ừ, bởi vậy sau cuộc chiến này cựu chiến binh Mỹ về nước còn bị coi thường nữa mà, tại tin tức họ thảm sát phụ nữ trẻ em (ví dụ ở Mỹ Lai) ai cũng biết, với người dân đó là 1 sự tàn bạo, nên họ rất căm giận. Sau cuộc chiến này người dân Mỹ cực kì phản đối chiến tranh,và Quốc Hội cũng phải thông qua 1 số điều luật giới hạn quyền lực tổng thống lại” (tại tổng thống Johnson quá lạm dụng quyền cho phép mới có cuộc chiến này mờ)

Bonus thêm 1 đoạn đọc thêm trong sách, em chả hiểu nó có ý j ko mà để cái đoạn đó ở đó, là thế này, sau khi thắng Nhật vào 8/1945, HCM quyết định soạn thảo Vietnam tuyên ngôn độc lập. Lúc đó Archimedes patti, 1 sĩ quan Mỹ đóng ở Vn đã giúp Bác soạn cái tuyên ngôn đó. Khi người thông dịch đọc to đoạn mở đầu: “tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng; Tạo Hóa ban cho họ những quyền ko thể chối bỏ được, trong số đó có quyền Sống, quyền Tự Do và quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc”, Patti sửng sốt đứng dậy, nhận ra từng lời lẽ đó rất giống với tuyên ngôn độc lập Mỹ. “Tôi ngắt lời và quay qua Ho (ổng gọi Bác bằng last name mờ) trong kinh ngạc và hỏi rằng có thật sự ông muốn dùng những lời đó trong tuyên ngôn của mình ko. Ho ngồi ngả ra ghế, 2 tay xoa nhau, đầu ngón tay chạm vào môi thật nhẹ, như để suy tính j đó. Sau đó, Ho cười nhẹ nhàng và nói nhỏ: “Tại sao tôi ko được dùng”. Tôi quá xấu hổ, phải trả lời: “đương nhiên, tại sao ông ko được dùng nhỉ”. Rốt cuộc em chả hiểu cái đoạn đó là ông sĩ quan muốn nói j mà kể ra nữa, hic, bó tay.

Tạm thời đây là những cái cơ bản nhất, kể sơ sơ vậy thôi, hic, chứ cái Vietnam War học hết cả tháng trời lận, làm sao kể hết trong 1 entry nổi, với lại có 1 số thông tin em hổng dám viết ra, sợ bị rắc rối này nọ quá, nên thôi, đứa nào muốn biết thì hỏi bên Yahoo nha, chỉ kể cho bạn bè thân tín thoy, ứ dám kể lung tung đâu

Chi tiết :Blog Trinh Trang
 
Top Bottom