Sử 9 [ Lịch Sử 9] Câu hỏi

D

ducdung03

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu1: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng cộng sản việt nam
Câu 2: vì sao nói sau cách mạng tháng 8 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 3:Nêu nội dung ý nghĩa hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945
 
N

nguyenbahiep1

1. Ý nghĩa lịch sử:

a. Đối với dân tộc Việt Nam :
-
Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

-
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

b. Đối với thế giới :
-
Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.

2. Nguyên nhân thắng lợi :

a. Nguyên nhân khách quan:
Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô, đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

b. Nguyên nhân chủ quan:
-
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
-
Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
-
Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và thoái trào cách mạng 1932 - 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
- Toàn Đảng, toàn dân nhất trí
, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

3. Bài học kinh nghiệm:

-
Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, kịp thời thay đổi chủ trương chỉ đạo chiến lược cho phù hợp; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
-
Đoàn kết các lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở liên minh công nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù để tiến tới tiêu diệt chúng.
-
Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị, tiến tới Tổng khởi nghĩa.
-
Đảng luôn kết hợp đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ chức, tư tưởng và chính trị, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công.

nguồn google
 
D

ducdung03

Câu1: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng cộng sản việt nam
Câu 2: vì sao nói sau cách mạng tháng 8 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 3:Nêu nội dung ý nghĩa hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945
không ai giúp e dc ak huhu
 
N

nguyenhanhnt2012

Chào bạn.

Câu1:

Câu 2: vì sao nói sau cách mạng tháng 8 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 3:Nêu nội dung ý nghĩa hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945
không ai giúp e dc ak huhu
Câu 4 ở trên rồi đó e,
Câu 1:
a) Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đại biểu đến Cửu Long (Hương Cảng –Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930

b) Nội dung Hội nghị:
- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam
- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.
- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III

c) Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng:
Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
Câu 2:
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, nhà nước công nông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã phải đương đầu với bao thế lực “thù trong giặc ngoài” đang lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Đó là 20 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật, là quân Anh vào tước vũ khí quân Nhật ở miền Nam và theo sau là quân Pháp muốn trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đó là bọn Việt quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng về nước chống phá cách mạng là bọn tay sai của thực dân, bọn địa chủ phong kiến phản cách mạng …. Trước tình cảnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, vận dụng phương châm “”Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh đã phân hoá và lần lượt gạt bỏ từng kẻ thù, phá thế lưỡng đầu thọ địch, giữ vững được chính quyền cách mạng. Hồ Chí Minh đã đứng vững trên chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lúc này là “dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”. Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã chủ trương hoà với Tưởng để đối phó với Pháp ở miền Nam, sau đó lại tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc, và như vậy là đuổi luôn bọn Việt Quốc, Việt Cách theo đuôi quân Tưởng. Còn lại kẻ thù chính là thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch lại ra sách lược “hoà để tiến” bằng Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946 và sau đó là Tạm ước ngày 14/9/1946, đã tạo thời gian quý báu cho chính quyền cách mạng củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Hiệp định sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo “Một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc”. Như vậy, với những sách lược ngoại giao tài tình, sáng suốt Hồ Chí Minh đã lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua được bão tố phản cách mạng của năm 1946, đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới.
Cũng sau ngày ta giành chính quyền về tay nhân dân, một bộ phận đáng kể trong tầng lớp trung gian, tầng lớp trên, tầng lớp trí thức còn chưa hiểu và e ngại Đảng Cộng sản. Để thu phục nhân tâm, đoàn kết toàn dân, tháng 11 năm 1945 Đảng ta tuyên bố “tự giải tán”, “sự thật là Đảng rút vào bí mật. Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân” (Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đến Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951), khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng lớn mạnh, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, Đảng và Bác chủ trương Đảng ra hoạt động công khai với tên mới Đảng Lao động Việt Nam, kế thừa truyền thống của Đảng Cộng sản Đông Dương đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các Đảng cách mạng ở Lào và Campuchia đấu tranh giành thắng lợi. Như vậy dù hoạt động bí mật hay công khai, dù mang tên Đảng Cộng sản, Đảng Lao động hay Đảng nhân dân cách mạng, dù “vạn biến” như thế nào, nhưng bản chất “bất biến” là Đảng ta vẫn là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Trong những năm đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng CNXH ở miền Bắc, cách mạng Việt Nam với tinh thần “tự lực cánh sinh là chính, song sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế là vô cùng quan trọng, nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước ta với liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ của hai nước này cho cách mạng Việt Nam khi mà Liên Xô và Trung Quốc có những bất đồng lớn (Đúng là “Hồ Chí Minh đã khéo lái con thuyền Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô – Trung trong thập kỷ 60”).. Vì chân lý “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên cả nước, cách mạngViệt Nam đã sẵn sàng đối phó với cái “vạn biến” của kẻ thù. Từ Chiến tranh đặc biệt đến Chiến tranh cục bộ rồi Việt Nam hoá chiến tranh thì phương pháp cách mạng Việt Nam cũng đã có chiến lược hai chân ba mũi đánh địch bằng ba thứ quân, trên ba chiến lược diệt địch để làm chủ, làm chủ để diệt địch, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng…
Như vậy, có thể nói cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 3:ý nghĩa:
Việc ký Hiệp định tuy ko buộc đc Pháp công nhận Việt Nam là 1 nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền, nhưng việc Pháp công nhận Việt Nam là 1 quốc gia tự do là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
- Nhờ hòa hoãn với Pháp mà ta đã phá tan được âm mưu của chúng trong việc cấu kết với Tưởng để chống phá cách mạng nước ta, tránh đc 1 cuộc chiến đấu bất lợi, loại đc 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước, ta có thêm thời gian hòa bình để tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền mở rộng mặt trận, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp mà ta biết chắc là ko thể tránh khỏi.
- Việc kí hiệp định hòa hoãn với Pháp, chứng tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới ko muốn có chiến tranh xảy ra, do đó ta tranh thủ đc sự đồng tình của nhân dân Pháp và t/giới.



