II. Chuẩn bị mọi điều kiện chính trị, thực tiễn, tổ chức cho việc thành lập Đảng CMSV(1921-1929)
1. Chuẩn bị về tư tưởng
a) Thời kì ở Pháp(1919-1923): Người xác định kẻ thù chính
Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội Nghị Versailles bản yêu sách 8 điều gồm:
1- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4-Tự do lập hội và tự do hội họp.
5-Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
6-Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.
7-Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
8-Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.
Tuy nhiên, bản yêu sách này không được chấp nhận. Kết luận quan trọng mà Bác rut ra là: “ Những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được tự do thực sự, trước hết phải dựa vào chính lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình.”
Tháng 12-1920, tại đại hội Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua đã xảy ra cuộc tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ 3 hay ở lại Quốc tế thứ 2. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gai nhập quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản PHáp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đén chủ nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vuượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các phu sĩ và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lenin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản…
lên án tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa tren thế giới
Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp, Đời sống nhân dân của tổng liên đoàn lao động Pháp. Người viết bán án chế độ thực dân Pháp và được xuất bản lần đầu tien tại Pari năm 1925. Bằng nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác phẩm đã tố cáo trước dư luận Phápvà thế giới những tội ác tày trời của bọn thực dân PHáp đối với các nước thuộc địa. “ Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào những nước thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một cái vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra."
Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp công nhân ở “ chính quốc” và nhân dân lao động ở các thuộc địa. Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở các nước “ chính quốc” có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Phải thực hiện sự hợp tác chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì chỉ khi có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành đượ thắng lợi cuối cùng.
Các dân tộc thuộc địa có sẵn trong bản thân mình một sức mạnh to lớn. Khi hàng triệu quần chúng ở các nước thuộc địa đã hiểu được giá trị của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế và quyết tâm vùng lên chiến đấu thì chủ nghĩa đế quốc nhất định sẽ bị lật đổ.
Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch trần bản chất phản động của đế quốc Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh tinh thần dân tộc, hướng nhân dân các nước thuộc địa tới con đường giải phóng dân tộc của thời đại CMVS. Vận dụng công thức của Cac Mac: “ công cuộc giải phóng dân tộc của anh em ( thuộc địa) chỉ có thể thực hiện dược bằng sự nỗ lực của bản thân anh em, và dongd góp vào việc thực hiện sự liên minh giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động Pháp với các dân dân tộc thuộc địa nhầm đánh đổ kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Pháp.
b) thời kì ở Liên Xô(1923-1924): Người tham gia hoạt động quốc tế và học tập kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười Nga
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập và nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười Ngavaf chủ nghĩa Lenin. Người viết nhiều bài cho báo Sự Thật của Đảng cộng sản Liên Xô và tạp chí thư tín quốc tế của Quốc Tế cộng sản. Năm 1924, Người tham gia Đại hội V của Quốc tế công hội đỏ, Quốc tế Phụ nữ, quốc tế thanh niên, quốc tế cứu tế đỏ. Trong hai bản tham luận quan trọng đọc tại hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đén 2 vấn đề lớn như sau:
Một là: Tăng cường mối quan hệ giữa hai phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
Hai là: Vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa. Người đã thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản ở các nước TBCN đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa, chưa biết kết hợp phong trào cách mạng ở các chính quốc và cách mạng ở các nước thuộc địa đẻ thành lập một mặt trận đấu tranh chung. Đối với vấn đề nông dân, Người chỉ rõ rằng: Nông dân bị áp bức boc lột nặng nề, nạn đói luôn xảy ra, sự phẫn nộ ngày càng nên cao. “ sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng nào cũng bị dìm trong biển máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng thành công và giải phóng”.
c) thơi kì ở Trung Quốc(1924-1927): hình thành quan điểm lí luận CM cơ bản.
Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước từ năm 1921 và thể hiện tập trung trong tập bài giảng ở lớp chính trị tại Quảng Châu, năm 1927 được in thành sách lấy tên là “Đường Cách mệnh”. Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau:
Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng.
Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 đến Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, từ Công xã Paris năm 1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sau khi so sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”.
Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là đân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho đân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người: Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc. Đây là điểm xuất phát và là điểm khác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các con đường cứu nước trước kia.