Sử 9 [Lịch sử 9]Liên xô và các nước Đông Âu

M

meoconnhinhanh97

1)Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
:):):)
:)>- :)>- :)>- :)>-
cái nì có trong sgk rồi ế bạn
*
trong khi thế giới đang khủng hoảng
liên xô_là đàn anh=))=)) k chịu thực hiện cải cách
trong khi đó
các nước đông âu_đàn em;))lại càng bảo thủ hơn liên xô,(1 phần nghĩ có liên xô làm hậu vệ=)))
:->
lợi dụng thời cơ thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn
các thế lực thù địch trong nước và ngaòi nước(chủ mưu là mĩ=)))đã ra sức xúi dục quần chúng đong âu phản động
và kết quả là.......................................b-(
sau 1973,nước đông âu rơi vào khùng hoảng trầm trọng@-)
\Rightarrowchế độ xã hội chủ nghĩa ở đông âu sụp đỗ
 
A

agforl1

Nè bạn :
+/ Trong những năm 1989-1991 chế độ Chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đỗ ở hầu hết các nước Đông Âu và chế độ mới được dựng lên với những nét chung nổi bật là: tuyên bố từ bỏ Chủ nghiã Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội , thực hiện đa nguyên về chính trị và chế độ đa đảng; chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền đại nghị và nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều hình thức sở hữu; hầu hết các Đảng cuả giai cấp công nhân ở các nước Đông Âu đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái, nhiều tổ chức với tên gọi khác nhau; tên nước quốc k, quốc huy và ngày quốc khánh đều thay đổi theo hướng gọi chung là các nuớc Cộng Hoà.

+/ Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cuả chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:

- Mô hình Chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót (không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt phát triển kinh tế xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung-quan liêu bao cấp, làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động và thiếu mềm dẻo trong phát triển, do đó dẫn đến tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế Chủ nghĩa xã hội ...).

- Bên cạnh đó các nước Đông Âu áp dụng mô hình cuả Liên Xô một cách máy móc, không phù hợp với đậc điểm dân tộc làm cho quần chúng phản ứng, tách rời với những tiến bộ văn minh thế giới nhất là khoa học- kĩ thuật.

- Chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng Chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì xai sót mà sưả chưã).Sau khi sưả chưả lại nguyên lí đúng đắn cuả chủ nghiã Mác- Lênin.

- Những sai lầm cùng sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng cuả một số người lãnh đạo đảng và nhà nước ở một số nước Chủ nghĩa xã hội .

- Hoạt động chống phá cuả các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển...

+/ Nhận xét:

- Đây là một thất bại nặng nề cuả Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả Chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nưã. Nhưng đây chỉ là mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời. Vì vậy cần phải xây dựng một chế độ Chủ nghĩa xã hội khoa họcđầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các Đế quốc; phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng Sản...

- Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước Chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng chế độ một chế độ Chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá cuả mỗi dân tộc.

:cool::cool:
 
S

soonbinquynhnga

- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, nhân dân mất niềm tin , cuộc sống sa sút , khủng hoảng ngày càng trầm trọng .
- Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước cố gắng điều chỉnh phát triển kinh tế .
- Do sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt .
- Ban lãnh đạo lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử , chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa , lập các nước cộng hòa .
-Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (10-1990), bức tường Bec lin bị phá bỏ ; SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác xa va giải thể ngày 1-7-1991.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, -Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác xa va giải thể ngày 1-7-1991.
quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ ,khủng hoảng kinh tế – xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.
 
Top Bottom