-Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8-1945 tại Sơn La.
- Nguyên nhân thắng lợi
Sự kiện Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương đã tạo điều kiện cho toàn bộ tù nhân ở nhà ngục Sơn La được thoát ngục, trở lại hoạt động và bổ sung một nguồn cán bộ lớn cho Đảng. Phong trào cách mạng Sơn La đã phát triển nhanh chóng.
Ở hầu khắp các châu như Mường La, Mai Sơn, Thuận Châu, yên Châu và tỉnh lị đều thành lập các Hội thanh niên cứu quốc. Châu Phù Yên vừa chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng từ chiến khu Vần - Hiền Lương (thuộc hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ) vừa được các cán bộ Việt Minh của Kỳ bộ đến đây tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng cơ sở cách mạng nên đã thành lập được hai tổ chức là Hộ thanh niên yêu nước Phù yên và Hội thanh niên cứu quốc Vạn Yên cùng một đội vũ trang tự vệ. Riêng xã Mường Chanh của châu Mai Sơn được xây dựng thành căn cứ địa cách mạng của cả tỉnh với cả 8 bản đều có cơ sở cách mạng, thành lập được trung đội du kích vũ trang Mường Chanh và Hội người Thái cứu quốc.
Chỉ sau một thời gian ngắn, phong trào cách mạng ở Sơn La đã phát triển rộng khắp; công tác xây dựng lực lượng chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa đã tương đối hoàn tất. Căn cứ địa Mường Chanh đã được xây dựng vững chắc, quần chúng nhân dân được tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ của Việt Minh, các Hội thanh niên cứu quốc, Hội thanh niên yêu nước, Hội người Thái cứu quốc… đã phát huy vai trò và ảnh hưởng to lớn, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng, giác ngộ được nhiều chức dịch của địa phương. Các đôi vũ trang và tự vệ chiến đấu được thành lập ở hầu hết các châu, tích cực luyện tập quân sự và cùng nhân dân thu nhặt, sắm sửa, chế tạo vũ khí.
Trước khí thế của phong trào cách mạng cả nước cũng như toàn tỉnh đang lên cao, đồng chí Lê Trung Toản và các đồng chí lãnh đạo địa phương quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở Mường Chanh, hình thành khu giải phóng, sau đó phối hợp với các cơ sở cách mạng tiến hành khởi nghĩa ở các châu Mai Sơn, Thuận Châu, thành lập khu du kích rộng lớn để tạo điều kiện khi thời cơ đến sẽ phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh.
2. Ý nghĩa lịch sử
Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự kiện Sơn La giành chính quyền 26-8 mang ý nghĩa, tầm vóc thời đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sơn La từ thân phận nô lệ, cuông nhuốc, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội đang chung sức quê hương ngày càng đổi mới.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là một trong những trang sử vẻ vang chói lọi nhất, một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. Đập tan sự thống trị hà khắc của thực dân Pháp chiếm Sơn La; lật đổ chế độ quan lại, phong kiến thống trị nhân dân các dân tộc Sơn La hàng ngàn năm.
Cách mạng Tháng Tám trong cả nước và ở Sơn La thắng lợi đưa nhân dân ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, nhân dân các dân tộc Sơn La từ người nô lệ chịu thân phận “cuông”, “nhốc”, bị áp bức bóc lột tàn nhẫn đã trở thành người làm chủ đất nước, quê hương, bản mường và làm chủ bản thân mình. Đồng thời, thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc qua hàng ngàn năm lịch sử của các dân tộc.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La thắng lợi là kết quả tất yếu của sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ nhà ngục Sơn La trong quá trình vận động, tuyên truyền xây dựng nhân cốt và cơ sở cách mạng của Đảng; là kết quả của việc vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng vào thực tế ở một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc; kết quả của một quá trình xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, xây dựng những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhanh chóng chiến thắng kẻ thù.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La thành công thể hiện sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, biết chớp thời cơ, sử dụng phương pháp cách mạng mềm dẻo nhưng kiên quyết, là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi chung của cả nước...
-Nhân dân thị xã Sơn La đấu tranh giành chính quyền như thế nào trong cách mạng tháng 8.
- Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Lê Trung Toản sau khi thoát ngục được Xứ ủy điều ngay trở lại Sơn La để chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh.
- Theo dòng lịch sử, ngày 23-8-1945, lực lượng vũ trang bao vây đồi Khau Cả ở trung tâm tỉnh lỵ, các ngả đường và các mục tiêu quan trọng khác.
- Ngày 25-8-1945, trước sức mạnh của quân khởi nghĩa, ông Lò Văn Mười - Trưởng bảo an binh (là cơ sở của ta) đã mở cửa trại lính, nộp vũ khí; trước tình thế đó, quân Nhật đã chấp nhận đầu hàng.
- Ngày 26-8-1945, hàng ngàn quần chúng nhân dân ở xung quanh tỉnh lỵ đã kéo về đồi Khau Cả, Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố trước nhân dân: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La đã thắng lợi, chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
- Từ nay xóa bỏ hoàn toàn chế độ bóc lột của quan lại và các chức dịch địa phương. Nhân dân từ nay được tự do và làm chủ bản mường.
P.s: Ý kiến riêng của tớ tổng hợp ở trên mạng. Mong và đúng
và chúng bạn thành công
P.ss: Phần đầu tiên tớ in nghiêng là nếu thấy dài quá cậu có thể bỏ đi nhé
Hoặc tóm tắt lại cũng được. Nếu thấy dài cũng có thể tóm tắt đi. Nhưng tớ khuyên cậu đừng thôi =))