Sử [Lịch Sử ]học thêm khối C

8

8612960

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình là Tùng ở Hà Nội. Mình đang học lớp 12 ban A THPT Thăng Long nhưng muốn chuyển hướng sang thi khối C. Mình vừa lôi kéo được 1 bạn thi khối A cả C cả mình nên rất cần tìm chỗ học thêm Văn, Sử , Địa. Ai biết thì chỉ cho mình nhé. Thân:p
 
M

meongocxi

học thêm khối C thì cũng hơi khó so với các khối khác , học trung tâm thì rất nhốn nháo, cách tốt nhất là bạn nên nhờ những thầy cô dạy mình nếu cảm thấy họ có năng lực;))
p/s: mình đang muốn dạy thêm nè bạn học không:))
 
D

dung_92bn

Bn có thể thử qua một số lò ở sư phạm or ở cổng sau trường nhân văn. Nhưng theo mình thi bây giờ bạn mới học thì nên học gia sư vì hầu như ở các lò thì giờ họ bắt đầu chuyên đề nhiều rồi.
P/S: Minh cũng sẵn sàng nhận dạy gia sư nêu bạn có nhu cầu hehe
 
C

crazyfrog

Mình là Tùng ở Hà Nội. Mình đang học lớp 12 ban A THPT Thăng Long nhưng muốn chuyển hướng sang thi khối C. Mình vừa lôi kéo được 1 bạn thi khối A cả C cả mình nên rất cần tìm chỗ học thêm Văn, Sử , Địa. Ai biết thì chỉ cho mình nhé. Thân:p
Lại giống mình thời kỳ trước ! Đầu tiên đi học và khởi đầu từ khối A nhưng rồi đến lớp 12 chuyển sang thi khối C và cũng là cựu học sinh trường THPT Thăng Long - Hà Nội !
Có những lưu ý cho bạn thế này :
1. Hãy phân bổ thời gian sao cho hợp lý
2. Hãy đọc kỹ SGK trước
3. Đọc thêm 1 số sách nâng cao
4. Cố gắng tự tạo timeline dành riêng cho mình
Nếu có gì muốn hỏi hãy liên hệ với mình ! Mĩnh sẽ giúp !
Chúc bạn thành công !
 
I

ilovemyfriendforever

Mình là Tùng ở Hà Nội. Mình đang học lớp 12 ban A THPT Thăng Long nhưng muốn chuyển hướng sang thi khối C. Mình vừa lôi kéo được 1 bạn thi khối A cả C cả mình nên rất cần tìm chỗ học thêm Văn, Sử , Địa. Ai biết thì chỉ cho mình nhé. Thân:p

Chào bạn. :)
Rất vui vì làm quen thêm được với 1 học sinh thi khối C,nhất là con trai. :)
Mình cũng là 1 học sinh đang ôn thi khối C,vì vậy bạn có thể cho mình nick ko nhỉ?Coi như để trao đổi thêm về cách học tập cũng nhưu kinh nghiệm ôn thi.
@:Có thể liên hệ với mình qua nick:bongtuyetmuahe_conan1412.
:)
 
H

heokoi_xinh

chào mọi người

mình cũng là học sinh chuyên ban khối c .
có nhiều người nói khối c rất khô khan nhưng mình thíc học nó bởi nó giúp mình gần gũi với cuộc sống thường nhật qua nhiều mặt .:khi (8)::khi (8)::khi (8):
rất vui khi được làm quen với mọi người
hjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
 
N

nganha_lc

mình cũng giống các bạn cũng thi khối C, nhưng mình học sử hay quên lắm, mình không nhớ được mốc thời gian, và cũng chưa tìm được phương pháp học cho tốt nữa! Các bạn giúp mình với!
 
L

linhphoebe

hồi lớp 10 thấy văn + địa dễ học hơn sử.. Chẳng hiểu sao lên 12 có duyên với sử thế không biết, lớp văn mà cái j liên quan đến sử đều có mặt mình ..càng học càng thấy hay ( bạn nào mà có mối thù nặng vai với cái môn này thì lâu lâu rảnh ngồi giở ra xem mà coi , hay phết , còn địa lý thì đây là môn vừa thuộc tự nhiên vừa thuộc xh -- ngẫm lại phải chăng các bạn tự nhiên ko thích mấy môn này vì chữ nhiều chớ thực ra nó cũng cần sự tư duy như mấy môn kia mà nhỉ ;)) ! )

p/s: nể mấy bạn đang theo ban A mà giờ chuyển sang thi ban C !!! :D .. May mà mình quyết định ngay từ hồi thi chuyển cấp 2 chứ không e là đang vật lộn với những con số và những định lý !!
p/s 2 : Tiện thể đây cho mình hỏi : nghe nói trường chuyên Nguyễn Thượng Hiền tp HCM thường mở lớp ôn thi khối C thế năm nay thế nào nhỉ ?? Bạn nào biết thì pm mình nha
 
