Sử 8 [Lịch sử 8] ôn tập

C

chibangbang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?
2. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được?
3. Các chính sách kinh tế của pháp nhằm mục đích gì?
4. Theo em, chính sách văn hóa của pháp có phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
5. Hướng đi của Nguyễn Tất thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
6. Trình bày điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 - 1918.
:-SS:-SS:-SS:-SS

Chú ý tiêu đề!
 
Last edited by a moderator:
P

pinkylun

Cái này là bài trả lời của Thanhcong1594:

Câu 1: Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì:
- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).
- Xuất phát từ lòng yêu nước.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.
Câu 2: Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
Câu 4 : Chính sách này không phải để Khai hóa văn minh cho người Việt Nam,
- Vì nội dung chính sách này cho thấy mục đích là ngu dân để nô dịch. Chúng đưa nền văn hóa phương tây vào Việt Nam, tạo ra một tầng lớp thượng lưu, trí thức mới, nhưng chỉ để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột của Pháp, còn nhân dân vẫn bị kìm hãm trong vòng ngu *** lạc hậu.
GG


Câu 5:
Phong trào yêu nước trước khi NAQ ra đi tìm đường cứu nước phần lớn đi theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản.
- Phong trào Cần Vương (pkiến)
- Phan Bội Châu với hội Duy Tân và phong trào Đông Du đưa thanh niên trí thức sang Nhật học tập.
- Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam
- Sau đó là 1 số phong trào yêu nước cũng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản với các tổ chức được lập ra như :Đảng lập hiến, VN nghĩa đoàn, Hội phục việt...
=> Tất cả các phong trào này tuy có gây ra được ảnh hưởng nhưng lại ko thể là con đường giải phóng dân tộc.
NAQ lên tàu viễn du với thân phận của 1 người lao động (chứ ko phải là trí thức, tư sản, vua chúa như ở trên), đến nhiều nước, người nhận ra "nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn..." (phần còn lại tự dưng nghĩ ko ra). Vì vậy người hiểu được cái khổ của người vô sản, những người bị áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa, thế nhưng lại là đa số của xã hội.
Khác với các tiền bối đi trước người nhận ra giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Thế nhưng còn 1 điểm nổi bật khác nữa có thể nêu ra là người nhận ra khả năng (lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược) của tất cả giai cấp trong xã hội chứ ko chỉ tập trung vào 1 giai cấp như các phong trào khác: Ngoài công nhân, nông dân,còn có trí thức tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ, tiểu tư sản dân tộc.
Câu 6:
Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 - 1918 :
- Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
- Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Địa bàn : diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.
- Kết quả : đều lần lượt bị thất bại.
GG


Do tớ ấn pha trộn mà tự nhiên nó pha trộn sang bài địa, ôi ôi cái máy tính bị chập mạch!, thành thật xin lỗi!
 
Top Bottom