Sử 8 lịch sử lớp 8 bài 12.....

L

leemin_28

2.

1. Kinh tế

- Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Nhiều công ty độc quyền ra đời và chi phối nền kinh tế, chính trị: Mít-xưi và Mít-su-bi-si.
Matsukata Masaoyoshi Người sáng lập công ti Mitsubisi

2. Chính trị

- Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và bành trướng.
+ 1894-1895: Chiến tranh Trung-Nhật.
+ 1904-1905: Chiến tranh Nga-Nhật.
- Kết quả.
+ Nhật giành thắng lợi và mở rộng thuộc địa: Chiếm Liêu Đông, phía Nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên.
=> Chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc.
- Đặc điểm: Nhật Bản là Đế quốc phong kiến quân phiệt
 
L

leemin_28

1. Xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến
ở Nhật Bản tạo điều kiện cho KTTBCN phát triển.
- Chính quyền phong kiến của Sô-gun đã
chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa đứng đầu là
Thiên hoàng Minh Trị.
Những cải cách “Âu hóa” về hành chính, kinh tế
tài chính, văn hóa, giáo dục mang tính chất tư sản
rõ rệt: xóa bỏ các”phiên”, thống nhất thị trường
dân tộc (1871), thống nhất tiền tệ; xóa bỏ quyền
sở hữu ruộng đất phong kiến (1871).
 
T

tieuyetdethuong1

-ND
- Cuối 1867 – đầu 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng bản chủ nghĩa.
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, satn xuất vũ khí đạn dược.
+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
-Ý nghĩa:
Mở đường cho CNTB phát triển
Nhật Bản trở thành một nước công, thương nghiệp phát triển nhất Châu Á
Giữ vững độc lập, chủ quyền
 
M

manh550

1. ý nghĩa:
Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860 – 1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Thiên hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học). Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả Anh Quốc cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản khiến giai cấp công nhân Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Theo Edwin O.Reischauer, năm 1901, đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập. Tháng 7 năm 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
 
S

saolaibuon

2.Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất ,thương nghiệp,ngân hàng .Nhiều công ty độc quyền ra đời như Mít-xưi,Mít-su-bi-si,...giữ vai trò lớn trong đời sống kinh tế,chính trị của nước Nhật
+Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành những chính sách hiếu chiến,xâm lược và bành trướng mạnh mẽ.Thuộc địa của Nhật được mở rộng nhiều như bán đảo Liêu Đông,Đài Loan,...
 
Top Bottom