 
T

taianhpro000

Câu1: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng cộng sản việt nam
Câu 2: vì sao nói sau cách mạng tháng 8 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 3:Nêu nội dung ý nghĩa hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945

Câu 4 anh xin được giúp em như sau:
Về nguyên nhân thằng lợi:
-NGuyên nhân khách quan:
+ Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã củng cố niềm tin cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên Tống khởi nghĩa.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước và tinh thân đoàn kết của toàn dân, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không dợ hi sinh, gian khổ tạo thành sức mạnh toàn dân tộc.
+ Sự lãnh sáng suốt, quyết đoán của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lỗi cách mạng đúng đắn trên cơ sở lí luận Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
+ Đảng ta đã có sự chuẩn bị lâu dài trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939 đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm đặc biệt là quá trình xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa trong giai đoạn 1939-1945.
Về ý nghĩa lịch sử:
- Ý nghĩa đối với dân tộc
+ Mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Nhật, lật đổ ngai vàng phong kiến, Lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỉ nguyên độc lập- tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương lên cầm quyền chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Ý nghĩa đối với thế giới:
+ Góp phần đnáh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Chọc thủng khâu yếu nhất của chủ nghĩ thuộc địa, góp phần lám suy yếu chúng.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở hai nước bạn là Miên và Lào.
 
D

djepvjennhj

ai giúp tớ với:vai trò của giai cấp công nhân đối với việc ra đời của đảng
 
D

demosuke

-phong trào công nhân phát triển mạnh đã thu hút đông đảo các giai cấp,tầng lớp khác tham gia
-là mảnh đất màu mỡ để CN Mác-Lê-nin có điều kiện thấm sâu vào VN
-thúc đẩy tới việc hình thành các tổ chức CS.Đầu năm 1930,3tổ chức hợp nhất thành ĐCS VN.
như vậy,giai cấp cn là nhân tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của ĐCS VN
 
Top Bottom