Chương trihf khai thác thuộc địa lần thứ hai có gì khác so với lần thứ nhất (quy mô, mục đích)? Xã hội Việt Nam phân hóa thành những tầng lớp, giai cấp nào?
Sự khác biệt giữa cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và lần 2:
Hoàn cảnh:
-Lần 1 háp sau khi bình định nước ta đã bắt đầu vào công cuộc khai thác thuộc địa--->tính chất chủ động
-Lần 2:Sau đại chiến 1,P tuy là nước thắng trận nhưng lại chịu tổn thất nặng nề nên đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp lại--->mang tính bị động
(Cái này là suy nghĩ của em,không biết có đúng không nữa:-??)
Phần tiếp theo là em gg nhưng cũng cảm thấy đúng nên post lên,mọi người cùng tham khảo và cho ý kiến nhé
-Về mục tiêu:Giống như cuộc khai thác 1,cuộc khai thác thuộc địa lần này vẫn theo đuổi 1 ý đồ nham hiểm:bòn rút của thuộc địa để làm giàu cho chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội để cạnh tranh với chính quốc.
-Về thời gian:cuộc khai thác thuộc địalần 2 bắt đầu ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chấm dứt trước cuộc khủng hoảng KT TG (1929 - 1933).
-Về cơ cấu đầu tư:Đã có sự thay đổi căn bản,nếu như trước đại chiến 1 chủ yếu là vốn của đầu tư nhà nước thì trong cuộc khai thác này,vốn đầu tư củ tư bản tư nhân đứng ở vị trí hàng đầu.
-Về cường độ:cuộc khai thác thuộc địa diến ra với cường độ mạnh.Chỉ tính riêng trong 6 năm(1924 - 1929)tổng số vốn đầu tư của P vào Đông dương đã tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
-Về các lĩnh vực đầu tư:có sự thay đổi vị trí rất lớn,nếu như trong khai thác lần 1,khai khoáng chiếm vị trí hàng đầu thì trong cuộc khai thác này thì vị trí đó thuộc về nông nghiệp.
-Thương nghiệp : Gồm ngoại thương và nội thương cũng có những bước tiến mới. Xuất hiện các chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Ngoại thương là lĩnh vực buôn bán mà Pháp độc quyền. Thực dân Pháp dựng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa chính quốc bằng cách đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản đã hạn chế đến mức tối đa hàng ha của nước ngoài nhập vào Đông Dương, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Trước chiến tranh, thị phần hàng hóa Pháp ở Đông Dương chiếm 37%, cuối những năm 1920 đã lên tới 63%. Đặc trưng của nền thương mại thuộc địa được phản ánh rõ nét trong cơ cấu xuất nhập. Xuất chủ yếu là những mặt hàng nguyên liệu, nông sản phẩm ; Nhập chủ yếu là những mặt hàng công nghiệp, kỹ thuật, những mặt hàng tiêu dùng cao cấp từ Pháp.