N

ngonluatinhban

có ai ở thành phố hồ chí minh không. mình sẽ dạy thêm cho miễn phí luôn. mình đang học ở trường đại học sư phạm. số điện thoại liên hệ 01673407304
 
M

meongocxi

có ai ở thành phố hồ chí minh không. mình sẽ dạy thêm cho miễn phí luôn. mình đang học ở trường đại học sư phạm. số điện thoại liên hệ 01673407304


ý kiến này hay đấy, mình cũng đang học sư phạm ở Hà Nội, mình rất sẵn lòng giúp đỡ mọi người nếu có thể:)
 
V

viper_bexiuxiu

Mình là Tùng ở Hà Nội. Mình đang học lớp 12 ban A THPT Thăng Long nhưng muốn chuyển hướng sang thi khối C. Mình vừa lôi kéo được 1 bạn thi khối A cả C cả mình nên rất cần tìm chỗ học thêm Văn, Sử , Địa. Ai biết thì chỉ cho mình nhé. Thân:p

Mình cũng học Thăng Long đó! Lớp 10, 11 học khối D đùng 1 cái 12 thì nhảy sang khối C :) Chỉ tự học thôi, chẳng biết chỗ nàohọc thêm. Cũng nhiều bạn thi khối C quá, hì!

Nhân đây cho em hỏi các anh chị đã từng thi khối C, trong bài Sử Địa mình có cần làm giống như 1 bài văn không ạ? Hay chỉ cần gạch đầu dòng các ý ra là được? Em thấy trong hướng dẫn chấm thi thì sử địa chấm ý, nhưng mà lúc trình bày thì mình có trình bày như văn không? Bởi vì chẳng nhẽ 3 tiếng đồng hồ làm bài mà chỉ cần viết đủ như trong tờ hướng dẫn chấm thi là được điểm tối đa @.@ Em rất mong các anh chị và các bạn giải đáp giúp!!!

Chúc mọi người thi tốt nhé ^^!
 
M

maxgv9x

Mình cũng học Thăng Long đó! Lớp 10, 11 học khối D đùng 1 cái 12 thì nhảy sang khối C :) Chỉ tự học thôi, chẳng biết chỗ nàohọc thêm. Cũng nhiều bạn thi khối C quá, hì!

Nhân đây cho em hỏi các anh chị đã từng thi khối C, trong bài Sử Địa mình có cần làm giống như 1 bài văn không ạ? Hay chỉ cần gạch đầu dòng các ý ra là được? Em thấy trong hướng dẫn chấm thi thì sử địa chấm ý, nhưng mà lúc trình bày thì mình có trình bày như văn không? Bởi vì chẳng nhẽ 3 tiếng đồng hồ làm bài mà chỉ cần viết đủ như trong tờ hướng dẫn chấm thi là được điểm tối đa @.@ Em rất mong các anh chị và các bạn giải đáp giúp!!!

Chúc mọi người thi tốt nhé ^^!

theo mình tốt nhất là gạch đầu dòng ra rồi khai triển ý, những gạch đầu dòng sẽ là tất cả những ý chính, cơ bản đảm bảo bạn sẽ có điểm. Sau đó bạn muốn viết thêm như thế nào thì tùy.
Bộ không có quy định trừ điểm khi gạch đầu dòng viết nên bạn cứ yên tâm mà làm. Như vậy thấy bài làm mình logic, chính xác và sạch đẹp hơn.
Mình cũg thi khối C năm nay :D
 
D

dung_92bn

Bài sử không được viết gạch đầu dòng e nhé. Em phải viết thành 1 bài văn nhưng cách ra nhiều đoạn, mỗi đoạn là 1 ý. Còn bài địa thì có thể gạch đầu dòng
 
C

chieclabuon_35

Đúng rồi, thầy giáo em ôn Sử cũng bảo môn Sử không những không nên gạch đầu dòng mà còn trình bày như bài văn ý, nếu có điều kiện thì nên có mở bài, thân bài, kết bài. giữa các ý khác nhau thì xuống dòng, như thế bài vừa hay lại vừa trông khoa học. Chúc các anh chị thi tốt nha!
 
