Sử [Lịch sử 9] Quá trình chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (1946 - 1947).

H

hocmai.lichsu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bao gồm hai nội dung chính sau:
Công tác di chuyển, tiêu thổ kháng chiến
Xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến
· Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin coi hậu phương là yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh nên ngay từ đầu Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác hậu phương.
· Xây dựng căn cứ địa cách mang: Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, Hồ chủ tịch đã phân công đồng chí Phạm Văn Đồng và một số đồng chí khác ở lại Việt Bắc để củng cố căn cứ địa. Tháng 10 /1946, từ Pháp trở về nước, đứng trước nguy cơ sắp sửa nổ ra chiến tranh Bác đã phân công cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc chuẩn bị mọi điều kiện cho việc sơ tán các cơ quan Đảng và chính phủ.
· Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ cuối tháng 12/1946, các cơ quan của Đảng và Chính phủ, Đài tiếng nói Việt Nam, kho bạc nhà nước, trường Đại học Y Hà Nội…đã rời Hà Nội lên Việt Bắc. Việt Bắc trở thành căn cứ địa kháng chiến của cả nước.Với phương châm tự túc kháng chiến, ngay từ những ngày đầu, quân và dân ta đã tháo gỡ và vận chuyển hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu gạo, muối, vải…về những nơi an toàn. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu khi kháng chiến bùng nổ, ta đã vận chuyển 4 vạn tấn máy móc nguyên vật liệu ra căn cứ, xây dựng được 57 cơ sở công nghiệp quốc phòng, ngoài ra còn vận chuyển 2,5 triệu mét vải, 3000 bao tải bông và nhiều tấn sợi lên Việt Bắc. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, không cho kẻ địch lợi dụng nên ngay trong những ngày đầu kháng chiến, ta đã san phẳng thị xã Thanh Hóa, thành phố Vinh và thị xã Hà Tĩnh, phá sập các hầm mỏ, phá các nhà máy, 1060km đường sắt, 5460 km đường bộ, 3500 cầu cống, 59100 nóc nhà, 84 đầu máy xe lửa, 868 toa xe.
· Để bảo toàn lực lượng, ta vận động đồng bào tản cư về những nơi an toàn. Tại những nơi ấy, chính quyền địa phương bố trí nơi ăn chốn ở cho đồng bào, giúp họ sản xuất và ổn định cuộc sống.
· Về kinh tế: chính phủ động viên đồng bào tích cực tăng gia sản xuất dưới nhiều hình thức giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh tế như lập các tổ đổi công, hợp công, tổ chức nhân dân phòng chống thiên tai, chống dịch bảo vệ mùa màng. Để động viên nông dân, chính phủ đã ban hành sắc lệnh giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho nhân dân. Những biện pháp trên đã giúp nhân dân ổn định và phát triển sản xuất.
Kết quả: Đến đầu năm 1947, sản lượng lúa đã đạt là gần 2,2 triệu tấn.
· Về quân sự: tháng 2/1947, Bộ quốc phòng đã ra quyết định mọi công dân từ 18 đến 45 tuổi đều phải vào dân quân. Mùa hè năm 1947, hàng chục vạn thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ, bộ đội chủ lực đã có 12,5 vạn người. Ở các địa phương đã xây dựng được các đơn vị bộ đội địa phương. Như vậy, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến đã hình thành lực lượng vũ trang 3 thứ quân.
· Về văn hóa – giáo dục: Phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ tiếp tục phát triển, nhiều trường tiểu học cũng được xây dựng, phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới cũng được chú trọng.
Những thành tựu trên đây vừa góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh để kháng chiến trường kì đồng thời cũng thể hiện thắng lợi toàn diện của cuộc kháng chiến của ta trong giai đoạn đầu.
 
Top Bottom