V

viper_bexiuxiu

Cảm ơn cả nhà nhiều ạ :)!
Còn cái này nữa mình cũng đang thắc mắc là mình học theo chương trình cơ bản, nhưng năm nay sử địa có giảm tải một số phần, có phần thì nó ghi là đọc thêm, có phần nó ghi là không dạy. Không biết là thi ĐH có phải học hết không, hay là những phần đấy được bỏ? Ai có cấu trúc đề thi ĐH của Bộ năm nay thì share cho mình với!
 
L

linhphoebe

Cảm ơn cả nhà nhiều ạ :)!
Còn cái này nữa mình cũng đang thắc mắc là mình học theo chương trình cơ bản, nhưng năm nay sử địa có giảm tải một số phần, có phần thì nó ghi là đọc thêm, có phần nó ghi là không dạy. Không biết là thi ĐH có phải học hết không, hay là những phần đấy được bỏ? Ai có cấu trúc đề thi ĐH của Bộ năm nay thì share cho mình với!


- Thi ĐH thì mấy phần giảm tải cũng phải chú ý.. Lịch sử là khối thống nhất,cái trước có tác động đến cái sau nên bạn đừng bỏ nhé [ Lịch sử TG cái j ra rồi bạn có thể bỏ .VD: năm nay ra liên quan đến Mỹ rồi thì bạn bỏ Mỹ đi cũng được,năm ngoái ra EU,Lào rồi thì giờ bỏ luôn đi ]. Học văn thì phần học thêm bạn bỏ qua cũng được vì 70% là thuộc chương trình cơ bản chỉ có phần lựa chọn mới có nâng cao... Thi ĐH riêng môn văn thì cái j ra rồi họ sẽ ko ra nữa [ trong 2 năm thôi nhé - Vì câu 5 điểm của đề trước có thể đuọc chuyển hóa thành câu 2 điểm của đề sau và ngược lại ]... Văn bạn học căn bản nhưng nếu rảnh thì có thể xem bài ĐỜi THỪA,Một Người HN của chương trình nâng cao vì 2 bài này khá quan trọng [ Đôi khi đề nâng cao dễ hơn cơ bản nà ]....bạn hỏi cấu trúc đề nhưng ko nói môn nào nên mình ko post..Nhưng search có đó bạn..đầy ra đấy.. bạn tải về xem... Thực chất cấu trúc mấy năm trở lại đây cũng giống nhau l!!.
 
M

maxgv9x

Cảm ơn cả nhà nhiều ạ :)!
Còn cái này nữa mình cũng đang thắc mắc là mình học theo chương trình cơ bản, nhưng năm nay sử địa có giảm tải một số phần, có phần thì nó ghi là đọc thêm, có phần nó ghi là không dạy. Không biết là thi ĐH có phải học hết không, hay là những phần đấy được bỏ? Ai có cấu trúc đề thi ĐH của Bộ năm nay thì share cho mình với!

Môn LỊCH SỬ (Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ)
I. Phần chung dành cho tất cả thí sinh (7 điểm):

1. Lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 (những nội dung có liên quan đến lịch sử Việt Nam lớp 12)

- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với Việt Nam

- Nội dung cơ bản của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935).

- Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đối với Việt Nam.

2. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949).

- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000).

- Các nước Đông Bắc Á.

- Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.

- Các nước châu Phi và Mỹ La tinh.

- Nước Mỹ.

- Tây Âu.

- Nhật Bản.

- Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh.

- Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX.

- Tổng kết lịch sử hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

3. Lịch sử thế giới từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

• Phan Bội Châu và xu hướng bạo động.

• Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách.

• Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).

4. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930.

- Phong trào cách mạng 1930-1935.

- Phong trào dân chủ 1936-1939.

- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-2945 đến trước ngày 19-12-1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953).

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954).

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miềnNam (1954-1965).

- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973).

- Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

- Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1975.

- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986).

- Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000).

- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000.

II. Phần riêng (3 điểm):

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (A hoặc B).

Câu A: Theo chương trình chuẩn (3 điểm).

Nội dung kiến thức gồm phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Chi tiết gồm các giai đoạn, sự kiện lịch sử như yêu cầu đối với phần đề chung (đã trình bày phần trên).

Câu B: Theo chương trình nâng cao (3 điểm)

Nội dung kiến thức bao gồm:

* Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000. Nội dung kiến thức yêu cầu giống như đối với phần đề chung (như trên).

* Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000:

- Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930.

- Phong trào cách mạng 1930-1935.

- Phong trào dân chủ 1936-1939.

- Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953).

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954.

- Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm, gìn giữ hòa bình (1954-1960).

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1961-1965).

- Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968).

- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973).

- Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

- Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975.

- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976- 1986).

- Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000).

- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000.

:)>-:)>-
 
Top Bottom